Bạn thường xuyên sử dụng mặt nạ từ thiên nhiên nhưng vô tình mắc phải những sai lầm trong cách sử dụng, bạn hãy đọc ngay bài viết sau để biết cách tránh.
- Bạn thường xuyên sử dụng mặt nạ từ thiên nhiên?
- Nhưng bạn vẫn gặp vấn đề về da?
- Vậy bạn có bao giờ nghĩ rằng bạn đã dùng mặt nạ sai cách?
Mặt nạ từ thiên nhiên rất tốt cho da, giúp da trở nên đẹp hơn, lại còn an toàn cho da. Tuy nhiên, có những lúc bạn gặp phải những vấn đề như da nổi mụn, khô da, da trở nên yếu và bắt nắng… cùng o₂ skin kiểm tra xem, bạn có phạm phải những lỗi sau không nhé!
1. Không làm sạch da trước khi đắp mặt nạ
Đắp mặt nạ trị mụn lúc da bẩn không những làm giảm sự thẩm thấu dưỡng chất vào da mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn trên bề mặt xâm nhập vào da và tấn công làn da trong môi trường ẩm ướt. Rửa mặt sạch sẽ trước khi đắp mặt nạ giúp da mặt hấp thu tốt nhất dưỡng chất.
2. Vệ sinh khi chế biến mặt nạ
Các bạn thường có thói quen làm mặt nạ cho da mụn tại nhà từ các loại củ quả, tuy nhiên, nếu không chú ý đến vấn đề vệ sinh nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ thì vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công làn da của bạn, khiến da bạn bị nhiễm khuẩn.
3. Đắp mặt dạ quá dày
Một số bạn cho rằng đắp mặt nạ dày sẽ có tác dụng nhiều hơn. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai vì mặt nạ dày quá khiến nhiệt độ bề mặt da tăng lên quá cao làm lỗ chân lông mở rộng và cho phép bụi bẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong da. Bạn chỉ nên đắp một lớp mỏng, vừa đủ để giúp tăng nhẹ nhiệt độ bề mặt da, thúc đẩy lưu thông máu và giúp dưỡng chất hấp thu tốt hơn.
4. Đắp mặt nạ quá lâu
Việc đắp mặt nạ lâu không giúp tăng tác dụng mà ngược lại, khi mặt nạ khô dần sẽ lấy đi độ ẩm của da, làm da bị khô, yếu, không bài tiết bã nhờn được. Bạn chỉ nên đắp mặt nạ 15 – 20 phút, đủ để da hấp thu dưỡng chất mà không bị mất đi độ ẩm.
5. Đắp mặt nạ quá nhiều lần trong tuần
Việc đắp mặt nạ quá nhiều lần sẽ làm cho da bị yếu, dễ bị dị ứng và dễ bắt nắng do trong các loại mặt nạ tự nhiên có thể có những hợp chất tẩy nhẹ. Với mặt nạ từ thiên nhiên, bạn chỉ nên đắp 1 – 2 lần/tuần.
6. Chế biến sẵn để dùng dần
Một số bạn có thói quen chuẩn bị sẵn mặt nạ và cất dùng dần để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, việc làm này có thể khiến cho các thành phần trong mặt nạ bị oxy hóa hoặc nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, dẫn đến việc gây hại cho da. Tốt nhất, mỗi lần sử dụng nên chuẩn bị mặt nạ mới.
7. Đắp mặt nạ khi đang bị mụn viêm
Mụn viêm có rất nhiều vi khuẩn, việc đắp mặt nạ có thể sẽ khiến các nốt mụn viêm bị vỡ, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan, tấn công mạnh hơn và gây hại cho da.
Xem thêm: Mụn viêm là gì? Cách trị mụn viêm hiệu quả
8. Không để ý thành phần của mặt nạ
Mỗi loại mặt nạ có chứa thành phần dinh dưỡng khác nhau và phù hợp với các làn da khác nhau. Nếu thành phần không phù hợp có thể làm da bị tổn thương, kích ứng. Ví dụ: acid trong chanh có thể gây kích ứng, đỏ, ngứa đối với làn da nhạy cảm.
9. Thời điểm đắp mặt nạ
Thời điểm đắp mặt nạ rất quan trọng, sau khi đắp mặt nạ, da của bạn trở nên mỏng manh, nhạy cảm và dễ bắt nắng hơn. Nếu sau khi đắp mặt nạ, bạn phải ra nắng, tiếp xúc với tia bức xạ, với môi trường ô nhiễm sẽ khiến da dễ bị tổn thương hơn. Do đó, tốt nhất nên đắp mặt nạ vào buổi tối để da được nghỉ ngơi hoàn toàn.
Xem thêm: Quy trình chăm sóc da