Nặn mụn đầu đen không đúng cách có thể khiến lỗ chân lông to hơn và tình trạng ngày càng tệ hơn, đặc biết là mụn đầu đen ở mũi, khu vực thường xuyên xuất hiện loại mụn này. Vậy có nên nặn mụn đầu đen không và cách nặn mụn đầu đen như thế nào để không gây hại cho da? Câu trả lời sẽ được O2 SKIN bật mí trong bài viết.
Có nên nặn mụn đầu đen?
“Có nên nặn mụn đầu đen không” là câu hỏi mà rất nhiều bạn quan tâm khi gặp phải tình trạng này. Trên thực tế, mụn đầu đen tuy là mụn không viêm, thuộc nhóm mụn được phép nặn nhưng nếu nặn không đúng cách có thể khiến lỗ chân lông to hơn và tình trạng mụn ngày càng tệ hơn, chưa kể có thể chuyển biến thành viêm mụn sưng to, đau nhức và lây lan.
Do đó, việc tự nặn mụn tại nhà chưa bao giờ được khuyến khích vì nó có nguy cơ gây hại cho da. Tuy nhiên nếu lấy nhân mụn đúng cách thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.
Ngoài ra cũng rất nhiều người thắc mắc “có nên nặn mụn đầu đen ở mũi không?”. Bạn thấy đấy! Mụn đầu đen thường xuất hiện phổ biến nhất ở mũi, việc nặn mụn cũng gặp khó khăn hơn so với khi nặn trên các vùng da khác. Nên câu trả lời là với bất kỳ loại mụn nào, bạn cũng chỉ nên nặn mụn khi đảm bảo các nguyên tắc lấy nhân mụn chuẩn y khoa.
Đối với các tình trạng mụn viêm, bạn tuyệt đối không nên nặn để tránh tình trạng các ổ viêm mụn lây lan và trở nên nặng hơn. Thay vào đó bạn cần có một phác đồ điều trị toàn diện của Bác sĩ, với sự kết hợp của nhiều phương pháp chuẩn Y khoa để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách nặn mụn đầu đen tại nhà
Dưới đây là cách nặn mụn đầu đen tại nhà mà bạn có thể áp dụng để giảm thiểu tình trạng mụn của mình. Đây cũng là cách nặn mụn đầu đen ở mũi thường được áp dụng để tránh làm to lỗ chân lông, gây hại cho da. Khám phá ngay 8 bước nặn mụn đầu đen đơn giản, đánh bay loại mụn cứng đầu, dai dẳng này.
- Bước 1: Nhận diện đúng mụn đầu đen
- Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ nặn mụn đầu đen
- Bước 3: Làm sạch da
- Bước 4: Tẩy tế bào chết cho da
- Bước 5: Nới lỏng bít tắc nhân mụn
- Bước 6: Lấy nhân mụn đầu đen ra khỏi da
- Bước 7: Làm sạch da sau nặn mụn đầu đen
- Bước 8: Làm dịu da, dưỡng ẩm
Việc nặn mụn đầu đen cần được thực hiện đúng cách và không lạm dụng để tránh gây tổn thương cho da. Để xem chi tiết hơn từng bước, hãy kéo xuống dưới và đọc những nội dung tiếp theo nhé! Tin chắc là sẽ hữu ích cho bạn trong việc đẩy loại bỏ mụn đầu đen hiệu quả!
-
Bước 1: Nhận diện đúng mụn đầu đen
Mụn đầu đen thường bị nhầm lẫn với các hiện tượng da khác. Có một sự thật rằng có đến 80% những chấm đen trên mũi không phải là “mụn đầu đen” mà là sợi bã nhờn hay TS, và chúng hoàn toàn không phải là mụn. Đa số chúng ta thường nhầm lẫn bởi nhìn sơ qua thì chúng khá giống nhau với những chấm đen li ti.
Sự khác biệt cơ bản của các hiện tượng này nằm ở chỗ: Mụn đầu đen thường có kích thước lớn hơn và khiến lỗ chân lông phình to ra theo kích thước nhân bên trong. Trong khi đó 2 hiện tượng còn lại là TS và Sợi bã nhờn không phải là mụn và chúng không gây ra tình trạng lỗ chân lông to hoặc nếu có cũng không quá nhiều như các nhân mụn đầu đen.
Bạn cần phân biệt để tránh việc cố tình đè nặn các sợi bã nhờn, vừa vô ích vừa gây tổn thương cấu trúc da. Và vì chúng không phải là mụn nên sẽ không cần can thiệp để điều trị.
-
Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ nặn mụn đầu đen
- Tăm bông nặn mụn hoặc miếng dán lột mụn/ mặt nạ lột mụn
- Bông tẩy trang
- Nước ấm
- Các sản phẩm làm sạch da: Sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết, toner cân bằng da
- Các sản phẩm dưỡng ẩm, làm dịu da: Serum HA cấp ẩm và làm dịu da
-
Bước 3: Làm sạch da trước khi nặn mụn đầu đen
Trước khi nặn mụn đầu đen bạn cần làm sạch vùng da này. Sử dụng các sản phẩm làm sạch phù hợp với tuýp da và tình trạng da của bạn. Chọn sữa rửa mặt có độ pH vừa phải (pH nằm trong khoảng 5.5- 6) để không làm tăng tiết nhờn trên da.
-
Bước 4: Tẩy tế bào chết cho da
Tẩy tế bào chết hóa học hoặc vật lý tùy tình trạng da của bạn. Nếu da bị mụn viêm thì không nên chọn các sản phẩm tẩy tế bào chết dạng hạt để tránh các hạt scrub ma sát làm tổn thương da. Thay vào đó bạn có thể chọn tẩy tế bào chết hóa học có chứa AHA (cho da thường) hoặc BHA (cho da dầu mụn) có nồng độ phù hợp.
Sử dụng 2-3 lần/ tuần tùy tình trạng da để giúp làm sạch da hiệu quả. Tẩy tế bào chết có tác dụng đào thải các tế bào chết dưới da và hỗ trợ đẩy nhân mụn lên trên.
-
Bước 5: Nới lỏng bít tắc nhân mụn
Hãy chuẩn bị một miếng bông tẩy trang nhúng vào nước ẩm và đắp lên vùng da bị mụn đầu đen. Để trong khoảng 3 phút. Hoặc bạn cũng có thể xông mặt với một tô nước nóng. Điều này giúp nới lỏng các bít tắc nang lông, lỗ chân lông mở to sẽ giúp nhân mụn được lấy ra dễ dàng mà không cần đè nặn quá nhiều.
-
Bước 6: Lấy nhân mụn đầu đen ra khỏi da
Có 2 cách mà bạn có thể áp dụng để lấy mụn đầu đen ra khỏi da.
- Cách 1: Sử dụng tăm bông kháng khuẩn và ấn nhẹ nhàng lên vùng mụn đầu đen. Lưu ý tác động lực vừa phải, tập trung và vùng nhân mụn, không nên cố tình đèn nặn quá mạnh để tránh làm tổn thương da.
- Cách 2: Dùng gel lột mụn đầu đen hoặc mặt nạ lột mụn theo hướng dẫn đối với mỗi sản phẩm.
Tham khảo các sản phẩm lột mụn đầu đen. Lưu ý không nên lạm dụng đới với cả 2 cách.
-
Bước 7: Làm sạch da sau nặn mụn đầu đen
Sau khi nhân mụn đầu đen đã được lấy đi, hãy làm sạch da bằng nước muối sinh lý để rửa trôi các tế bào chết, bụi bẩn trên da sau khi nặn mụn. Sau đó hãy sử dụng toner để làm sạch và cân bằng pH cho da, vừa giúp tăng khả năng hấp thu các sản phẩm dưỡng da ở bước kế tiếp.
-
Bước 8: Làm dịu da, dưỡng ẩm
Bước cuối cùng trong quy trình nặn mụn đầu đen tại nhà chính là dưỡng ẩm và làm dịu da. Hãy sử dụng serum HA, lỏng nhẹ và dưỡng ẩm tốt, không gây bít tắc cho da, vừa giúp dịu da sau khi nặn mụn. Kết thúc quy trình bằng bước xịt khoáng giúp cấp ẩm, dịu da.
Lưu ý đây chỉ là cách xử lý tạm thời, bạn không nên lạm dụng quá nhiều nhé! Để được điều trị đúng cách và hạn chế tái phát hãy đến gặp Bác sĩ da liễu để được điều trị với các phương pháp chuẩn y khoa, giúp bạn sớm có được làn da mịn màng và sạch mụn.
Cách hạn chế mụn đầu đen tái phát
Mụn đầu đen rất dễ tái lại nếu bạn không chăm sóc da đúng cách. Đặc biệt những thói quen thường ngày như thường xuyên trang điểm dày, vệ sinh da mặt không sạch, sử dụng mỹ phẩm, kem bôi đặc, có thành phần sinh mụn cao,…sẽ làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, khiến mụn đầu đen dễ hình thành. Vì vậy, để hạn chế mụn đầu đen quay lại bạn cần đặc biệt chú trọng làm sạch da đúng cách và có những biện pháp hạn chế tiết nhờn cho da.
Dưới đây là một số cách hạn chế mụn đầu đen quay lại:
Lựa chọn các sản phẩm làm sạch da phù hợp và đúng cách
Các bước skincare cho da mụn vô cùng quan trọng giúp giảm tình trạng mụn đầu đen quay lại. Hãy làm sạch da 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối, không lạm dụng việc rửa mặt quá nhiều lần trong ngày sẽ vô tình làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên da khiến da tăng sinh tiết nhờn nhiều hơn. Từ đó, khiến tình trạng da khiến tình trạng da mụn đầu đen trầm trọng hơn.
Do đó đối với làn da đang bị mụn, không nên chọn loại sữa rửa mặt có độ p.H quá cao hoặc quá thấp. Tốt nhất, nên lựa chọn loại sữa rửa mặt dạng gel mỏng nhẹ có độ p.H 5.5 ~ 6 và không có chứa xà phòng hoặc các chất tẩy rửa.
Chọn các sản phẩm lỏng nhẹ, kiểm soát nhờn trên da
Bạn nên ưu tiên chọn các sản phẩm kem dưỡng hoặc serum có nhãn “oil control” để kiểm soát được lượng dầu nhờn trên da.
Ngoài ra, các sản phẩm chăm sóc da, kem trị mụn đầu đen cần đảm bảo có kết cấu mỏng nhẹ ở dạng gel, lotion hoặc essence,… để hạn chế gây bít tắc lỗ chân lông.
Hạn chế sờ tay lên mặt, không dùng tay cạy, nặn mụn
Tay chứa nhiều vi khuẩn khi bạn tiếp xúc với da để nặn mụn sẽ làm da bị tổn thương, mụn đầu đen chuyển biến nặng thành mụn viêm, sưng đau nhức và nguy cơ cao để lại sẹo thâm, sẹo rỗ sau mụn.
Kết hợp bôi thuốc trị mụn đầu đen theo tư vấn của Bác sĩ
Kết hợp sản phẩm bôi có tác dụng điều hòa tuyến nhờn và kích thích bong sừng: Với tình trạng mụn đầu đen xuất hiện dày đặc, một số thuốc bôi có thành phần bong sừng như retinoids/salicylic acid…có thể được bác sĩ lựa chọn trong các bước chăm sóc da mụn đầu đen.
Lưu ý không nên tự mua và sử dụng các sản phẩm trị mụn đầu đen có chứa nồng độ AHA, BHA quá cao để tránh tác dụng phụ. Cần có sự tham vấn, kê toa từ để tránh tình trạng kích ứng da hoặc làm tình trạng mụn đầu đen trở nên tệ hơn.
Trên đây là những thông tin về mụn đầu đen cũng như lời giải đáp cho câu hỏi mụn đầu đen có nên nặn không. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn. Ngoài ra, đối với các trường hợp mụn đầu đen dày đặc, tái lại nhiều lần bạn cần đến khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu. Qua những quan sát lâm sàng, cùng thiết bị soi da hiện đại, Bác sĩ sẽ xác định tình trạng da, nguyên nhân gây mụn đầu đen của bạn và đưa ra giải pháp điều trị mụn đầu đen tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, bạn có thể đến các cơ sở chăm sóc da mụn để được thực hiện lấy nhân mụn chuẩn y khoa, giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo, thâm sau mụn.