Da mụn có nên cạo lông mặt không? Làm gì nếu lỡ cạo lông mặt?

BS CKI Trần Thị Huyền Trang

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Trần Thị Huyền Trang

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Lông mặt bảo vệ da khỏi bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên nếu lông mặt quá nhiều có thể gây mất thẩm mỹ. Vì thế nhiều người chọn cách cạo lông mặt để cải thiện vấn đề này. Vậy da mụn có nên cạo lông mặt không? Cùng tham khảo bài viết ngay sau đây. 

1. Ưu và nhược điểm khi cạo lông mặt

Điểm qua một số ưu, nhược điểm của phương pháp cạo lông mặt: 

1.1. Ưu điểm

Cạo lông mặt được nhiều người yêu thích vì có nhiều ưu điểm như: 

  • Bề mặt da mịn màng, sáng màu: Việc cạo lông mặt giúp loại bỏ lớp lông tơ, tế bào chết trên bề mặt da, từ đó mang lại làn da mịn màng hơn.
  • Dễ hấp thu dưỡng chất từ mỹ phẩm: Khi da mặt được cạo lông, các lỗ chân lông thông thoáng, giúp da hấp thu dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc da tốt hơn. 
  • Giảm tình trạng viêm nang lông: Cạo lông mặt giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa tích tụ trong nang lông, từ đó giảm nguy cơ viêm nang lông.
  • Lớp trang điểm đẹp hơn: Nhờ vào làn da mịn màng sau khi cạo lông mặt, bạn có thể trang điểm dễ dàng hơn, lớp nền mướt mịn, tự nhiên và bền hơn. 

1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, nếu cạo lông mặt không đúng cách có thể mang theo nhiều tác hại như: 

  • Trầy xước da: Việc cạo lông mặt có thể gây ra các vết trầy xước trên da nếu sử dụng dụng cụ cạo không phù hợp hoặc không cẩn thận khi cạo.
  • Có nguy cơ nổi mụn, nhiễm trùng: Nếu không vệ sinh dụng cụ cạo kỹ lưỡng hoặc da không được chăm sóc đúng cách sau khi cạo có thể làm da bị kích ứng và gây ra tình trạng nổi mụn hoặc nhiễm trùng. 

mặt mụn có nên cạo lông mặt không

Cạo lông mặt có thể loại bỏ lông, tế bào chết nhưng cần lưu ý cạo đúng kỹ thuật và vệ sinh dụng cụ cạo sạch sẽ. 

2. Da mụn có nên cạo lông mặt không?

Nhiều người thắc mắc mặt mụn có nên cạo lông mặt không? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy theo dõi tình trạng mụn của bạn, nếu đang gặp phải tình trạng mụn sưng viêm hoặc có nhiều mụn, thì không nên cạo lông mặt. Vì dao cạo có thể vô tình làm vỡ các nốt mụn, tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan và gây viêm nhiễm nặng hơn trên da. Hơn nữa, quá trình cạo lông có thể gây kích ứng và tổn thương da, khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, những người có làn da mỏng, dễ bắt nắng, hoặc đang bị viêm da tiếp xúc cũng không nên cạo lông mặt. Vì có thể làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của da, khiến da dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây kích ứng khác.

Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn các phương pháp khác an toàn và phù hợp. 

3. Da bị mụn lỡ cạo lông mặt phải làm sao?

Nếu lỡ cạo lông mặt khi da đang bị mụn, bạn hãy thực hiện các bước sau để giảm thiểu tác hại và giúp da nhanh chóng phục hồi:

  • Rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ: Chọn loại sữa rửa mặt có độ pH cân bằng, không chứa cồn hoặc hương liệu để tránh làm kích ứng da. Đồng thời, rửa mặt nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để loại bỏ tối đa bụi bẩn và dầu thừa trên da. 
  • Dưỡng ẩm cho da: Sau khi rửa mặt, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm để làm dịu da và cung cấp độ ẩm cần thiết. Lưu ý chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da của bạn, đặc biệt là những loại có thành phần dịu nhẹ như nha đam, hoa cúc, allantoin hoặc AquaCactee. 
  • Thoa kem chống nắng: Ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương da và khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên thoa kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên trước khi ra ngoài để bảo vệ da hiệu quả. 
  • Thăm khám tại các cơ sở Y tế uy tín: Nếu da bạn bị kích ứng nghiêm trọng hoặc mụn tiến triển xấu sau khi cạo, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp. 

bị mụn có nên cạo lông mặt không

Bị mụn có nên cạo lông mặt không? Cạo lông mặt khi bị mụn có thể dẫn đến một số tác hại nghiêm trọng nếu không được chăm sóc kỹ càng và cẩn thận.

4. Một số lưu ý khi cạo lông mặt

Để đảm bảo việc cạo lông mặt an toàn, bạn nên lưu ý một số điều sau đây: 

  • Cạo lông mặt 2-3 lần/tuần tùy thuộc vào tốc độ mọc lông của bạn. Không nên cạo quá thường xuyên để tránh tình trạng kích ứng da.
  • Sử dụng dao cạo chuyên dụng cho mặt, đảm bảo sạch sẽ. Tránh dùng dao cạo quá cùn hoặc đã sử dụng nhiều lần.
  • Làm sạch da trước khi cạo với sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa.
  • Sử dụng kem/gel cạo râu (dành cho nữ) để làm mềm lông và giảm ma sát, giúp dao cạo di chuyển mượt mà.
  • Cạo theo chiều lông mọc để tránh gây kích ứng và dẫn đến tình trạng lông mọc ngược. 
  • Rửa mặt lại bằng nước mát và thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để làm dịu da sau khi cạo lông mặt.
  • Sau khi cạo lông mặt, da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng, do đó hãy thoa kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên trước khi ra ngoài.
  • Nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị kích ứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi cạo lông mặt.
  • Không nên tự cạo lông mặt tại nhà nếu không có kinh nghiệm, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thực hiện bởi chuyên viên có kinh nghiệm.

Cạo lông mặt là phương pháp nhiều bạn áp dụng vì dễ thực hiện, ít tốn chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này không giúp triệt lông mà chỉ loại bỏ lông tạm thời. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các phương pháp triệt lông mặt chuẩn y khoa thực hiện tại phòng khám như laser, IPL… Tia laser hoặc ánh sáng sẽ hấp thu có chọn lọc melanin gây hủy tế bào sắc tố và tế bào mầm nang lông, làm nang lông yếu đi, không còn khả năng sản sinh sợi lông, nhờ đó lông không mọc lại sau khi điều trị. 

Mặc dù cạo lông mặt có nhiều lợi ích nhưng nếu da bị mụn thì không nên thực hiện. Do đó, bạn hãy điều trị mụn nếu muốn sử dụng phương pháp cạo lông mặt an toàn. Đầu tiên, hãy chọn cơ sở y tế uy tín để có phác đồ điều trị mụn hiệu quả. 

Gợi ý đến bạn phòng khám O2 SKIN – địa chỉ trị mụn chuẩn Y khoa theo phác đồ của các bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm. Đến với O2 SKIN, khách hàng sẽ nhận được những đặc quyền như: 

  • Bác sĩ da liễu khám và tư vấn phác đồ điều trị mụn chuẩn y khoa, đảm bảo tính cá nhân hóa theo từng tình trạng da. Tại đây kết hợp các phương pháp tiên tiến như Peel da, Chiếu ánh sáng, IPL, Lăn kim và có thể dùng thuốc điều trị. Điều này giúp điều trị mụn đúng ngay từ ban đầu, rút ngắn thời gian điều trị. 
  • O2 SKIN luôn linh hoạt điều chỉnh phác đồ điều trị theo khả năng đáp ứng của tình trạng da của khách hàng qua các lần tái khám. 
  • Các bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc da tại nhà sau khi điều trị thành công để ngừa tái phát mụn, đồng thời dưỡng da và duy trì làn da khỏe đẹp. 
  • Không chỉ dừng lại ở đội ngũ bác sĩ, chuyên viên chuyên môn cao, kỹ thuật giỏi mà các sản phẩm chăm sóc da tại O2 SKIN đều là những sản phẩm chính hãng, chất lượng cao, đảm bảo hỗ trợ quá trình điều trị mụn hiệu quả nhất. Chưa hết, nơi đây còn trang bị máy móc hiện đại, luôn cập nhật xu thế tối tân nhất để đảm bảo an toàn với làn da.

da mặt bị mụn có nên cạo lông mặt không

Sự tin tưởng của khách hàng là minh chứng rõ nét nhất cho chất lượng điều trị mụn tại phòng khám điều trị mụn chuẩn Y khoa O2 SKIN. 

Đặt hẹn ngay tại O2 SKIN để rút ngắn thời gian trị mụn, lấy lại làn da mịn màng sáng khỏe.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1. Cách cạo lông mặt không bị mụn thế nào?

3 bước thông thường cạo lông mặt để đảm bảo an toàn và hiệu quả như sau: 

  • Bước 1: Rửa mặt sạch bằng nước ấm để làm mềm da và loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Bước 2: Bôi một lượng kem cạo râu (dành cho nữ) vừa đủ lên vùng da cần cạo lông.
  • Bước 3: Bắt đầu cạo lông theo chiều lông mọc, tránh cạo ngược chiều, thao tác nhẹ nhàng.
  • Bước 4: Làm dịu da bằng toner để se khít lỗ chân lông. 

5.2. Sau khi cạo lông mặt có nên rửa mặt không?

Sau khi cạo lông mặt, bạn có thể rửa mặt bằng nước lạnh để làm sạch da và se khít lỗ chân lông. Tiếp đến thoa kem dưỡng ẩm để làm dịu da và giữ cho da mềm mại, ngăn ngừa tình trạng khô da và kích ứng.

5.3. Cạo lông mặt có mọc dày hơn không?

Số nang lông không tăng lên sau khi cạo, vì thế không có tình trạng lông mọc dày hơn, cứng hơn sau khi cạo lông mặt. Việc bạn cảm thấy lông mọc cứng và dày hơn là do phần chân lông tiếp tục mọc ra tạo cảm giác lông mọc cứng, dày hơn.

Xem Thêm

Nguồn tham khảo

  1. Meg Walters. Dermaplaning Regret: Dos, Don’ts, and Horror Stories 02 08 2021. https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/dermaplaning-regret#dermaplaning-definition (Truy cập ngày 20 06 2024)
  2. Shishira Sreenivas, Tamara Newell. What Is Dermaplaning? 21 11 2023 https://www.webmd.com/beauty/what-is-dermaplaning (Truy cập ngày 20 06 2024)
  3. Dermaplaning. https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/22680-dermaplaning (Truy cập ngày 20 06 2024)

Bài viết cùng chuyên mục

Hướng dẫn các bước skincare cho da hỗn hợp cơ bản tại nhà

Hướng dẫn các bước skincare cho da hỗn hợp cơ bản tại nhà

Da hỗn hợp là một trong những loại da khó chăm sóc nhất vì nó mang đặc tính của cả da dầu và da khô.…
Xem Chi Tiết
Chia sẻ kinh nghiệm dùng BHA cho người mới bắt đầu hiệu quả

Chia sẻ kinh nghiệm dùng BHA cho người mới bắt đầu hiệu quả

BHA là tên viết tắt của Beta Hydroxy Acid, một dạng acid gốc dầu. Trong đó BHA phổ biến nhất được dùng trong mỹ phẩm…
Xem Chi Tiết
Nguyên nhân đeo khẩu trang bị mụn và cách khắc phục, phòng ngừa

Nguyên nhân đeo khẩu trang bị mụn và cách khắc phục, phòng ngừa

Đối với nhiều người, việc đeo khẩu trang đã dần trở thành thói quen không thể bỏ mỗi khi ra đường, ngoài ngăn chặn dịch…
Xem Chi Tiết
[Giải đáp] Da mụn có nên dùng sữa rửa mặt tạo bọt không?

[Giải đáp] Da mụn có nên dùng sữa rửa mặt tạo bọt không?

Rửa mặt là bước không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da mụn, giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa, ngăn ngừa tình…
Xem Chi Tiết
Da mụn có nên dùng vitamin C không? Một số lưu ý khi sử dụng

Da mụn có nên dùng vitamin C không? Một số lưu ý khi sử dụng

Hiện nay, nhiều người thường thêm vào quy trình chăm sóc da của mình các sản phẩm chứa tinh chất vitamin, nhằm giúp da trắng…
Xem Chi Tiết
Nên uống gì để trị mụn nội tiết hiệu quả, giảm sưng viêm?

Nên uống gì để trị mụn nội tiết hiệu quả, giảm sưng viêm?

Mụn nội tiết thường liên quan đến tuổi dậy thì nhưng cũng có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Mụn có thể xuất…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook