Trong kỳ kinh nguyệt có nên nặn mụn không? Giải đáp chi tiết

Trong kỳ kinh nguyệt có nên nặn mụn không là một trong những băn khoăn được nhiều bạn quan tâm. Bởi vì tình trạng mụn trứng cá bùng phát trên da vào ngày ‘đèn đỏ’ khiến nhiều phái đẹp lo lắng và mất tự tin khi giao tiếp với mọi người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này. Cùng tìm hiểu ngay.

Trong kỳ kinh nguyệt có nên nặn mụn không

Có nên nặn mụn khi đang có kinh nguyệt không là thắc mắc của nhiều người.

Nổi mụn trong kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân do đâu?

70% phụ nữ bị nổi mụn nhẹ trong khoảng 3 đến 10 ngày trước khi xuất hiện kinh nguyệt và giảm dần khi bắt đầu hành kinh. Điều này là do trong nửa cuối chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone estrogen và progesterone thay đổi.

Đặc biệt, nồng độ progesterone tăng lên trước kỳ kinh nguyệt có thể kích thích tuyến bã nhờn tăng sản xuất. Điều này kết hợp cùng bụi bẩn, cặn mỹ phẩm,… trên da có thể làm bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn.

Bên cạnh đó, da nhiều dầu thừa sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn C.acnes phát triển và gây mụn viêm. Ngoài ra, để loại bỏ cảm giác căng thẳng trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn có xu hướng ăn thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ,… Những thực phẩm này có thể kích thích các nguy cơ hình thành mụn trên da.

Nổi mụn trong kỳ đèn đỏ do đâu

Thời kỳ kinh nguyệt khiến da mặt nhạy cảm và dễ nổi mụn hơn bình thường.

Trong kỳ kinh nguyệt có nên nặn mụn không?

Trong kỳ kinh nguyệt bạn không nên tự ý nặn mụn ở nhà mà nên thăm khám bác sĩ da liễu nếu muốn đi lấy nhân mụn. Lúc này bác sĩ sẽ cho phép lấy bớt nhân mụn đã già, còn những mụn nội tiết sưng đau do kỳ kinh nguyệt sẽ không được phép lấy mà điều trị bằng thuốc bôi hoặc uống kết hợp.

Đồng thời bác sĩ cũng sẽ giúp bạn thiết lập lại chu trình skincare tại nhà phù hợp trong thời kỳ kinh nguyệt, vì lúc này da tăng tiết dầu, nhạy cảm hơn so với bình thường.

Lấy nhân mụn chuẩn Y khoa tại O2 SKIN: Hiệu quả, hạn chế tổn thương da

Với dịch vụ lấy nhân mụn chuẩn Y khoa tại O2 SKIN, bác sĩ da liễu sẽ thăm khám và chỉ định thực hiện nếu mụn đã gom cồi. Quá trình lấy mụn bao gồm 13 bước được thực hiện bởi đội ngũ điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm, thao tác chuẩn xác và nhẹ nhàng nên sẽ không làm tổn thương da. 

O2 SKIN sử dụng phương pháp lấy nhân mụn bằng tăm bông vô khuẩn, chỉ dùng 1 lần giúp lấy mụn ít đau và tránh tình trạng nhiễm trùng cho da. Các sản phẩm dùng trong quy trình lấy nhân mụn là dược mỹ phẩm chính hãng, điều dưỡng viên sẽ chọn loại phù hợp với làn da của bạn để hạn chế gây kích ứng. 

Tới kỳ kinh nguyệt có nên nặn mụn không

Lấy nhân mụn nhẹ nhàng và an toàn tại phòng khám O2 SKIN.

>> Quý khách hãy điền thông tin dưới đây để đặt hẹn khám da và lấy nhân mụn chuẩn Y khoa với O2 SKIN nhé!

Cách kiểm soát mụn trong thời kỳ kinh nguyệt hiệu quả

Bên cạnh tìm giải đáp cho thắc mắc trong kỳ kinh nguyệt có nên nặn mụn không, bạn cũng nên ‘bỏ túi’ các cách dưới đây để kiểm soát mụn trong ngày ‘đèn đỏ’ hiệu quả:

  • Vệ sinh da mặt đúng cách
  • Sử dụng kem/thuốc điều trị mụn
  • Chườm ấm và chườm lạnh cho da.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh
  • Sử dụng thuốc uống điều trị mụn

Vệ sinh da sạch sẽ

Nếu muốn mụn trong thời kỳ kinh nguyệt gom cồi nhanh, bạn cần chú trọng quá trình vệ sinh da mặt sạch sẽ. Cụ thể:

  • Tẩy trang với nước tẩy trang (không chứa cồn, paraben, hương liệu,…) để làm sạch lớp kem chống nắng, cặn trang điểm, bụi bẩn,…
  • Rửa mặt với sữa rửa mặt (chứa thành phần AHAs, sulfur, salicylic acid, độ pH 4.1 – 5.8) 2 lần/ngày giúp lỗ chân lông thông thoáng, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, dầu nhờn trên da.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ (khoảng 1 – 2 lần/tuần) để loại bỏ tế bào sừng, tạo điều kiện cho nhân mụn trồi lên bề mặt da.

Sử dụng kem/thuốc điều trị mụn

Sử dụng kem/thuốc bôi trị mụn là phương pháp kiểm soát mụn trứng cá hiệu quả trong giai đoạn kinh nguyệt. Tùy vào loại mụn, mức độ mụn mà bạn chọn loại sản phẩm bôi thoa có chứa Retinoids, Azelaic Acid, Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid,… (có thể kê toa hoặc không) để gom cồi, đẩy mụn và ngăn ngừa thâm, sẹo hiệu quả. 

Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mụn kinh nguyệt.

Theo đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm chất chống oxy hóa (cà chua, trà xanh,…), omega 3 (cá hồi, cá tuyết,…), vitamin (rau củ, trái cây,…) và uống nhiều nước (2 – 3 lít/ngày). Đồng thời, bạn nên hạn chế tiêu thụ các món ăn có nhiều đường, chứa cồn, thức ăn chế biến sẵn,… để kiểm soát mụn hiệu quả hơn.

Trị mụn trong kỳ kinh nguyệt

Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung trái cây, rau củ,… giúp kiểm soát mụn trong kỳ kinh nguyệt hiệu quả.

Sử dụng thuốc uống điều trị mụn

Một số loại thuốc dưới đây cũng hỗ trợ kiểm soát mụn trong kỳ kinh nguyệt hiệu quả:

  • Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có tác dụng làm giảm nồng độ testosterone trong cơ thể. Nhờ đó, làn da giảm sản xuất dầu nhờn và kiểm soát mụn trứng cá. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc và thời gian sử dụng phù hợp.
  • Spironolactone: Nếu mụn không cải thiện với thuốc tránh thai, bác sĩ có thể kê thêm spironolactone để giảm tác động của hormone androgen (Spironolactone ngăn chặn sự liên kết của dihydrotestosterone với thụ thể androgen trong tế bào tuyến bã), hạn chế da sản xuất nhiều dầu từ đó giảm mụn. Tuy nhiên, Spironolactone có thể gây ra tác dụng phụ như đau ngực, đau đầu, kinh nguyệt không đều,… Nên bạn tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc rủi ro trước khi sử dụng.
  • Thuốc kháng sinh liều thấp: Với trường hợp mụn viêm nhiễm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh liều thấp để kiểm soát mụn. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Nên làm gì để tránh nổi mụn trong ngày ‘đèn đỏ’?

Dưới đây là một số cách giúp da sáng khỏe, không nổi mụn trong kỳ kinh nguyệt bạn nên biết:

  • Dưỡng ẩm cho da đều đặn: Sử dụng kem/serum dưỡng ẩm để giữ cho da đủ ẩm, hạn chế khô ráp – yếu tố gây tăng tiết bã nhờn và hình thành mụn trên da.
  • Hạn chế trang điểm: Trong giai đoạn kinh nguyệt, tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh dễ gây bít tắc lỗ chân lông. Do đó, bạn nên hạn chế trang điểm để tránh mỹ phẩm kết hợp cùng bã nhờn, bụi bẩn gây tắc nghẽn nang lông và hình thành mụn.
  • Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da: Bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên (ngay cả khi trời không nắng). Việc này giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da chống lại tác nhân xấu từ môi trường (bụi bẩn, tia UV,…), từ đó hạn chế mụn xuất hiện.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng: Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu axit béo như omega-3, các chất chống xy hóa và các vitamin như E, C,… để cung cấp dinh dưỡng, từ đó nuôi dưỡng da khỏe mạnh từ bên trong. Đồng thời, bạn nên hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ để tránh các tác động tiêu cực đến sức khỏe làn da.
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học: Bạn nên ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, tập thể dục đều đặn, làm việc điều độ,… để giảm căng thẳng giúp cơ thể điều hòa hormone. Từ đó làn da giảm lượng dầu tiết ra và hạn chế nguy cơ gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn khi ‘ngày dâu’ đến.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không gây mụn: Bạn nên ưu tiên các sản phẩm chăm sóc da (sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng,…) có nhãn dán ‘không chứa dầu’ và ‘không gây mụn’. Điều này sẽ hạn chế tình trạng da tiết nhiều dầu nhờn quá mức và gây bít tắc lỗ chân lông trong ngày kinh nguyệt.

Ngừa mụn trong kỳ kinh nguyệt

Chăm sóc da đúng cách bằng sản phẩm lành tính giúp da mặt luôn khỏe đẹp trong suốt kỳ kinh nguyệt.

Câu hỏi thường gặp khác

Tìm hiểu thêm một số thắc mắc và giải đáp về mụn trong kỳ kinh nguyệt. Bạn hãy tham khảo để có thêm kiến thức hữu ích:

Mụn trước kỳ kinh nguyệt có phải mụn nội tiết không?

Nếu mụn nổi trước kỳ kinh nguyệt 3-7 ngày ở vị trí góc hàm, trán cùng với đặc trưng nốt mụn sưng viêm thì có thể là mụn nội tiết. Tuy nhiên nếu mụn nổi trước kỳ kinh nguyệt trên 1 tuần và thương tổn đa dạng, không đặc trưng thì có thể không phải là mụn nội tiết.

Mụn trong kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện ở vùng da nào?

Mụn trong kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện ở nửa dưới khuôn mặt, đường viền hàm và cổ. Loại mụn này thường là các nốt mụn đỏ, viêm và ít khi có mủ.

Nếu lỡ nặn mụn trong ngày ‘đèn đỏ’ thì phải làm sao?

Da sau khi nặn mụn sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm, những tác động bình thường có thể làm tổn thương gây sẹo rỗ, thâm. Do đó, nếu lỡ nặn mụn trong kỳ kinh nguyệt thì bạn cần làm dịu da ngay bằng cách đắp mặt nạ lành tính. Sau đó, bạn sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa thâm, sẹo tại vị trí nặn mụn.

Đồng thời, bạn cần bôi kem chống nắng, mang khẩu trang, đội nón rộng vành,… để bảo vệ da trước những tác động của ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, vi khuẩn,… 

Nên nặn mụn trước hay sau kỳ kinh nguyệt?

Bạn nên nặn mụn sau kỳ kinh nguyệt vì lúc này da đã giảm bớt tiết dầu, mụn viêm cũng đã gom cồi nên việc lấy nhân mụn trở nên dễ dàng, da bớt nhạy cảm hơn.

Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo nhân mụn đã gom cồi và đầy lên bề mặt da. Đồng thời thực hiện lấy nhân mụn tại phòng khám da liễu uy tín, có bác sĩ thăm khám, tư vấn và thực hiện quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trong kỳ kinh nguyệt có nên nặn mụn không. Nhìn chung, việc nặn mụn trong kỳ kinh nguyệt là không nên vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn thương cho làn da. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên các biện pháp kiểm soát mụn nhẹ nhàng và an toàn cho làn da nhé!

Nguồn tham khảo

  1. Cleveland Clinic. The Breakout Breakdown: Why You Get Acne Around Your Period. 26 07 2023. https://health.clevelandclinic.org/period-acne (Truy cập 17 02 2025)
  2. Healthline. The Ultimate Guide to Period-Related. 26 07 2023. Breakouts. https://www.healthline.com/health/period-acne#pain-relief (Truy cập 17 02 2025)
  3. WebMD. How Your Period Affects Acne.  10 04 2011. https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/features/period (Truy cập 17 02 2025)

Bài viết cùng chuyên mục

Tại sao mùa đông dễ nổi mụn? Cách giảm mụn vào mùa lạnh

Tại sao mùa đông dễ nổi mụn? Cách giảm mụn vào mùa lạnh

Mụn có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng một số bạn có xu hướng nổi nhiều mụn nhiều hơn mỗi…
Xem Chi Tiết
Bị mụn nên uống vitamin gì? 5 vitamin tốt cho da dầu mụn

Bị mụn nên uống vitamin gì? 5 vitamin tốt cho da dầu mụn

Khi làn da đang bị mụn, ngoài cách chăm sóc da ra thì nhiều người cũng chọn cách bổ sung thêm vitamin để da nhanh…
Xem Chi Tiết
Ăn dâu tây có nổi mụn không? Giải đáp từ bác sĩ da liễu

Ăn dâu tây có nổi mụn không? Giải đáp từ bác sĩ da liễu

Dâu tây từ lâu đã trở thành loại quả được nhiều người yêu thích vì độ thơm ngon, bổ dưỡng mà nó mang lại. Tuy…
Xem Chi Tiết
Ăn ổi có nổi mụn không và cách ăn hạn chế bị mụn bạn cần biết

Ăn ổi có nổi mụn không và cách ăn hạn chế bị mụn bạn cần biết

Ổi là loại trái cây có hương vị ngon ngọt cùng hàm lượng dưỡng chất dồi dào, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên lại có…
Xem Chi Tiết
Ăn táo có nổi mụn không? Khám phá 8 lợi ích khi ăn táo

Ăn táo có nổi mụn không? Khám phá 8 lợi ích khi ăn táo

Từ lâu, táo đã nổi tiếng với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe và làn da nên được nhiều người ưa…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook