Mụn viêm ở trán là loại mụn phổ biến mà rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. Mụn viêm thường gây đau nhức, sưng đỏ. Nếu mụn viêm ở trán không được chữa trị sớm và đúng cách sẽ dễ để lại sẹo rỗ vĩnh viễn trên làn da. Vậy cụ thể cách trị mụn viêm ở trán như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng O2 SKIN tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Cách nhận biết mụn viêm ở trán
Mụn viêm ở trán là những nốt mụn sưng, cứng và có mủ bên trong có thể có màu trắng hoặc màu vàng xuất hiện ở trán, thuộc vùng chữ T, chứa nhiều tuyến bã nhờn. Mụn viêm thường gây đau nhức và có thể lan rộng hay dễ để lại sẹo sau quá trình điều trị. Trán là vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, chúng có thể mọc riêng lẻ hay thành cụm và trú ẩn sâu dưới da với mủ bên trong. Lúc đầu, mụn cứng, khó vỡ sau đó có thể trở nên mềm dần và tự vỡ.
Phân biệt giữa mụn viêm và loại mụn khác
Mụn là vấn đề do các tuyến bã nhờn tiết trên da gây ra hiện tượng sừng hóa quá độ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, vi khuẩn C.acnes phát triển và gây ra mụn. Dưới đây là 2 loại mụn thường gặp, gồm mụn viêm và mụn không viêm.
Mụn không viêm
Nhóm mụn không viêm bao gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Nguyên nhân hình thành của mụn không viêm là do sự tăng sản xuất bã nhờn liên tục, gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến hình thành mụn không viêm.
- Mụn đầu đen: Đây là loại mụn cơ bản nhất trong các loại mụn không viêm. Các tế bào chết ở lỗ chân lông hạn chế sự thoát ra của tuyến dầu ở bề mặt da do hoạt động mạnh. Các nốt mụn được hình thành tiếp xúc với không khí bị oxy hóa và chuyển sang màu đen.
- Mụn đầu trắng: Khác với mụn đầu đen, mụn đầu trắng được hình thành do lượng lớn sợi bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông và trồi lên trên bề mặt da nhưng không bị oxy hóa tại phần đầu mụn. Những nốt mụn xuất hiện trên da sẽ có hình tròn, chấm trắng nhô lên khỏi bề mặt da.
Mụn viêm
Mụn viêm là dạng mụn trứng cá thể nặng, thông thường các tuyến bã nhờn sẽ đi qua nang lông đến bề mặt da. Tuy nhiên, do bụi bẩn, tế bào chết, dầu thừa gây tắc nghẽn lỗ chân lông, đây là lúc mụn trứng cá hình thành. Khi đó, vi khuẩn C.acnes bắt đầu phát triển trong các nang, mụn trứng cá bị nhiễm khuẩn tạo thành mụn viêm.
Thường gặp nhất là mụn viêm ở trán, má, cằm…với các biểu hiện sưng đỏ, đầu mụn cứng, gây đau nhức và khó chịu. Mụn viêm ở trán không được xử lý sớm có thể lan rộng và khó khắc phục.
Nguyên nhân gây mụn viêm trên trán
Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn viêm ở trán trong đó có 4 nguyên nhân chủ yếu hình thành nên mụn ở trán chính là: Tăng tiết bã nhờn quá mức, dày sừng cổ nang lông, sự hoạt động mạnh mẽ của vi khuẩn C.acnes và phản ứng viêm quanh nang lông.
- Rối loạn hormone: Những thay đổi đột ngột của sự điều tiết lượng hormone bên trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Từ đó làm rối loạn cơ chế hoạt động của tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi tạo cơ hội cho vi khuẩn hình thành và phát triển. Tình trạng này thường xảy ra ở độ tuổi dậy thì ở cả nam và nữ gây ra tình trạng mụn viêm ở trán.
- Môi trường: Tình trạng nắng nóng, môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi kết hợp với thời tiết nóng rất dễ sinh ra mụn, nhất là khu vực trán. Không vệ sinh da mặt sạch sẽ sau một ngày dài sẽ khiến tình trạng mụn viên ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
- Vệ sinh da mặt không đúng cách: Chăm sóc da mặt không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn ở trán. Thói quen chăm sóc da mặt không kỹ, khiến những bụi bẩn và bã nhờn trên mặt không được loại bỏ hoàn toàn, gây bít tắc lỗ chân lông. Thêm vào đó, việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, dễ gây kích ứng và bít tắc lỗ chân lông cũng là nguyên nhân gây mụn viêm trên trán.
- Các yếu tố khác: Vùng trán thường xuyên tiếp xúc với nón, mũ bảo hiểm, khăn lau, tóc mái… Lâu ngày các bụi bẩn, vi khuẩn từ bên ngoài sẽ xâm nhập, sinh sôi và phát triển. Nếu không chú ý vệ sinh, làm sạch các loại đồ dùng, dụng cụ và sản phẩm nói trên. Trong điều kiện tiếp xúc thường ngày sẽ khiến chúng tác động lên vùng da trán, trở thành một tác nhân gây mụn viêm hàng đầu trên trán.
Nếu tình trạng mụn viêm ở trán không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ khiến cho mụn phát triển nặng hơn, tiềm ẩn nguy cơ lây lan sang các vùng da xung quanh và gây tổn thương trên bề mặt da khó có thể hồi phục. Do đó cần có sự can thiệp từ Bác sĩ da liễu để tránh tình trạng mụn viêm nặng hơn.
Các phương pháp chăm sóc da để ngăn chặn mụn viêm trên trán
Làn da rất nhạy cảm khi da đang bị mụn viêm. Vì lúc này da đang bị tổn thương nên cần thiết lập một quy trình chăm sóc da dịu nhẹ, phù hợp với làn da ở giai đoạn này. Chăm sóc da mụn viêm ở trán đòi hỏi sự cẩn thận và đúng phương pháp. Dưới đây là quy trình chăm sóc da cơ bản mà bạn có thể tham khảo để chăm sóc làn da khi bị mụn viêm ở trán:
Bước 1: Tẩy trang và sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ
Sử dụng sản phẩm tẩy trang phù hợp với làn da của bạn để loại bỏ lớp kem chống nắng, bụi bẩn và bã nhờn. Sau đó rửa mặt với sữa rửa mặt để làm sạch da sau bước tẩy trang. Bạn nên đảm bảo vệ sinh da mặt sạch sẽ trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Ở bước này, bạn nên lựa chọn những sản phẩm không chứa các chất gây kích ứng hoặc hương liệu mạnh. Chọn sản phẩm lành tính, dịu nhẹ, phù hợp với làn da nhạy cảm khi bị mụn dể bảo vệ hàng rào tự nhiên của da.
Bước 2: Sử dụng kem trị mụn
Sử dụng sản phẩm kem đặc trị mụn giúp giảm mụn như thuốc bôi trị mụn, serum trị mụn dựa trên hướng dẫn của Bác sĩ Da liễu. Bạn nên lựa chọn sản phẩm có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn giúp tiêu cồi mụn và giảm sưng. Sử dụng sản phẩm có kết cấu dạng mỏng nhẹ như gel hoặc serum sẽ giúp làn da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Bước 3: Dưỡng ẩm
Bạn nên chọn các sản phẩm kem dưỡng có chứa Hyaluronic acid và Glycerin giúp dưỡng ẩm và làm mềm da, Niacinamide giúp hỗ trợ điều trị mụn viêm hiệu quả. Dưỡng ẩm giúp bảo vệ da trước tác nhân gây hại từ môi trường, cân bằng lượng dầu và làm dịu da, cải thiện mụn và khiến da khỏe mạnh hơn. Hãy sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm dạng gel/ lotion không chứa dầu và không hương liệu.
Bước 4: Dùng kem chống nắng để bảo vệ da
Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu 30+ và PA +++ để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Đồng thời còn cải thiện kết cấu da và giảm sự xuất hiện của các hắc sắc tố. Ngoài ra, bạn nên kết hợp các biện pháp chống nắng kèm theo như che chắn kĩ, đội mũ rộng rành và sử dụng ô dù khi cần thiết phải ra ngoài để bảo vệ da tốt hơn.
Việc bảo vệ làn da, giữ cho da luôn sạch là điều kiện cần phải có để ngăn chặn mụn viêm ở trán. Làn da sạch sẽ tạo điều kiện cho bã nhờn thoát ra và giúp tránh mụn viêm ở trán.
Top 5 cách trị mụn viêm ở trán
Cách tốt nhất để xử lý khi bị mụn viêm ở trán là điều trị tại chỗ ngay khi mụn mới xuất hiện. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng 5 cách trị mụn viêm ở trán đơn giản sau:
- Làm sạch da với sản phẩm phù hợp
- Sử dụng kem trị mụn viêm
- Đắp mặt nạ có tính kháng khuẩn giảm viêm
- Các liệu pháp điều trị chuyên sâu
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Làm sạch da với sản phẩm phù hợp
Đối với da mụn trứng cá nói chung và mụn viêm đỏ nói riêng, quá trình chăm sóc và điều trị cần tối giản hóa liệu trình chăm sóc với các sản phẩm phù hợp. Điều này sẽ giúp da thông thoáng, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, từ đó giảm mụn, đồng thời ngăn ngừa mụn tái phát hiệu quả.
Sử dụng kem trị mụn viêm
Kem trị mụn viêm ở trán không cần kê đơn của Bác sĩ Da liễu, chọn sản phẩm có chứa 1 trong 2 thành phần là Acid salicylic hoặc Benzoyl peroxide.
- Acid salicylic là một thành phần tẩy tế bào da chết nhẹ nhàng giúp cho lỗ chân lông được thông thoáng và không bị bít tắc. Giảm tình trạng sưng viêm trên trán và ngăn ngừa nhân mụn mới hình thành. Đây là thành phần thường xuất hiện trong các loại thuốc trị mụn viêm nói chung.
- Benzoyl peroxide mang tính kháng khuẩn cao, sử dụng sản phẩm có chứa thành phần này giúp nốt mụn khô cồi nhanh, giảm thiểu vi khuẩn lây lan sang vùng khác. Đây cũng là thành phần chính trong nhiều thuốc trị mụn viêm đỏ trên thị trường hiện nay.
Đắp mặt nạ có tính kháng khuẩn giảm viêm
Việc đắp mặt nạ trị mụn là một trong những cách đơn giản giúp cải thiện tình trạng mụn ở trán nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn các loại mặt nạ chứa chiết xuất từ các thành phần có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp kiểm soát bã nhờn, làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp làm dịu những nốt mụn viêm, sưng của da.
Các liệu pháp điều trị mụn viêm chuyên sâu
Với những ai có mụn viêm ở trán mức độ nặng, lan rộng, kéo dài hoặc thường xuyên tái phát thì cần thăm khám trực tiếp với Bác sĩ Da liễu. Tại các cơ sở Y tế, phòng khám Da liễu có nhiều thiết bị và công nghệ tiên tiến như laser, ánh sáng xung cường độ cao để tiêu diệt mụn viêm ở trán nhanh chóng và hiệu quả. Các phương pháp điều trị chuyên sâu này có thể tác động sâu vào da, xử lý tận gốc và giảm viêm mụn. Lợi ích chung của các công nghệ này là:
- Tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, tiêu hủy điều kiện sống của mụn trong nang lông.
- Giảm viêm, giảm sưng và không tổn thương đến các mô xung quanh.
- Kích hoạt tái tạo tế bào da, tăng sinh collagen và chữa lành vết thương sau mụn.
Bạn cần có biện pháp xử lý mụn viêm ở trán đúng cách để không làm lây lan lên các vùng da khác vào không để lại vết thâm sau mụn. Tùy vào từng đối tượng cũng như tình trạng mụn cụ thể mà Bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để trị mụn từ bên trong, bổ sung các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều Vitamin A, C, E, các loại hạt ngũ cốc, cá và thực phẩm giàu kẽm. Hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt, sữa và chế phẩm, chất kích thích. Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya và stress kéo dài.
Khi điều trị mụn viêm ở trán, ngoài việc giữ da mặt sạch thoáng, người bị mụn cần phải áp dụng kết hợp nhiều phương pháp trị mụn khác nhau. Các bạn nên sử dụng sản phẩm trị mụn có chiết xuất từ Curcumin, Benzoyl Peroxide, Collagen, Omega-6… Các thành phần này không chỉ có tác dụng kháng viêm, điều trị mụn hiệu quả mà cấp ẩm cho da, khắc phục tình trạng sẹo thâm, sẹo rỗ sau khi hết mụn.
Trên đây chỉ là biện pháp mang tính tạm thời để làm giảm sự khó chịu cho các vết sưng gây ra. Nếu tình trạng mụn viêm ở trán nặng và kéo dài hơn thì bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của Bác sĩ Da liễu.