Chat Tư Vấn
Facebook

Nặn mụn và những điều cần biết để có làn da khỏe đẹp

Nặn mụn đúng cách như thế nào để hạn chế thâm, sẹo rỗ?

Nặn mụn và những điều cần biết để có làn da khỏe đẹp

1. Nặn mụn là gì?

Nặn mụn là sự tác động vật lý để loại bỏ nhân mụn ra khỏi bề mặt da. Mục đích của việc nặn mụn là để triệt tiêu vi mụn, làm sạch ổ viêm, giúp lỗ chân lông giảm tắc nghẽn và thông thoáng.

Về mặt y khoa, nặn mụn là hành động lấy nhân mụn ra khỏi da vào thời điểm “chín muồi” một cách nhẹ nhàng nhất bằng dụng cụ lấy mụn tiệt trùng chuyên biệt (hoặc dụng cụ sử dụng một lần duy nhất trên mỗi người). Đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh, tiệt trùng, chuẩn y khoa,… nhằm hạn chế tối đa tổn thương trên da và ngăn ngừa thâm, sẹo mụn.

Định nghĩa nặn mụn

Quá trình lấy nhân mụn cần đảm bảo chuẩn y khoa, an toàn nhằm hạn chế tổn thương da và tránh để lại thâm, sẹo gây mất thẩm mỹ

Có thể nặn mụn khi nó khiến bạn cảm thấy khó chịu. Việc nặn mụn có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị nhưng phải đảm bảo nguyên tắc chuẩn y khoa, cũng như tránh những loại mụn không nên nặn. Tuy nhiên, về mặt y khoa, bạn không nên nặn mụn tại nhà vì khá khó phân biệt hình thái các loại mụn. Ngoài ra, thao tác mạnh trên da và dụng cụ không đảm bảo vô trùng dễ làm tăng viêm, lan rộng nhiễm trùng, góp phần khiến tình trạng mụn nặng hơn.

Theo đó, các loại mụn nên nặn bao gồm:

  • Mụn đầu đen.
  • Mụn đầu trắng/ Mụn ẩn dưới da (đã gom cồi tốt).
  • Mụn cám li ti.
  • Mụn đã gom cồi.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý những loại mụn không nên nặn để tránh gây hại cho da và để lại sẹo rỗ khó trị như:

  • Các loại mụn viêm.
  • Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, sưng to và đau, không thấy cồi mụn hoặc mụn không nhân.
  • Mụn mụn mủ lớn, đau, chảy dịch hoặc mủ hôi.
  • Mụn ác tính, viêm, có kích thước lớn, rất đau, đi kèm sốt nhẹ. 
  • Mụn mủ li ti không có cồi, chỉ có mủ ở các chân lông, chân râu

3. Nặn mụn sai thời điểm – sai cách có thể gây nên hậu quả gì?

Nhiều bạn trẻ nặn mụn sai thời điểm, sai cách có thể làm tổn thương đến da. Cụ thể, nếu bạn nặn mụn quá sớm trước khi mụn gom cồi sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, tạo thành sẹo trên da . Không chỉ vậy, việc cạy mụn bằng móng tay, dùng kim chích vào mụn cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm, nhiễm trùng nặng hơn và tăng khả năng để lại sẹo.

Đặc biệt, hiện nay trên thị trường bên ngoài có nhiều dịch vụ nặn mụn nhưng không phải nơi nào cũng đảm bảo an toàn, vô khuẩn. Từ đó tiềm ẩn các nguy cơ gây ra các tổn thương khó hồi phục trên da.

4. Tham khảo các bước nặn mụn chuẩn Y khoa tại O2 SKIN

O2 SKIN tự hào là trung tâm tiên phong khám và điều trị mụn chuẩn Y khoa được cấp giấy phép hoạt động của Sở Y Tế. Với nhiều cơ sở tại các thành phố lớn, O2 SKIN đã đồng hành cùng các bạn trẻ điều trị mụn tất cả cấp độ thành công và ngăn ngừa tái phát hiệu quả. 

Nặn mụn chuẩn y khoa

O2 SKIN sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu, dược sĩ, điều dưỡng viên có đầy đủ chứng chỉ hành nghề, chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm điều trị mụn trứng cá.

Sau đây là các bước nặn mụn đúng cách đã được đơn giản hóa từ quy trình lấy nhân mụn Y khoa tại phòng khám O2 SKIN:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lấy mụn và các sản phẩm làm sạch, sát trùng.

  • Dụng cụ lấy nhân mụn và làm sạch: Bông tẩy trang, tăm bông, bao tay y tế, khăn bông lớn, thau nước ấm xông nóng.
  • Các sản phẩm sử dụng phù hợp với tình trạng da của bạn: Tẩy trang, sữa rửa mặt, tonner, HA dưỡng ẩm.
  • Các sản phẩm sát khuẩn, tẩy tế bào chết: Nước muối sinh lý, povidinem, dung dịch PHA.

Bước 2: Làm sạch da và tẩy trang (3 phút)

  • Dùng bông tẩy trang thấm dung dịch tẩy trang để loại bỏ lớp make-up nếu có trang điểm hoặc thoa kem chống nắng có độ che phủ cao. 
  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp với tình trạng da của bạn để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn.
  • Thoa toner cân bằng da.

Bước 3: Xông nóng (3 phút)

  • Sử dụng khăn bông trùm đầu để hơi ấm không thoát ra ngoài và hơ mặt cách thau nước ấm khoảng 30cm. Đây là bước làm mềm da, giãn nở lỗ chân lông, nới lỏng các bít tắc của nhân mụn để dễ dàng lấy nhân mụn mà không cần tác động mạnh, đồng thời hạn chế tổn thương da.

Bước 4: Sát khuẩn trước khi lấy mụn

Dùng nước muối sinh lý hoặc Povidine thấm ướt bông tẩy trang, sau đó lau toàn bộ khuôn mặt giúp sát trùng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Đây cũng là cách nặn mụn không bị thâm mà bạn có thể áp dụng. 

Bước 5: Lấy nhân mụn bằng tăm bông 

Đeo bao tay y tế và dùng tăm bông để lấy các nhân mụn đã gom cồi. Các thao tác thực hiện nên nhẹ nhàng, đừng đè nặn thô bạo.

Lưu ý, chỉ lấy các loại mụn được phép lấy, ngoài ra nên chuẩn bị nhiều tăm bông để thay thế trong quá trình nặn mụn.

Nặn mụn bằng tăm bông

Nếu không thể tự lấy mụn bằng tăm bông, bạn có thể nhờ người thân hoặc thực hiện tại cơ sở da liễu uy tín.

Bước 6: Sát khuẩn sau khi lấy mụn

Sát trùng lại vết thương hở bằng povidine và nước muối giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Bạn nặn mụn bị thâm một phần là do lấy mụn không đúng thời điểm, phần khác là do thiếu bước sát khuẩn này.

Bước 7: Thoa dung dịch PHA 

PHA là dung dịch tẩy tế bào chết hóa học dịu nhẹ giúp trị mụn viêm, mụn ẩn dành cho da nhạy cảm, da đang tổn thương, kích ứng. Sử dụng PHA giúp kiểm soát nhiễm khuẩn tối ưu hơn, hỗ trợ khô cồi mụn và rút ngắn thời gian điều trị mụn. 

Bước 8: Làm sạch da

Làm sạch da bằng nước thường. Lưu ý, làm sạch kỹ các các vùng thoa PHA để đảm bảo chúng không còn đọng lại trên da. 

Bước 9: Thoa toner

Dùng bông tẩy trang thấm toner và dặm nhẹ lên các tổn thương mụn vừa nặn, lưu ý không chà sát để tránh tổn thương. Đây là bước giúp làm dịu, cân bằng pH da và tăng cường độ ẩm cho da khỏe mạnh.

Bước 10: Thoa dưỡng ẩm

Dùng serum HA có công dụng dưỡng, cung cấp độ ẩm giúp cho da luôn được căng bóng và mịn màng. 

5. Bao lâu nên nặn mụn một lần?

Theo các bác sĩ da liễu, liệu trình khuyến cáo áp dụng cho việc tự nặn mụn y khoa tại nhà sẽ khác nhau tùy vào tình trạng da và quy trình skincare tại nhà của bạn. Cụ thể, bác sĩ A – Phòng khám O2 SKIN đưa ra lời khuyên đối với da thường, da dầu, nhiều mụn cần lấy nhân mụn khoảng 2 tuần/1 lần. Đối với da nhạy cảm thì tần suất khoảng 2-3 tuần/ lần. Ngoài ra, có một số trường hợp da quá nhiều mụn và các nhân mụn được gom cồi không cùng thời điểm sẽ được chỉ định lấy nhân mụn Y khoa 1 lần/ tuần. 

Nếu không có sự hỗ trợ của các phương pháp đẩy mụn, gom cồi thì tần suất thực hiện việc lấy mụn tại nhà cần được giãn cách, khoảng 1-2 lần/ tháng tùy tình trạng da.

Tần suất nặn mụn

Bạn có thể thực hiện việc lấy mụn tại nhà khoảng 1-2 lần/ tháng tùy tình trạng da.

6. Sau khi nặn mụn, nên làm gì?

Để da hồi phục và tránh để lại biến chứng, sẹo xấu, bạn có thể áp dụng một số gợi ý chăm sóc sau khi nặn mụn sau đây:

  • Chăm sóc da đúng cách sau nặn mụn: Sau khi nặn mụn, bạn có thể dùng thuốc bôi trị mụn ngăn ngừa vi khuẩn và giảm viêm. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên rửa mặt, dưỡng ẩm để da nhanh hồi phục.
  • Không dùng tay chạm lên da mặt: Trên tay là nơi có thể chứa nhiều vi khuẩn. Vì thế bạn nên hạn chế dùng tay chạm lên da mặt để tránh vi khuẩn dễ dàng tấn công da, gây ra tình trạng viêm nhiễm hoặc tăng nguy cơ mụn mới hình thành.
  • Chống nắng cho da kỹ càng sau nặn mụn: Bạn có thể sử dụng kem chống nắng, kết hợp với đội mũ, mặc áo chống nắng khi ra ngoài. Việc này giúp hạn chế nguy cơ sắc tố đen hình thành, giảm tình trạng thâm da sau khi nặn mụn.
  • Không sử dụng các loại hoạt chất mạnh cho da: Bạn lưu ý không dùng các loại hoạt chất mạnh cho da để hạn chế nguy cơ kích ứng da, khiến da giảm miễn dịch tự nhiên, bị bào mòn.

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ có thói quen tự nặn mụn và chăm sóc tại nhà sai cách dẫn đến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng. Điển hình như trường hợp của bạn Hoàng Thanh Nhân (20 tuổi, sinh viên ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) cũng có thói quen tương tự. Khi đến với O2 SKIN, bạn cho biết: “Thỉnh thoảng, mụn gây ngứa ngáy khó chịu, mình lại đưa tay lên gãi, lâu dần hình thành thói quen, mình nặn luôn bằng tay”. Nhưng càng cố gắng nặn mụn bằng tay thì Nhân càng thất vọng khi chúng ngày một sưng tấy, đau nhức khiến bạn tự ti, gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt.  

Với tình trạng mụn của Nhân, bác sĩ tại O2 SKIN đưa ra liệu trình kết hợp các phương pháp điều trị mụn chuyên sâu giúp làm sạch da, hạn chế mụn phát triển và điều trị thâm hiệu quả. Đặc biệt, sau quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa tại phòng khám, bác sĩ tư vấn cho Nhân cách chăm sóc da đúng cách sau khi nặn mụn để da phục hồi nhanh hơn.

Nặn mụn chuẩn y khoa tại O2 SKIN

Tiếp nhận liệu trình điều trị tối ưu kết hợp chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ O2 SKIN, Thanh Nhân đã lấy lại làn da hết mụn, sáng mịn hơn trước rất nhiều.

7. Câu hỏi thường gặp

Với các thắc mắc thường gặp về nặn mụn, bác sĩ O2 SKIN đưa ra lời giải đáp như sau:

7.1. Không nặn mụn có tự hết không?

Câu trả lời phụ thuộc vào từng loại mụn khác nhau. Những loại mụn đầu đen, mụn cám nhỏ li ti và chưa hình thành nhân bên trong thì có thể tự cải thiện mà không cần nặn mụn. Còn những loại mụn lớn, có nhân, chân mụn dài ăn sâu vào bên trong hoặc các loại mụn bọc, mụn mủ, mụn ẩn,… thì không thể nào tự hết được. Trong trường hợp này, bạn cần nặn mụn để loại bỏ hoàn toàn nhân mụn bên trong thì mới hết mụn hẳn.

7.2. Bà bầu có nên đi nặn mụn không?

Nếu mẹ bầu bị mụn trong thai kỳ, tốt nhất nên đi thăm khám tại các Phòng khám Da liễu uy tín. Tùy vào tình trạng làn da mà bác sĩ sẽ chỉ định có nên nặn mụn hay không hoặc có giải pháp điều trị phù hợp.

7.3. Sau nặn mụn có kiêng ăn gì không?

Sau khi nặn mụn, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm cay nóng như hành, ớt, tỏi, tiêu,… có thể làm tăng lưu lượng máu khiến da bị sưng đỏ, viêm.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ nướng,… tiềm ẩn nguy cơ làm tăng tiết bã nhờn, bít lỗ chân lông và gây ra mụn.
  • Thực phẩm ngọt như socola, bánh, kẹo, đường,… có thể gia tăng lượng đường trong máu, gây viêm và làm chậm quá trình da hồi phục.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể làm tăng tiết bã nhờn, bít lỗ chân lông và tạo điều kiện để mụn mới hình thành.

Bài viết được tổng hợp, tham khảo và chọn lọc từ tài liệu lưu hành nội bộ của O2 SKIN, giúp bạn có thêm kiến thức đúng về chăm sóc da và điều trị mụn hiệu quả.Cập nhật: 26/04/2024

Các thông tin được O2SKIN chia sẻ nhằm mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa của bác sĩ cho từng cá nhân. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Print Friendly, PDF & Email
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Đăng ký điều trị mụn tại O2 SKIN

Phòng khám chuyên khoa da liễu O2 SKIN

Hotline đặt hẹn: 1900 3147

Đăng Ký Tư Vấn Trị Mụn Ngay

Call Now