Uống sắt bị nổi mụn không? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm khi bắt đầu bổ sung loại khoáng chất này. Nếu bạn cũng đang lo lắng về tình trạng da trong quá trình uống sắt, đừng bỏ qua thông tin dưới đây. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây mụn và cách bổ sung sắt đúng để hạn chế tình trạng này.
Sắt là khoáng chất thiết yếu với cơ thể, tuy nhiên một số trường hợp uống sắt có thể gặp tình trạng nổi mụn.
Giải đáp: Uống sắt có bị nổi mụn không?
Nếu uống sắt không đúng cách thì bạn có thể bị nổi mụn, kèm theo một số tác dụng phụ khác như táo bón, viêm dạ dày,… Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến bạn uống sắt bị nổi mụn:
- Thành phần sắt chưa đúng: Các thành phần điều chế của sắt không hợp lý hoặc hàm lượng sắt chưa đúng. Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, giảm sự hấp thu sắt của cơ thể. Giảm hấp thụ sắt dễ dẫn tới hiện tượng thiếu sắt trong cơ thể, khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, tạo điều kiện cho việc sản xuất ra những chất gây viêm gây nổi mụn.
- Uống sắt sai liều lượng: Một số nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sắt dư thừa có thể góp phần vào sự phát triển của vi khuẩn trên da và gây nên mụn. Mặt khác, nếu bạn đang có tình trạng thiếu sắt nhiều mà việc bổ sung sắt không đủ liều thì không giúp cơ thể tăng cường miễn dịch được, và điều này cũng có thể làm hình thành mụn.
- Uống sắt vào buổi tối: Uống sắt vào buổi tối hoặc uống trước khi ngủ có thể khiến cơ thể không kịp tiêu hóa hoàn toàn thành phần trong thuốc. Từ đó tạo thành các cặn và lắng lại trong cơ thể, bạn có thể tăng nguy cơ bị nóng trong, nổi mụn.
- Uống sắt khi có thể không có biểu hiện của thiếu sắt: Nếu cơ thể đang có sự cân bằng lượng sắt bên trong nếu bạn tự ý bổ sung sắt thì gây nên hiện tượng dư thừa. Sắt dư thừa cũng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm tình trạng viêm và lão hóa sớm do stress oxy hóa.
- Thói quen ăn ít rau xanh: Chế độ ăn ít rau xanh trong quá trình uống sắt, khiến cơ thể thiếu chất xơ làm ảnh hưởng đến tốc độ nhu động ruột. Điều này không chỉ khiến bạn dễ bị táo bón mà còn tăng nguy cơ nổi mụn.
Sau khi uống sắt, bạn bị nổi mụn có thể do thành phần sắt không đúng, sai liều lượng, hormone cơ thể thay đổi,….
Uống sắt bị nổi mụn phải làm sao?
Sau khi uống sắt, nếu làn da xuất hiện mụn thì bạn nên ngừng uống và bổ sung nhiều nước lọc giúp cơ thể thanh lọc – thải độc. Nếu tình trạng mụn vẫn không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu viêm sưng thì bạn nên đến phòng khám da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
O2 SKIN phòng khám chuyên khoa da liễu: Điều trị mụn chuẩn Y khoa an toàn, hiệu quả Khi khám mụn tại O2 SKIN, bạn trực tiếp được bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn thăm khám để tìm ra các nguyên nhân gây ra mụn trong thời gian uống sắt. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị mụn cá nhân hóa theo từng tình trạng da, loại da,… Đồng thời, phác đồ còn được kết hợp nhiều phương pháp hiện đại, giúp tăng hiệu quả điều trị mụn tối ưu ngay từ ban đầu. Bác sĩ da liễu O2 SKIN thăm khám kỹ lưỡng, giúp đưa ra phương án điều trị phù hợp cho khách hàng. >> Liên hệ O2 SKIN để đặt lịch hẹn thăm khám mụn chuyên sâu cùng các bác sĩ da liễu chuyên môn giỏi. |
Hướng dẫn uống sắt đúng cách không bị nổi mụn
Để có thể bổ sung sắt an toàn, hiệu quả, hạn chế các biến chứng dẫn đến nổi mụn, bạn tham khảo các bước sau:
- Chọn loại sắt thích hợp với tình trạng cơ thể
- Bổ sung hàm lượng sắt phù hợp
- Uống sắt đúng thời điểm
- Kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
- Chăm sóc da đúng cách
- Chế độ sinh hoạt khoa học
1. Chọn loại sắt thích hợp với tình trạng cơ thể
Bổ sung viên uống sắt được chỉ định cho các tình trạng thiếu sắt thứ cấp như thiếu máu do thiếu sắt, thiếu dinh dưỡng, kém hấp thu, mất máu, viêm mãn tính,… Để có thể chắc chắn sử dụng loại sắt phù hợp, bạn nên uống theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
2. Bổ sung hàm lượng sắt phù hợp
Hàm lượng sử dụng được khuyến nghị tùy thuộc vào từng chế phẩm sắt. Liều dùng thông thường cho người lớn để bổ sung vitamin/khoáng chất: 325mg uống một lần một ngày. Lượng sắt nguyên tố khuyến nghị hàng ngày (RDA) là 10mg cho nam giới trưởng thành, 15mg cho phụ nữ trưởng thành, tiền mãn kinh và 10mg cho phụ nữ sau mãn kinh. Tốt nhất, bạn nên uống đúng theo liều lượng bác sĩ chỉ định.
3. Uống sắt đúng thời điểm
Uống sắt bị nổi mụn có thể do bạn lựa chọn thời gian uống không đúng. Để khắc phục tình trạng này, tốt nhất bạn nên uống viên sắt vào buổi sáng, bởi lúc này hàm lượng sắt bên trong cơ thể ở mức thấp nhất. Bạn nên uống sắt trước bữa ăn ít nhất 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ, thời điểm giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Bạn nên uống viên sắt vào buổi sáng, trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ giúp hấp thu hiệu quả.
4. Kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Khi uống viên sắt, bạn nên chú ý ăn thêm rau xanh, uống nhiều nước, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, giúp tiêu hóa bữa ăn hiệu quả, hạn chế tình trạng nóng trong gây nổi mụn.
Ngoài ra, bạn không nên ăn một số thực phẩm khi uống cùng với sắt gồm ngũ cốc nguyên hạt, đồ uống chứa caffein (cà phê, trà,…), rau sống, sữa tươi,…. vì các thực phẩm này có chứa các chất có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
5. Chăm sóc da đúng cách
Để hạn chế tình trạng nổi mụn sau khi uống sắt, bạn cần chú ý trong chu trình chăm sóc da. Theo đó, bạn nên quan tâm đến làm sạch da kỹ lưỡng với nước tẩy trang và sữa rửa mặt 2 lần/ ngày, giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn, lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế nổi mụn.
Đối với sữa rửa mặt, bạn nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ, kiểm soát nhờn tốt, không chứa cồn, độ pH #5, giúp làm sạch da mặt tối ưu, không sinh nhân mụn – không gây kích ứng.
6. Chế độ sinh hoạt khoa học
Chế độ sinh hoạt khoa học có thể hỗ trợ quá trình hấp thụ – đào thải lượng sắt dư thừa diễn ra thuận lợi. Như duy trì thói quen ngủ sớm (trước 23 giờ), ngủ đủ 8 tiếng/ngày, giúp cơ thể có thời gian phục hồi, tăng khả năng trao đổi chất. Cùng với đó, bạn nên hoạt động thường xuyên giúp kích thích quá trình trao đổi chất, tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
Bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc giúp quá trình thải độc diễn ra thuận lợi, giúp cải thiện tình trạng uống sắt bị nổi mụn.
Một số lưu ý khi bổ sung sắt đường uống
Dưới đây là các lưu ý mà bạn cần tìm hiểu trước khi bổ sung sắt theo đường uống, đảm bảo sức khỏe:
- Người cao tuổi, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi hoặc đang mắc bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa chỉ được uống sắt khi chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
- Bệnh nhân mắc Hemochromatosis di truyền, bệnh lý huyết học,… không nên uống sắt.
- Người có tiền sử dị ứng với sắt hoặc bất kỳ loại thuốc nào cần cẩn trọng khi uống sắt.
- Bạn nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh và thuốc điều trị bệnh tuyến giáp.
- Tuyệt đối không uống sắt và Canxi cùng với nhau. Vì khoáng chất Canxi có thể làm giảm việc hấp thu sắt.
- Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên ăn đầy đủ thịt, cá, bởi protein động vật có khả năng tăng hấp thụ sắt trong cơ thể.
Gợi ý một số loại thực phẩm tự nhiên giàu sắt
Việc bổ sung sắt từ thực phẩm sẽ là cách an toàn, bạn nên ưu tiên cách này hơn đường uống. Còn uống sắt dạng viên nang, viên nén, viên nhai hoặc dung dịch lỏng thì nên bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. Gợi ý một số thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể thêm vào thực đơn ăn uống mỗi ngày:
- Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt dê,… là nguồn thực phẩm giàu sắt heme – cơ thể dễ hấp thu. Như trong 100g thịt bò xay chứa đến 2,7mg sắt, đáp ứng đến 15% lượng sắt khuyến nghị hàng ngày. Trong thịt đỏ còn chứa nhiều vitamin nhóm B, Protein, Kẽm, Selen,… cầm thiết cho cơ thể.
- Rau bina: Trong 100g rau bina có chứa đến 2,7mg sắt. Đặc biệt, rau bina còn có chứa nhiều vitamin C hỗ trợ cơ thể hấp thu sắt, giàu chất chống oxy hóa như Carotenoids có nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể.
- Các loại đậu: Đều có chứa hàm lượng sắt dồi dào, trong 1 cốc đậu có chứa từ 3 – 7 mg sắt, như trong 198g đậu lăng chín chứa 6,6mg sắt. Đặc biệt, trong các loại đậu còn chứa nhiều chất thiết yếu khác cho cơ thể như Protein, Folate, Magie, Kali,…
- Hàu: Là nguồn cung cấp sắt dồi dào, khi trong 1 con hàu có chứa đến 3 – 5mg sắt. Cùng với đó, hàu còn chứa kẽm, vitamin B12,… các dưỡng chất cần thiết cơ thể.
- Bông cải xanh: Là thực phẩm rất dinh dưỡng, 156g súp lơ xanh nấu chín chứa đến 1mg sắt, cùng với đó là giàu vitamin C giúp tăng khả năng hấp thụ sắt. Bên cạnh đó, trong bông cải xanh có chứa nhiều dưỡng chất như folate, vitamin K, chất xơ,…
- Đậu phụ: Trong 126g đậu phụ có thể cung cấp cho cơ thể đến 3,4mg sắt, đáp ứng đến 19% nhu cầu sắt của cơ thể. Đặc biệt, đậu phụ còn có chứa nhiều khoáng chất như canxi, magie, thiamine, selen, isoflavone,…
Bạn có thể thêm các thực phẩm giàu sắt vào chế độ dinh dưỡng như thịt đỏ, súp lơ xanh, rau bina, các loại đậu,…
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về cách uống sắt:
Uống sắt dạng nước có nóng không?
Hàm lượng nguyên tố sắt trong sắt dạng nước thấp nên tỷ lệ gây nóng trong không cao. Ngoài ra, sắt dạng nước dễ dàng cơ thể hấp thu hơn so với dạng viên.
Uống sắt có đẹp da không?
Uống sắt đúng cách sẽ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, từ đó giúp làn da sáng hồng mịn màng. Đặc biệt, uống sắt giúp hàm lượng oxy đến da đủ, nhờ đó thúc đẩy quá trình sản xuất collagen tự nhiên hiệu quả, ngăn ngừa lão hóa.
Uống sắt bao lâu thì ngưng?
Thông thường bao lâu uống sắt thì ngưng tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Trung bình, thời gian uống sắt theo từng đối tượng cụ thể như sau:
- Người thiếu máu: Thời gian uống sắt phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, đảm bảo hấp thụ đủ hàm lượng sắt theo nhu cầu.
- Phụ nữ mang thai: Cần bổ sung lượng sắt nhiều hơn 50% so với bình thường và bổ sung trong suốt thời kỳ mang thai.
- Đối với trẻ em: Hàm lượng bổ sung sắt theo tuổi cụ thể như sau: bé 9 tháng tuổi – 12 tháng tuổi là 11mg/ngày; 1 – 3 tuổi là 7mg/ngày; 5 tuổi là dưới 10mg/ngày; 9 – 13 tuổi là 8mg/ngày; 14 – 18 tuổi là 11 – 15mg/ngày.
- Phụ nữ: Từ 9 tuổi – 50 tuổi cần bổ sung 15mg sắt/ngày; từ 51 tuổi trở lên thì cần bổ sung 10mg/ngày.
- Nam giới: Từ 19 tuổi trở lên cần 8mg sắt/ngày và kéo dài đến hết thời gian trưởng thành.
Thiếu sắt có gây nổi mụn không?
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa tình trạng thiếu sắt và mụn trứng cá. Tuy nhiên, sắt rất quan trọng đối với quá trình lưu thông máu và hình thành collagen, và duy trì mức sắt thích hợp trong máu là rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch.
Hệ thống miễn dịch của bạn không chỉ giúp bạn tránh khỏi cảm lạnh thông thường mà còn giúp chống lại vi khuẩn có thể gây kích ứng da, nhiễm trùng và nổi mụn. Nếu cơ thể không có đủ sắt, hệ thống miễn dịch sẽ không thể kiểm soát được nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả những loại gây ra mụn trứng cá.
Đến đây chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi uống sắt bị nổi mụn không và cách bổ sung viên sắt đúng. Việc bổ sung sắt thông qua đường uống chỉ nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và trường hợp cần thiết. Để cơ thể được cung cấp đủ sắt, cách an toàn là bạn nên bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng, với các thực phẩm dinh dưỡng như thịt đỏ, rau bina, hàu, súp lơ xanh,…