Mụn nội tiết là một tình trạng mụn trứng cá viêm trung bình đến nặng, khó khăn trong chẩn đoán và điều trị, đem lại rất nhiều ưu phiền cho những bạn mắc phải. Vì vậy việc nhận diện đúng, tìm hiểu nguyên nhân mụn nội tiết là gì? Dùng viên thuốc uống trị mụn nội tiết có hiệu quả không? Hãy cùng các bác sĩ da liễu O2 SKIN tìm hiểu kỹ hơn biết biết cách trị mụn nội tiết hiệu quả và an toàn nhất, giúp bạn nhanh chóng có được quy trình điều trị chính xác và tối ưu nhất.
Mụn nội tiết là gì?
Mụn nội tiết là tình trạng mụn trứng cá liên quan đến sự biến động của nội tiết tố của cơ thể (các hormon) – trong đó nồng độ androgen cao dư thừa đã được nghiên cứu nhiều.
Tình trạng mụn này có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ, nhưng thường hay liên quan đến sự dao động nội tiết tố của tuổi dậy thì và thường phổ biến ở phụ nữ, phụ nữ mang thai, phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh hay các bất thường khác liên quan đến kinh nguyệt khác.
Nguyên nhân gây mụn nội tiết là gì?
Tình trạng này liên quan đến rất nhiều yếu tố hình thành khác nhau cũng như những nguy cơ tiềm ẩn mà nó mang lại về mặt biến chứng như sẹo thâm do viêm, thẩm mỹ hay tâm lý.
Mụn nội tiết liên quan đến sự mất cân bằng của các hormon trong cơ thể, cho đến nay, người ta nghiên cứu cho thấy nồng độ Androgen cao dư thừa như là một yếu tố góp phần gây ra mụn trứng cá.
Androgen kích thích sự phát triển của các tuyến bã nhờn và tăng cường sản xuất bã nhờn. Mụn trứng cá thường xuất hiện khi nồng độ androgen tăng cao, và việc xác định được lượng androgen trong huyết tương giúp ích rất nhiều. Chỉ có 2 nguồn sản xuất androgen trong cơ thể, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục, nhưng các cơ quan cuối cùng như gan, mỡ và da có khả năng tiếp tục chuyển hóa các tiền chất thành androgen mạnh hơn, do đó về cơ bản hoạt động như các cơ quan nội tiết. Cả tuyến thượng thận và buồng trứng có thể sản xuất quá mức nội tiết tố androgen nếu các khối u ác tính xảy ra.
Việc biết được mụn trứng cá cho nguyên nhân nội tiết là gì sẽ giúp tìm hiểu được nguyên nhân một cách rõ ràng hơn cũng như tiếp cận điều trị tối ưu và nhanh chóng hơn cho người bị mụn liên quan đến nội tiết.
Nguyên nhân gây mụn thường gặp:
- Thay đổi nồng độ hormone ở phụ nữ: bao gồm xung quanh kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, trong khi mang thai, trong thời kỳ mãn kinh hoặc sau khi ngừng kiểm soát sinh sản.
- Nam giới đang điều trị testosterone
- Tiền sử gia đình
- Tình trạng bệnh lý dư thừa androgen: do các tình trạng như hội chứng buồng trứng đa nang, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, hoặc khối u tuyến thượng thận hoặc buồng trứng
- Căng thẳng, thiếu ngủ, sinh hoạt không điều độ
Ai thường bị mụn nội tiết?
Phần lớn bệnh nhân thuộc nhóm này đều bắt đầu xuất hiện mụn hoặc nặng lên ở khoảng những năm 20 tuổi hoặc sau đó. Và tiến triển có xu hướng mạn tính, biểu hiện có phần âm thầm hơn trong nhiều năm. Có những trường hợp tái phát (liên tục từ giai đoạn thanh thiếu niên, sau một giai đoạn dài sạch mụn rồi tái phát trở lại sau 25).
Một nghiên cứu khảo sát lớn ở Mỹ ghi nhận có đến khoảng 50% trường hợp nữ giới vẫn tiếp tục bị mụn sau khoảng 20 tuổi, 35% ở những năm 30 tuổi, 26% trong giai đoạn 40 và sau 50 tuổi thì vẫn có đến 15% số phụ nữ phải đối mặt. Một nghiên cứu khác ở Châu Âu cũng ghi nhận các con số khá tương đồng, và nhận thấy xu hướng nổi bật hơn ở nữ giới. Con số này gia tăng đột biến trong những người có kèm theo những triệu chứng y khoa khác
Đặc điểm nhận biết mụn nội tiết là gì?
Mụn nội tiết thường khá dai dẳng và không đáp ứng điều trị vì cần những điều trị đặc biệt hơn. Việc nhận biết đúng được tình trạng sẽ giúp bạn tiếp cận điều trị hiệu quả hơn và nhận được tư vấn tốt hơn từ các bác sĩ chuyên khoa
Nhận diện mụn qua triệu chứng
- Mụn liên quan đến hóc môn có thể biểu hiện dưới nhiều dạng tổn thương viêm và đỏ, đau : Mụn sẩn, mụn mủ hoặc mụn nang ( hay gặp nhất)
- Mụn nang : nang hình thành sâu dưới da và không có đầu trên bề mặt. Những vết sưng này thường mềm khi chạm vào, một loại mụn mức độ nặng, dễ để lại biến chứng.
Nhận diện mụn qua vị trí
Thương tổn mụn liên quan đến nội tiết có nhiều khả năng xuất hiện trên mặt của bạn, nhưng cũng có thể xuất hiện ở những nơi sau: vùng cổ, mặt lưng, đôi vai hay ngực.
Ở tuổi dậy thì, mụn liên quan đến nội tiết thường xuất hiện ở vùng chữ T, còn ở tuổi trưởng thành chúng thường hình thành ở phần dưới của khuôn mặt. Điều này bao gồm phần dưới má và xung quanh đường viền hàm của bạn. Ta thường hay gặp mụn trứng cá ở cằm, trán, mũi.
Có một điểm khá thú vị là có sự khác biệt nhẹ trong biểu hiện tổn thương mụn ở hai nhóm đối tượng: mụn ở phụ nữ trưởng thành thường biểu hiện ở 1/3 dưới của mặt, cổ, quai hàm (dấu hiệu “chuỗi tràng mụn” hoặc “mặt nạ phẫu thuật”) và có thể ít thấy những tổn thương nhân mụn không viêm đi kèm. Có nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 85% phụ nữ trưởng thành vẫn có tổn thương dạng nhân mụn và thường gặp nhiều hơn ở nhóm phụ nữ có tiếp xúc với khói thuốc lá. Trong khi đó, với độ tuổi thanh thiếu niên, mụn thường xuất hiện ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm) hoặc lan rộng sau đó với nhiều dạng tổn thương, tiến triển tương ứng với quá trình hình thành mụn.
Nhận diện qua các bệnh liên quan đến nội tiết
Các bệnh lý làm rối loạn cân bằng hormone (trong đó là việc sản sinh các androgen quá mức) như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), tăng sản thượng thận bẩm sinh, và u tuyến thượng thận cũng có thể là nguyên nhân gây nên của tình trạng mụn này. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mụn không kiểm soát được có thể là dấu hiệu của các vấn đề này, nhưng hãy đừng quên một triệu chứng thì không được gọi là một bệnh.
Nhận diện qua các triệu chứng khác đi kèm
Ngoài ra, bạn cần lưu tâm đến những triệu chứng khác đi kèm. Bằng việc hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng và nhận định tổn thương, nếu cần thiết bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm hình ảnh học như siêu âm bụng khảo sát kĩ cấu trúc buồng trứng hai bên, hoặc xét nghiệm máu đo nồng độ hormone để xác định chẩn đoán liệu bạn có bị mụn liên quan đến nội tiết hay không
Một số hình ảnh mụn nội tiết
Khi các bạn nhận biết sớm và nghi ngờ, bạn nên đến các phòng khám da liễu để được các bác sĩ da liễu kiểm tra cũng như thực hiện chẩn đoán để xác định đúng tình trạng cho bạn.
Để xác định chẩn đoán, các bác sĩ da liễu sẽ tiến hành xem xét lại tình trạng tổn thương mụn cũng như đánh giá các yếu tố góp phần hình thành mụn liên quan đến nội tiết tố:
- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
- Tiền sử bệnh lý
- Tiền sử sử dụng thuốc của bạn
- Tình trạng sức khoẻ, căng thẳng
Hiện nay, các xét nghiệm máu sàng lọc định lượng mức độ cao của Androgen trong máu ngày càng phát triển, góp phần giúp xác định được nhiều tình trạng mụn, đem lại nhiều lợi ích trong điều trị.
Cách trị mụn nội tiết chuẩn y khoa
Cách để hết mụn là câu hỏi phổ biến đối với những ai đang gặp phải tình trạng mụn, đặc biệt là mụn nặng. Dù điều trị mụn bằng bất kỳ phương pháp nào, bạn cũng nên đến phòng khám chuyên khoa Da liễu để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng mụn của bạn. Trong một số trường hợp, mụn do hóc môn của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, các sản phẩm không kê đơn (OTC) có thể có hiệu quả đối với bạn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp này không đáp ứng thông thường với các thuốc không kê đơn.
Điều này là do chúng thường là mụn viêm, mủ, dạng mụn nang. Những vết sưng này hình thành sâu dưới da, ngoài tầm với của hầu hết các loại thuốc bôi ngoài da.
Thuốc uống, viên uống trị mụn nội tiết có thể tác động từ trong ra ngoài, giúp cân bằng nội tiết tố và làm sáng da. Các lựa chọn phổ biến trong liệu pháp nội tiết tố bao gồm thuốc tránh thai và thuốc kháng androgen. Các thuốc trong liệu pháp nội tiết tố chỉ nên chỉ định ở phụ nữ.
Một số loại thuốc uống trị mụn nội tiết:
- Thuốc uống tránh thai:
Thuốc uống trị mụn nội tiết thường được sử dụng đó là thuốc tránh thai kết hợp có chứa estrogen có hiệu quả và được khuyên dùng trong điều trị mụn viêm ở phụ nữ ( Theo khuyến cáo AAD – Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ)
Trong viên uống trị mụn nội tiết dạng thuốc tránh thai chứa các Progestin thế hệ mới kháng Androgen như: drospirenone, chlormadinone,…
Cùng với nhau, các thành phần này nhắm vào các hormone có thể gây ra mụn trứng cá. Điều này có thể đặc biệt hữu ích trong thời kỳ cao điểm của hormone, chẳng hạn như trong thời kỳ rụng trứng.
Sử dụng viên tránh thanh – thuốc uống trị mụn nội tiết cần lưu ý, bạn không thể sử dụng nếu như : đang trong thai kỳ, cho con bú, tiền sử đông máu, huyết khối, cao huyết áp, hoặc ung thư vú. Bạn cũng không nên sử dụng thuốc uống trị mụn nội tiết này nếu bạn hút thuốc lá.
- Thuốc kháng androgen – Spironolactone
Thuốc kháng androgen cũng là một trong những viên uống trị mụn nội tiết thường được chỉ định. Nó hoạt động bằng cách giảm nội tiết tố nam androgen. Cả nam giới và phụ nữ đều có mức hormone này tự nhiên. Tuy nhiên, sử dụng thuốc uống trị mụn nội tiết kháng androgen có thể góp phần gây ra các vấn đề về mụn trứng cá bằng cách can thiệp vào các nang lông điều tiết tế bào da và tăng sản xuất dầu.
Mặc dù thuốc uống trị mụn nội tiết Spironolactone (Aldactone) chủ yếu được sử dụng để điều trị huyết áp cao, nhưng nó có tác dụng kháng androgen. Nói cách khác, nó có thể ngăn cơ thể bạn sản xuất nhiều androgen hơn và cho phép mức độ hormone của bạn ổn định.
- Retinoids
Nếu mụn trứng cá do nội tiết tố của bạn nhẹ, bạn có thể sử dụng retinoids tại chỗ. Retinoids có nguồn gốc từ vitamin A. Hoặc nếu tình trạng mụn nặng, bạn có thể được chỉ định Isotretinoin uống.
Một sản phẩm được kê đơn mạnh mẽ hơn thường là cách hiệu quả nhất để giữ cho làn da của bạn luôn thông thoáng.
Việc sử dụng Retinoids nên được theo dõi và hướng dẫn cụ thể bởi các bác sĩ da liễu để phòng ngừa các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Mụn nội tiết ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào?
Sự mất cân bằng các nội tiết tố trong cơ thế có thể gây ra các tổn thương nặng hoặc vết sưng trên da của bạn có thể trở nên đỏ, viêm, đau nếu không được điều trị. Mụn từ trung bình đến nặng nến không được điều trị có thể dẫn đến sẹo tại nơi hình thành các tổn thương. Bên cạnh đó, những vết sưng đỏ đau, gây ảnh hưởng sâu sắc về mặt thẩm mỹ cũng như tinh thần, gây mất tự tin cho bản thân, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm.
Mụn nội tiết kéo dài bao lâu?
Mụn nội tiết ảnh hưởng đến mỗi người khác nhau. Nó có thể kéo dài ít nhất là vài ngày đến lâu nhất là vài tuần. Nếu không được điều trị, mụn trứng cá có thể tồn tại trong nhiều tháng.
Điều trị mụn liên quan đến hóc môn cũng khác nhau đối với mỗi cá nhân, nhưng sự kiên nhẫn, tuân thủ điều trị là yếu tố kiên quyết. Nhìn chung, có thể mất đến bốn đến sáu tuần để thấy làn da của bạn được cải thiện sau khi bạn bắt đầu điều trị.
Hy vọng những thông tin ở trên sẽ giúp bạn nhận diện đúng mụn nội tiết là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Nếu có bất kỹ thắc mắc nào đừng ngần ngại liên hệ với O2 SKIN để được tư vấn và lên phác đồ trị mụn cá nhân hóa hiệu quả nhất cho tình trạng của bạn.