Mụn viêm có nên dùng BHA? Cách dùng BHA để tránh kích ứng

Mụn viêm có nên dùng BHA hay không? Cách dùng BHA như thế nào để hạn chế kích ứng và cho hiệu quả cao nhất? Bài viết sẽ giúp bạn có câu trả lời rõ ràng nhất về BHA, tác dụng của BHA trong điều trị mụn, các phản ứng thường gặp và lưu ý khi sử dụng BHA.

Mụn viêm có nên dùng BHA không?
Mụn viêm có nên dùng BHA không?

BHA là gì? 

BHA (Beta Hydroxy Acid) là một loại acid có tác dụng loại bỏ tế bào chết hoạt động bên trong lỗ chân lông để giải quyết tình trạng bít tắc. Bằng cách thâm nhập sâu vào lỗ chân lông, BHA làm bong tróc các tế bào da chết và kích thích các tế bào mới phát triển.

BHA là gì?

BHA phổ biến nhất là Salicylic Acid, phần lớn được chiết xuất từ vỏ cây liễu và dầu của cây lộc đề xanh. Chúng đều có nguồn gốc từ tự nhiên và có lợi cho làn da. Trong các sản phẩm chăm sóc da với thành phần chính là BHA, nồng độ pH của da thấp là lý tưởng để hiệu quả BHA được phát huy hoàn toàn và tương ứng với đó là nồng độ BHA thông thường 0.5 – 2%

Vai trò của BHA trong điều trị mụn viêm

BHA có 2 vai trò chính trong điều trị mụn viêm, đó là: Làm sạch da, tẩy tế bào chết sạch sâu; Kháng khuẩn và chống viêm. Bởi lẽ, mụn hình thành do sự tích tụ của bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn và tế bào chết trên da. Do đó, nguyên tắc điều trị mụn hiệu quả là làm sạch da, loại bỏ tế bào chết, hạn chế bít tắc lỗ chân lông và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. BHA được chứng minh hiệu quả trong việc điều trị mụn. 

Vai trò của BHA trong điều trị mụn
  • Làm sạch da và tẩy tế bào chết

Vì BHA có khả năng tan trong dầu nên hoạt chất này có thể thấm sâu vào trong các lỗ chân lông. Do đó, BHA giúp lấy đi bụi bẩn, bã nhờn tích tụ lâu ngày làm bít tắc lỗ chân lông.

Cơ chế chính của BHA là làm bong lớp tế bào chết trên bề mặt, giúp lỗ chân lông được thông thoáng. Điều này có vai trò quan trọng trong việc điều trị mụn, đặc biệt là mụn do vi khuẩn P.acnes. Khi lỗ chân lông mở ra, vi khuẩn sẽ không thể phát triển mạnh khi tiếp xúc với không khí. Từ đó, tình trạng mụn sẽ nhanh chóng giảm dần.

Hơn nữa, BHA còn có tác dụng kiềm dầu, ngăn tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Khả năng này giúp quá trình đẩy mụn diễn ra nhanh hơn. Cồi mụn khô nhanh và dễ dàng loại bỏ mụn hơn.

  • Kháng khuẩn và chống viêm

Bên cạnh tác dụng làm sạch da và tẩy tế bào chết, BHA còn có kháng khuẩn và chống viêm nhẹ. Khi sử dụng trên da, BHA sẽ ức chế quá trình viêm do làm giảm các hoạt chất trung gian gây viêm. Từ đó, giúp hạn chế dấu hiệu viêm sưng tại vùng da bị mụn.

BHA cũng có tác dụng kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế lây lan mụn sang những vùng da xung quanh.

Nhờ các tác dụng này mà BHA được khuyến cáo sử dụng để xử lý nhiều loại mụn như mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn viêm… 

Mụn viêm có nên dùng BHA không?

Nhiều người thắc mắc mụn viêm có nên dùng BHA không? Câu trả lời là tùy vào tình trạng da và mức độ viêm. Mặc dù BHA có tác dụng giảm viêm nhẹ, tuy nhiên sẽ không đủ cho một số tình trạng viêm mức độ trung bình – nặng. Thay vào đó, Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc bôi chứa các thành phần kháng viêm hiệu quả hơn như Benzoyl Peroxide, một số khác có thể kết hợp với kháng sinh…

Mụn viêm có nên dùng BHA không?

Đối với trường hợp mụn viêm thì BHA góp phần giúp hỗ trợ giảm sưng và gom nhân mụn. BHA có thể tan trong dầu, len lỏi vào sâu trong vùng mụn viêm dưới da và phát huy tác dụng giúp các nốt mụn khô và gom cồi nhanh hơn. BHA được sử dụng trong mỹ phẩm thành phần chủ yếu là Salicylic Acid. Loại acid này không chỉ trị mụn mà BHA còn có gốc aspirin có khả năng chống viêm rất hiệu quả. Vì những hiệu quả mang lại nên BHA là một hoạt chất được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm dành cho da dầu, da hỗn hợp và da mụn như: dầu tẩy trang, sữa rửa mặt, toner…

Lưu ý: Da bị mụn viêm có mức độ kích ứng cao, dễ gây viêm nặng hơn. Khuyến cáo bệnh nhân bị mụn viêm không nên tùy tiện sử dụng các sản phẩm điều trị nếu chưa có chỉ định của Bác sĩ da liễu để tránh các tác dụng phụ khó lường.

Các phản ứng thường gặp khi sử dụng BHA

Khi bắt đầu sử dụng BHA, có thể sẽ gặp phải một số dấu hiệu bất thường trên da:

  • Tình trạng đẩy mụn (Purging): Đây là trường hợp thường gặp nhất khi bắt đầu sử dụng BHA. Đẩy mụn là hiện tượng làn da xuất hiện nhiều mụn hơn khi bắt đầu sử dụng một sản phẩm mới. Trong trường hợp này, BHA giúp đẩy mụn ẩn nằm sâu dưới da lên trên bề mặt. Đây là hiện tượng dùng BHA đẩy mụn hoàn toàn bình thường và sẽ giảm dần sau 2 – 5 tuần.
  • Kích ứng da (Break out): Đây là trường hợp kích ứng do da không hợp với sản phẩm. Sản phẩm khi sử dụng trên làn da gây bít tắc nang lông khiến da bị lên mụn trong khoảng thời gian ngắn. Trường hợp kích ứng rất dễ nhầm lẫn với tình trạng đẩy mụn. Khi làn da bị kích ứng sẽ xuất hiện những đốm mụn đỏ. Chúng thường nổi thành cụm lớn và gây ngứa rát làn da.

Nếu dùng BHA trị mụn nhưng lại bị nổi mụn nhiều hơn sau thời gian đẩy mụn, gây ngứa hay mẩn đỏ trong thời gian kéo dài khoảng 2 tháng khi sử dụng sản phẩm thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy làn da không phù hợp với BHA. Cần ngưng việc sử dụng sản phẩm và gặp Bác sĩ Da liễu ngay để có hướng điều trị thích hợp.

[porto_blockquote el_class=”form-blog”]Tặng 39 suất khám mụn miễn phí vào khung giờ vàng tại Phòng khám Da liễu O2 SKIN[porto_block id=”15939″][/porto_blockquote]

Lưu ý khi sử dụng BHA trị mụn viêm

Mặc dù BHA tốt cho da mụn viêm nhưng vẫn nên lựa chọn sản phẩm BHA phù hợp, cũng như mục đích sử dụng để dùng BHA đúng cách.

Lưu ý khi sử dụng BHA trị mụn viêm
  • Lựa chọn nồng độ BHA thích hợp

Trước khi sử dụng BHA, cần xác định rõ tình trạng da và mục đích sử dụng để lựa chọn nồng độ thích hợp. BHA chỉ hoạt động tốt, có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn đối với mụn viêm ở mức 2% và độ pH từ 3 – 4

  • Tránh sử dụng cùng lúc với các sản phẩm có cùng công dụng

BHA có tác dụng tẩy tế bào chết và kích thích bong sừng. Do đó việc sử dụng BHA cùng lúc với các loại sản phẩm khác có cùng tác dụng có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da, đặc biệt là những nền da nhạy cảm, đang bị mụn viêm.

  • Chống nắng kỹ cho da

BHA làm tăng tính nhạy cảm của làm da đối với tia UV. Vì vậy cần chống nắng cho da khi ra ngoài đường, kể cả trời không có nắng. Lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và PA +++ trở lên. Ngoài sử dụng kem chống nắng thì cần đeo khẩu trang và đội mũ rộng vành để bảo vệ làn da.

  • Dưỡng ẩm

Việc dùng BHA sẽ khiến làn da mất cân bằng về độ ẩm, dẫn đến hiện tượng khô da, bong tróc khi sử dụng các sản phẩm BHA. Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm giúp cung cấp lại độ ẩm cần thiết cho da, làm mềm và dịu da. Đồng thời tạo một lớp màng tự nhiên khóa ẩm, ngăn ngừa làn da bị mất nước.

Dù BHA có tác dụng tốt với da mụn viêm nhưng không có sản phẩm nào hợp với tất cả mọi người. Vì vậy nên kiểm tra thật kỹ trước khi lựa chọn BHA và ghi nhớ các lưu ý khi sử dụng BHA trị mụn để chắc chắn sản phẩm sẽ được phát huy hết công dụng.

Câu hỏi thường gặp

Da mụn viêm có nên dùng BHA kết hợp với AHA không?

Về thành phần thì 2 loại acid này đều có chức năng riêng, sử dụng 2 loại cùng lúc chỉ khiến làn da dễ bị kích ứng hơn. Cả 2 đều là chất tẩy tế bào chết, khi dùng chung có thể làm cho da bị khô và kích ứng nghiêm trọng.

Để phù hợp cho nhu cầu sử dụng của làn da thì hãy kết hợp BHA và AHA xen kẽ nhau. Không đồng thời sử dụng vào một thời gian hay một vùng da nhất định. Không được bôi AHA và BHA chồng lên nhau. 

Làm gì sau khi da kích ứng khi sử dụng BHA trị mụn viêm?

Khi làn da bị kích ứng với BHA thì phải dừng ngay sản phẩm đang sử dụng. Bắt đầu sử dụng giai đoạn xử lý viêm và phục hồi làn da. Để điều trị mụn viêm (mức độ nhẹ) thì có thể dùng thuốc bôi tại chỗ lên nốt mụn viêm. Nếu mụn viêm khắp mặt (mức độ nặng) thì bắt buộc phải kết hợp kháng sinh đường bôi lẫn đường uống để nhanh chóng kiểm soát tình trạng này. Lưu ý rằng khi sử dụng kháng sinh cần có sự chỉ định và tư vấn của Bác sĩ Da liễu để hạn chế mụn viêm lây lan nhiều hơn.

Bài viết cùng chuyên mục

Tiêu diệt các ổ mụn viêm hiệu quả

Tiêu diệt các ổ mụn viêm hiệu quả

Xem Chi Tiết
Mụn không viêm là gì? Nguyên nhân và Cách điều trị các loại mụn không viêm

Mụn không viêm là gì? Nguyên nhân và Cách điều trị các loại mụn không viêm

Xem Chi Tiết
Cách trị mụn viêm dưới da bằng các phương pháp Y khoa

Cách trị mụn viêm dưới da bằng các phương pháp Y khoa

Xem Chi Tiết
Sự Thật Đáng Sợ Về Mỹ Phẩm Chứa Corticoid Không Rõ Nguồn Gốc!

Sự Thật Đáng Sợ Về Mỹ Phẩm Chứa Corticoid Không Rõ Nguồn Gốc!

Mỹ phẩm dần trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, giúp chúng ta trở nên tự tin và hấp dẫn hơn.…
Xem Chi Tiết
Giải Pháp Nào Cho Tình Trạng Mụn Bọc Dai Dẳng, Để Vừa Hiệu Quả Vừa Tiết Kiệm?

Giải Pháp Nào Cho Tình Trạng Mụn Bọc Dai Dẳng, Để Vừa Hiệu Quả Vừa Tiết Kiệm?

Mụn bọc (Acne conglobata) là một dạng mụn viêm nghiêm trọng, xuất hiện chủ yếu ở vùng da 2 bên quai hàm, dưới cằm, mũi…
Xem Chi Tiết
Trị Hết Mụn Bọc, Da Đẹp, Tự Tin Chỉ Sau 3-5 Tháng

Trị Hết Mụn Bọc, Da Đẹp, Tự Tin Chỉ Sau 3-5 Tháng

Tiên Lê (21 tuổi) - một cô sinh viên ngành Y từng phải loay hoay tìm đủ mọi cách để điều trị tình trạng mụn…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook