Da khô khiến nhiều bạn cảm thấy mất tự tin vì trông thiếu sức sống, kém thẩm mỹ. Hơn nữa, làn da bị khô còn gây ra một số bất tiện trong sinh hoạt như cảm giác căng da, ngứa rát, bong tróc,… Vậy nguyên nhân khiến da mặt bị khô là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng O2 SKIN tìm hiểu giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Da khô là gì?
Da mặt khô là tình trạng lớp biểu bì da bị thiếu độ ẩm, khiến lớp da bên ngoài cùng bong tróc thành các vảy mịn màu trắng. Hoặc khi sờ vào vùng da đó bạn sẽ có cảm giác khô ráp. Đồng thời, làn da thiếu ẩm còn dễ xỉn màu và thiếu sức sống, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Da bị khô là một tình trạng lớp biểu bì thiếu một lượng nước thích hợp nên dễ bị bong tóc, khô ráp.
Dấu hiệu da khô
Dưới đây là một số biểu hiện da khô mà bạn nên biết để nhận diện sớm:
– Da khô nhẹ
- Bề mặt da thô ráp, có hoặc không có vảy nhưng không nứt da.
- Không có cảm giác đau; không hoặc ngứa da nhẹ.
- Vùng da bị khô không hoặc bị đỏ ít.
– Da khô trung bình
- Bề mặt da đóng vảy khô vừa.
- Có cảm giác ngứa nhẹ hoặc ngứa vừa phải.
- Da xuất hiện nhiều ban đỏ và vết nứt.
– Da khô nặng
- Bề mặt da đóng mài hoặc vảy nặng.
- Có cảm giác đau rát và ngứa dữ dội.
- Bề mặt da xuất hiện nhiều ban đỏ.
- Da xuất hiện nhiều vết nứt.
Các nguyên nhân gây khô da
Nguyên nhân da khô được chia thành 2 nhóm chính gồm yếu tố bên ngoài và bên trong, cụ thể:
Yếu tố tác động bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài sẽ làm suy giảm các lipid tự nhiên trên bề mặt da. Từ đó khiến da bị tổn thương, không giữ được phân tử nước ở tầng thượng bì dẫn đến tình trạng khô. Những tác nhân bên ngoài khiến da bị khô bao gồm:
- Thời tiết: Nhìn chung, da khô nhất vào mùa đông, khi nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh. Nhưng nếu ở vùng sa mạc, nơi nhiệt độ có thể tăng cao nhưng độ ẩm vẫn rất thấp thì da dễ bị mất nước, dẫn đến khô và bong tróc.
- Sử dụng mỹ phẩm không hợp với loại da: Da bình thường có sự cân bằng chính xác về độ ẩm, dầu và có tính axit nhẹ ở độ pH là 4,5 – 5,75. Khi sử dụng xà phòng, độ pH của da có thể thay đổi. Vì xà phòng có tính kiềm (độ pH từ 7 đến 12) sẽ làm tổn hại chức năng hàng rào bảo vệ da. Bên cạnh đó, nhiều loại xà phòng và chất tẩy rửa loại bỏ lipid và nước khỏi da. Ngoài ra, xà phòng khử mùi và kháng khuẩn thường khiến da khô nhiều nhất. Nhiều loại dầu gội cũng có thể làm khô da đầu.
- Làm sạch da quá mức: Tắm thường xuyên, nhất là khi dùng nước nóng, trong thời gian dài sẽ phá vỡ hàng rào lipid trên da khiến da khô ráp, bong tróc,… Tình trạng này cũng xảy ra khi bơi lội thường xuyên, đặc biệt là ở những hồ bơi có nồng độ clo cao.
- Không sử dụng dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm là một bước quan trọng trong chu trình skincare. Việc bỏ qua bước dưỡng ẩm có thể khiến da bị thiếu ẩm, trở nên khô ráp và bong tróc.
- Dùng nước nóng rửa mặt: Nhiệt độ nóng của nước có thể làm da mất đi lớp dầu tự nhiên, dẫn đến khô, châm chích và bong tróc.
- Không chống nắng cho da: Giống như tất cả các loại nhiệt, ánh nắng mặt trời có thể làm khô da. Tuy nhiên, tổn thương do bức xạ tia cực tím xâm nhập sâu hơn lớp trên cùng của da (biểu bì). Cụ thể, tổn thương xảy ra sâu ở lớp hạ bì, nơi các sợi collagen và đàn hồi bị phá vỡ, dẫn đến nếp nhăn sâu và da lỏng lẻo, chảy xệ (hiện tượng đàn hồi mặt trời).
- Tác dụng phụ một số loại thuốc: Tác dụng phụ của một số loại thuốc trị mụn chứa các thành phần như benzoyl peroxide, axit salicylic,… có thể khiến da bị thiếu ẩm, khô và bong tróc. Một số loại thuốc gây khô da như thuốc lợi tiểu và thuốc kháng androgen, khiến bệnh nhân bị khô da.
- Hoạt động trong môi trường phải dùng máy điều hoà: Máy điều hòa không khí cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng da khô. Vì thiết bị loại bỏ phần lớn độ ẩm từ không khí. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý không khí nhân tạo (thường được sử dụng trên máy bay) cũng khiến da tiếp xúc với không khí khô và làm khô da.
- Áo quần quá chật, ma sát nhiều: Quần áo bó sát hoặc nén chặt có thể làm tăng nguy cơ khô da và làm trầm trọng thêm làn da khô hiện tại do ma sát mài mòn.
Các tác nhân bên ngoài như thời tiết lạnh/nóng, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, không dưỡng ẩm,… có thể khiến da mặt bị khô ráp, bong tróc.
Yếu tố bên trong
Da có thể bị thiếu ẩm, khô ráp và bong tróc do một số yếu tố từ bên trong như:
- Tuổi tác: Hoạt động bã nhờn đạt đỉnh điểm ở tuổi dậy thì và duy trì ở mức cao cho đến tuổi mãn kinh. Khi vào giai đoạn lão hóa, hoạt động của tuyến bã nhờn sẽ có sự khác biệt về giới tính. Cụ thể, hoạt động bã nhờn của nam giới vẫn còn mạnh mẽ cho đến 80 tuổi. Trong khi ở phụ nữ, tuyến bã nhờn bắt đầu giảm sớm hơn nhiều. Phụ nữ ở độ tuổi 60 chỉ có 60% hoạt động bã nhờn mà họ có khi còn trẻ, sự suy giảm tiếp tục trong phần lớn sau 70 tuổi.
- Yếu tố di truyền: Do hưởng gen di truyền từ bố mẹ, một số bạn có làn da tự nhiên là da khô, dễ thiếu ẩm và bong tróc nếu không chăm sóc đúng cách.
- Thay đổi nội tiết tố: Với phụ nữ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố estrogen và testosterone làm ảnh hưởng đến lớp mỡ dưới da làm da dễ bị khô. Bên cạnh đó, tình trạng estrogen suy giảm ở tuổi mãn kinh cũng là nguyên nhân khiến da dễ bị khô ráp.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn không đảm bảo dinh dưỡng, nhiều tinh bột, đường và thiếu chất xơ, vitamin cũng khiến da dễ bị khô. Ngoài ra, nếu bạn không uống đủ nước (khoảng 2 lít/ngày) có thể khiến da bị mất nước, trở nên khô ráp và bong tróc.
- Hút thuốc lá: Các chất độc hại trong thuốc lá có thể làm tăng tốc độ lão hóa của da, khiến da trở nên khô ráp và thiếu sức sống.
- Một số bệnh lý: Một số bệnh về da như bệnh vẩy nến, bệnh chàm có thể khiến da dễ bị khô, châm chích và bong tróc. Ngoài ra, bệnh nhân thiếu kẽm hoặc thiếu axit béo thiết yếu, bệnh thận giai đoạn cuối, suy giáp, rối loạn thần kinh làm giảm tiết mồ hôi, virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), khối u ác tính hoặc bệnh tắc nghẽn đường mật và ở những người bị chiếu xạ,… cũng là nguyên nhân khiến da trở nên khô, xỉn màu.
Cách chăm sóc da khô đơn giản và hiệu quả
Để cải thiện tình trạng da mặt bị khô, bạn có thể áp dụng các cách chăm sóc sau:
Các bước dưỡng da mặt bị khô
Da bị khô cần áp dụng một chu trình chăm sóc riêng biệt, giúp da giữ ẩm hiệu quả và an toàn:
- Bước 1: Làm sạch da.
- Bước 2: Thoa toner lên da.
- Bước 3: Đắp mặt nạ.
- Bước 4: Sử dụng serum.
- Bước 5: Thoa kem dưỡng ẩm.
- Bước 6: Bôi kem chống nắng.
– Bước 1: Làm sạch da
Với da mặt khô, bạn nên sử dụng nước tẩy trang dịu nhẹ để loại bỏ cặn mỹ phẩm, bụi bẩn, tạp chất,… mà không làm mất đi lớp mảng ẩm tự nhiên của da.
Sau đó, bạn dùng sữa rửa mặt trung tính có độ pH khoảng 5.5, thành phần chứa chất giữ ẩm hoặc chất làm mềm như Hyaluronic acid, Glycerin, Ceramides, … và không chứa chất tạo bọt để làm sạch da mà không gây khô căng quá mức.
– Bước 2: Thoa toner
Sau khi rửa mặt, bạn nên thoa toner ngay lên da mặt để hạn chế tình trạng khô căng, châm chích khó chịu. Bên cạnh đó, thoa toner còn giúp da được làm sạch tối ưu, cân bằng độ pH và giữ độ ẩm tự nhiên. Với làn da khô, bạn nên sử dụng những loại toner có chức năng cấp ẩm, thành phần dịu nhẹ và không gây kích ứng.
– Bước 3: Đắp mặt nạ
Đắp mặt nạ là phương pháp cấp ẩm nhanh chóng và hiệu quả cho làn da đang bị khô. Theo đó, để làn da không còn khô, đủ ẩm, mịn màng bạn nên đắp mặt nạ hàng ngày hoặc cách 2 – 3 ngày (tùy tình trạng da). Bạn ưu tiên lựa chọn mặt nạ giấy có khả năng cấp ẩm tốt, thành phần lành tính không mang tính chất tẩy rửa mạnh, dịu nhẹ với làn da.
Đắp mặt nạ giấy giúp cấp ẩm chuyên sâu cho da.
– Bước 4: Dùng serum
Với làn da khô, bạn nên sử dụng serum có chứa dầu dưỡng để dưỡng ẩm da chuyên sâu. Bởi dầu dưỡng sẽ tạo lớp màng bảo vệ bên trên da, ngăn chặn sự mất nước và giữ da luôn mềm mại, căng mịn.
– Bước 5: Thoa kem dưỡng ẩm
Sau khi sử dụng serum cấp ẩm, bạn nên dùng kem dưỡng ẩm để khóa ẩm và bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường. Bạn nên chọn kem dưỡng ẩm có khả năng duy trì độ ẩm cao, phù hợp với mọi điều kiện thời tiết.
– Bước 6: Bôi kem chống nắng
Trong chu trình skincare ban ngày, bạn nên thoa kem chống nắng dù trời không có nắng. Việc này sẽ giúp da được bảo vệ khỏi tác động của tia UV, từ đó kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng da bị khô, bong tróc, nứt nẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Lưu ý, bạn nên bôi lượng kem chống nắng bao phủ toàn bộ khuôn mặt. Nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, bạn nên bôi lại kem chống nắng sau 2 – 4 giờ.
Cách giảm khô da bằng nguyên liệu thiên nhiên
Bên cạnh chăm sóc da theo chu trình chuẩn, bạn có thể giảm khô da bằng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây:
- Dầu dừa: Dầu dừa chứa axit béo bão hòa có đặc tính làm mềm, mịn màng làn da bong tróc và khô ráp. Do đó, để giúp da giảm khô bạn có thể thoa dầu dừa lên da trước khi đi ngủ hoặc bất cứ lúc nào trong ngày.
- Nha đam: Nha đam có tác dụng giảm mẩn đỏ, kích ứng do tình trạng khô da quá mức gây ra. Ngoài ra, nha đam có giảm các dấu hiệu lão hóa và tổn thương trên làn da. Vậy nên, bạn có thể đắp mặt nạ làm từ nha đam để giảm các dấu hiệu khô da, bong tróc hoặc rạn nứt.
- Mật ong: Mật ong có tác dụng làm mềm và giữ ẩm làn da hiệu quả, nhanh chóng. Do đó, bạn có thể làm và đắp mặt nạ mật ong để cải thiện các mảng da bị bong tróc, rạn nứt do thiếu ẩm.
- Yến mạch: Với đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, chiết xuất yến mạch có thể hỗ trợ cải thiện các dấu hiệu da mặt bị khô. Do đó, để làn da được mềm mịn hơn bạn có thể đắp mặt nạ làm từ bột yến mạch.
Cách chăm sóc da khô từ bên trong
Bên cạnh chăm sóc da từ bên ngoài, bạn cũng nên chú ý dưỡng da từ bên trong để có làn da ẩm mịn:
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày: Hàng ngày bạn nên uống thật nhiều nước, trung bình từ 2 – 3 lít. Cách này sẽ giúp đảm bảo hàm lượng nước trong cơ thể ở mức ổn định, tăng khả năng trao đổi chất và làm da khỏe đẹp hơn.
- Thay đổi chế độ ăn lành mạnh: Để cải thiện khô da từ bên trong, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong đó, bạn hãy ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu oxy hóa (cà chua, cà rốt, đậu Hà Lan,…); omega-3 (cá hồi, cá thu, dầu gan cá,…); vitamin C (cam, dâu tây, đu đủ,…); vitamin D (tôm, hàu,…);… Chế độ ăn này sẽ giúp làn da trở nên khỏe mạnh, hạn chế khô da cũng như kích ứng.
- Hạn chế chất kích thích: Đối với tình trạng khô da, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các chất dị ứng hay các chất kích thích (thuốc lá, cà phê, trà,…) để giảm tình trạng khô ráp, bong tróc,…
- Xây dựng lối sống khoa học: Bạn cần ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ để da có thời gian tái tạo lại collagen và sửa chữa những tổn thương trên da. Nhờ đó, làn da giảm dấu hiệu khô da như bong tróc, rạn, nứt… và trở nên mịn màng, đàn hồi tốt hơn.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc là một trong những cách chăm sóc da mặt khô từ bên trong hiệu quả bạn nên áp dụng.
Da bị khô khi nào gặp bác sĩ? Nên điều trị thế nào?
Tình trạng khô da kéo dài, khô da đi kèm ngứa rát, mẩn đỏ,… nên thăm khám da liễu vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về da. Tùy tình trạng khô của da, bác sĩ có thể kê đơn thuốc mỡ hay thuốc bôi ngoài da để làm dịu da, điều trị các vấn đề về da hiệu quả.
Da khô có gây mụn trứng cá không?
Làn da khô vẫn có thể xuất hiện mụn trứng cá. Điều này là vì khi da không đủ ẩm, lớp lipid trên bề mặt da bị phá vỡ, không thể bảo vệ da và suy giảm khả năng tạo tế bào mới. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công và hình thành nhân mụn. Bên cạnh đó, khi bị thiếu ẩm da sẽ tiết ra nhiều dầu hơn để bù đắp sự mất nước. Lúc này, vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trên da sẽ kết hợp với bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
Để điều trị da khô bị mụn, bạn cần gặp bác sĩ da liễu để có phác đồ điều trị khoa học và mang lại hiệu quả cao.
Điều trị mụn hiệu quả – an toàn – tiết kiệm hơn với O2 SKIN
O2 SKIN tự hào là thương hiệu điều trị mụn chuẩn Y khoa dẫn đầu với hơn 1.500 lượt khách mỗi ngày. Tin chọn O2 SKIN ngay từ đâu bạn sẽ sớm lấy lại làn da sạch mụn, mịn màng và sáng khỏe với các ưu điểm sau:
Dược sĩ tại nhà thuốc Ori Derm được đào tạo chuyên môn vững vàng, đảm bảo tư vấn và hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm đúng chuẩn, hiệu quả và an toàn. >> Quý khách hàng vui lòng đặt lịch khám với O2 SKIN để có giải pháp điều trị da khô bị mụn an toàn, hiệu quả nhé! |
Cách phòng ngừa da bị khô
Để duy trì làn da luôn ẩm mịn, không bị khô ráp hay bong tróc bạn cần:
- Bạn chỉ nên rửa mặt tối đa 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 30 – 60 giây. Đồng thời, bạn không nên sử dụng nước nóng để rửa mặt để tránh da khô và tăng nguy cơ lão hóa.
- Tẩy da chết định kỳ, nhưng không nên lạm dụng quá nhiều sẽ khiến da bị bào mòn, suy giảm hàng rào bảo vệ da trước tác động xấu của môi trường
- Khi đi ra ngoài, cần có biện pháp bảo vệ như áo hay kem chống nắng, để tránh tiếp xúc với các tia cực tím, hạn chế bị mất nước.
- Chế độ ăn nên bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và omega-3 như hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi… đồng thời hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ,… để da luôn khỏe mạnh.
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học, không thức khuya và ngủ đủ giấc để giúp lưu thông máu đến tế bào da hiệu quả hơn.
- Khi thời tiết lạnh, hanh khô bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà, phòng ngủ để giúp không khí luôn đủ ẩm, không làm khô da.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn các thông tin hữu ích liên quan đến làn da khô. Nhìn chung, để làn da ít bị khô, luôn ẩm mịn bạn nên điều chỉnh thói quen skincare đúng – đủ, kết hợp các cách cấp ẩm từ thiên nhiên và chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt, nếu da xuất hiện mụn bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để thăm khám, xác định nguyên nhân và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả càng sớm càng tốt nhé!
Câu hỏi thường gặp
Cách trị da khô toàn thân tại nhà như thế nào?
Để cải thiện tình trạng da bong tróc, khô ráp toàn thân, bạn nên: Tẩy tế bào chết thường xuyên, dưỡng ẩm cho da ngay sau khi tắm, sử dụng máy tạo độ ẩm, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Ngoài ra, bạn có thể dưỡng da toàn thân bằng các thành phần từ thiên nhiên như bột yến mạch, nha đam, dầu dừa,…
Vì sao da vẫn khô dù đã dùng kem dưỡng ẩm?
Tình trạng da bị khô dù đã dùng kem dưỡng ẩm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như: không tẩy tế bào chết, rửa mặt quá nhiều, chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, sử dụng sản phẩm có tính tẩy rửa cao,… Nếu làn da liên tục bị khô, ngày cả khi dưỡng ẩm đầy đủ thì bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được hỗ trợ kịp thời.