Có thể dùng dầu mù u trị mụn không? Cần lưu ý gì khi dùng?

Vấn đề trị mụn từ các nguyên liệu thiên nhiên chẳng hạn như sử dụng dầu mù u luôn được nhiều chị em quan tâm. Bởi cách này thường dễ thực hiện mà không tốn quá nhiều chi phí. Vậy thực chất dầu mù u trị mụn được không và làm thế nào để sử dụng đúng cách? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Dầu mù u là gì?

Dầu mù u (Tamanu oil) được chiết xuất từ cây mù u (Calophyllum inophyllum), có màu vàng đến xanh và có mùi hạt dẻ. Loại dầu này rất giàu các Acid béo như Acid alpha-linoleic, Acid oleic, Acid linoleic, Acid palmitic, Acid stearic. Theo đó, dầu mù u được ứng dụng trong các sản phẩm chăm sóc da, vì mang lại một số lợi ích như:

  • Bảo vệ làn da trước các tác nhân oxy hóa và tia cực tím.
  • Giúp kháng khuẩn và kháng viêm cho da.
  • Đẩy nhanh tốc độ làm lành vết thương của da.
  • Phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ da.

2. Dầu mù u có trị mụn được không?

Các nghiên cứu đã chỉ ra, dầu mù u có chứa hàm lượng cao Calophyllolide. Hoạt chất này có đặc tính kháng khuẩn, giúp chống lại các chủng Staphylococcus Aureus (tụ cầu vàng) – tác nhân gây ra u nhọt ở da và mụn sưng viêm đau ở mặt. Bên cạnh đó, Calophyllolide cũng giúp chống lại các chủng vi khuẩn liên quan đến mụn trứng cá (các loài Propionibacteria) như Propionibacteria Acnes và Propionibacteribacterusum. Ngoài ra, Calophylloide còn có thể điều hoà làm giảm sự tổng hợp các cytokin gây viêm, thông qua đó dầu mù u có tác dụng lên mụn sưng viêm hiệu quả.

Ngoài hỗ trợ giảm mụn, dầu mù u còn có nhiều lợi ích khác như:

  • Giảm mức độ, ngăn ngừa hình thành sẹo mụn: Dầu mù u thúc đẩy quá trình lành vết thương ở bề mặt tế bào sừng và cả trong tế bào nguyên bào sợi. Điều này giúp ngăn ngừa sự mất collagen, giảm sự hình thành xơ hoá và đóng vết thương một cách hiệu quả.
  • Giảm nếp nhăn: Dầu mù ù hỗ trợ kích thích sản xuất collagen giúp tái tạo, giảm nếp nhăn. Ngoài ra, nó còn chứa các chất chống oxy hóa, hỗ trợ làn da chống lại tổn thương từ các gốc tự do.
  • Làm mờ thâm: Trong dầu mù u có chứa các chất chống oxy hóa sẽ hạn chế quá trình tổng hợp của sắc tố melanin. Từ đó ngăn ngừa tình trạng tăng sắc tố sau viêm mụn, làm mờ thâm.
  • Dưỡng ẩm cho da khô: Dầu mù u còn chứa nhiều các Acid béo có lợi cho da như Acid oleic, Acid linoleic, Acid stearic nên có khả năng cấp ẩm và dưỡng da, hạn chế tình trạng da khô, mất nước.
  • Hỗ trợ trị các bệnh viêm nhiễm và nấm: Dầu mù u có hiệu quả trong việc điều trị bệnh nấm da chân nhờ vào đặc tính chống nấm. Ngoài ra, còn giúp chống viêm và làm giảm viêm nhiễm ở một số bệnh như nấm bàn chân, vảy nến,… 

dầu mù u trị mụn

Dầu mù u với hàm lượng Acid béo cao và đặc tính kháng viêm nên có thể hỗ trợ trị mụn.

3. Cách sử dụng dầu mù u trị mụn

Sau đây là những cách sử dụng dầu mù trong trong dân gian để hỗ trợ trị mụn.

3.1. Thoa trực tiếp dầu mù u lên da

Cách sử dụng dầu mù u trị mụn đơn giản nhất đó là bạn có thể thoa trực tiếp lên da. Cách này sẽ giúp sát khuẩn, diệt khuẩn và tiêu viêm các nốt mụn để mụn nhanh khô hơn. Ngoài ra, còn giúp giảm nhờn cho bề mặt da luôn thông thoáng, ngăn ngừa mụn mới hình thành.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa tay và làm sạch da mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt.
  • Sau đó, bạn nhỏ 1 – 2 giọt dầu mù u lên lòng bàn tay và xoa đều đến khi dung dịch ấm nóng.
  • Tiếp theo, bạn thoa đều và massage nhẹ nhàng lên mặt theo hình tròn trong 2 – 3 phút, lưu ý massage kỹ ở những vùng da có mụn.

3.2. Kết hợp dầu mù u với dầu dừa

Dầu dừa với thành phần Acid béo lành tính, có khả năng sát khuẩn và dưỡng ẩm cho da. Khi kết hợp dầu mù u và dầu dừa sẽ hỗ trợ làm xẹp các nốt mụn, đồng thời ngăn ngừa để lại thâm giúp da ẩm mượt, mịn màng.

Cách thực hiện:

  • Bạn cho dầu dừa và dầu mù u vào một cái chén sạch, trộn đều theo tỷ lệ 1:1.
  • Sau đó, bạn rửa sạch tay và vệ sinh da mặt để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa. 
  • Thoa thoa hỗn hợp trên lên da và massage nhẹ nhàng, đặc biệt là ở vùng da có mụn.
  • Thư giãn trong 10 – 15 phút, rồi rửa mặt lại với nước sạch. 

3.3. Trị mụn với dầu mù u và dầu oliu

Dầu oliu có khả năng trị mụn nhờ vào thành phần có chứa vitamin A, vitamin E và một số polyphenol, giúp diệt khuẩn, chống lại các gốc tự do gây hại cho da. Vì thế, kết hợp dầu mù u và dầu oliu không chỉ hỗ trợ giảm mụn, mà còn dưỡng ẩm, ngăn ngừa lão hóa da.

Cách thực hiện:

  • Bạn trộn đều 1 thìa cà phê dầu mù u và 1 thìa cà phê dầu oliu cho đến khi tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Sau khi làm sạch da mặt, bạn thoa hỗn hợp này lên vùng da bị mụn, kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Thư giãn từ 10 – 15 phút rồi rửa mặt lại với nước lạnh.

dầu mù u có trị mụn không

Dầu oliu có thể kết hợp với dầu mù u tạo thành hỗn hợp giúp giảm mụn.

3.4. Sử dụng dầu mù u với dầu hạnh nhân

Dầu hạnh nhân với tính Acid cao nên sẽ giúp mụn mau lành, ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn, hỗ trợ trị mụn. Ngoài ra, còn chứa vitamin E, chất chống oxy hóa, có tác dụng mờ thâm, tái tạo da và dưỡng ẩm cho da mềm mịn.

Cách thực hiện:

  • Bạn trộn đều dầu mù u và dầu hạnh nhân theo tỷ lệ 1:1.
  • Sau khi rửa mặt sạch, bạn thoa đều hỗn hợp này lên vùng da mụn, massage nhẹ nhàng và giữ nguyên trên da khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau đó, bạn rửa mặt thật sạch với nước mát.

3.5. Sử dụng dầu mù u với đường và muối

Đường và muối đóng vai trò như các hạt massage, hỗ trợ loại bỏ bớt các tế bào chết trên bề mặt da. Do đó, sử dụng dầu mù u với đường và muối có tác dụng làm mềm và giúp da chống lão hóa sớm.

Cách thức hiện:

  • Trộn một lượng dầu mù u vừa đủ với đường và muối.
  • Đắp hỗn hợp lên mặt.
  • Massage nhẹ nhàng trong vài phút và rửa sạch bằng nước.

Mặc dù mang lại nhiều công dụng trong việc giảm mụn, dưỡng da, nhưng dầu mù u vẫn có thể gây kích ứng da ở một số người, nhất là những người có làn da nhạy cảm. Do đó, cần cân nhắc trước khi sử dụng. 

Hiện nay, công dụng dầu mù u trị mụn vẫn chưa được kiểm chứng khoa học, bạn cần phải kiên trì thực hiện liên tục một thời gian dài mới thấy được sự cải thiện của làn da. Ngoài ra, để tránh kích ứng, bạn nên kiểm tra phản ứng bằng cách cho một ít lên cổ tay, dưới cổ,…

4. Một số lưu ý khi dùng dầu mù u trị mụn

Dưới đây là những lưu ý khi dùng dầu mù u trị mụn để hạn chế kích ứng mà bạn nên biết:

  • Không dùng dầu mù u lên vết thương hở, nốt mụn sưng to, sau khi nặn mụn,… chỉ nên thoa lên vùng da bắt đầu có da non để tránh tác động mạnh đến vùng da bên trong. 
  • Nên thử ở một vùng da nhỏ trước khi dùng cho toàn mặt, để tránh tình trạng kích ứng da. 
  • Có thể pha loãng dầu mù u khi sử dụng để giảm cảm giác khó chịu và kích ứng.
  • Nếu dùng dầu mù u và thấy có các dấu hiệu kích ứng như sưng tấy, mẩn đỏ, ngứa,… thì hãy ngừng sử dụng. Nếu các dấu hiệu này kéo dài thì hãy đến thăm khám ngay với bác sĩ da liễu.
  • Khi thoa dầu mù u, chỉ nên bôi 1 lớp mỏng, không được thoa quá nhiều dễ gây tắc nghẽn nang lông, khiến tình trạng mụn trở nặng hơn.
  • Không nên lạm dụng dầu mù u, tần suất sử dụng tối đa là 3 lần/ tuần. 

Dầu mù u chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm mụn, phù hợp với mụn nhẹ. Đối với tình trạng mụn phức tạp hơn thì tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ da liễu để có phác đồ điều trị chuẩn y khoa, trị mụn hiệu quả và đảm bảo an toàn hơn.

Mụn trứng cá là một bệnh lý, muốn điều trị đòi hỏi sự hiểu biết kỹ lưỡng về sinh lý của làn da lẫn cơ chế bệnh sinh của bệnh lý mụn trứng cá. Lĩnh vực này thuộc về chuyên môn của các bác sĩ da liễu được đào tạo bài bản, do đó bạn cần phải tìm đến cơ sở uy tín để điều trị đúng hướng ngay từ ban đầu.

Hiểu được điều đó, O2 SKIN ra đời với sứ mệnh giúp các bạn trẻ được điều trị hiệu quả và khoa học. Khi đến đây điều trị mụn, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi:

  • Bác sĩ chuyên khoa da liễu chuyên môn cao sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị theo từng tình trạng mụn. Tùy theo từng giai đoạn, bác sĩ sẽ chủ động điều chỉnh phác đồ điều trị để đảm bảo độ hiệu quả, mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.

công dụng dầu mù u

Các bác sĩ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm tại O2 SKIN sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của khách hàng.

  • Các phương pháp điều trị mụn chuẩn y khoa mà bác sĩ có thể chỉ định như dùng thuốc uống/thuốc bôi kết hợp sản phẩm chăm sóc da và các phương pháp trị mụn hiện đại như lăn kim, chiếu IPL, chiếu ánh sáng sinh học,… Qua đó sẽ giúp tăng cường hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.
  • O2 SKIN nói không với mỹ phẩm chứa corticoid, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần và có nguy cơ gây hại cho da. Tại O2 SKIN, khách hàng sẽ luôn được tư vấn và sử dụng 100% dược mỹ phẩm chính hãng, nguồn gốc rõ ràng, có hiệu quả được bác sĩ da liễu khuyên dùng.
  • Đầu tư máy móc, trang thiết bị điều trị hiện đại, cam kết chính hãng, được tiệt trùng đúng quy trình và hướng dẫn chuẩn SOP – tạo môi trường vô khuẩn. Điều này sẽ ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm chéo, đảm bảo chất lượng và an toàn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. 
  • Chi phí điều trị hợp lý, có nhiều ưu đãi cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra, khách hàng sẽ thanh toán trong từng lần điều trị giúp bạn dễ dàng chủ động tài chính. Chi phí khám da lần đầu chỉ 100.000 đồng và các lần tái khám sau là miễn phí. 

dầu mù u trị mụn được không

Sau thời gian ngắn điều trị tại O2 SKIN, Diễm Hằng đã hết mụn ẩn, da khỏe và trắng mịn hơn. Hằng cũng chia sẻ “Làn da sau điều trị tại O2 SKIN đã cải thiện được 95%. Cảm giác giống như đang thay đổi 1 lớp da mới cho khuôn mặt, rất đẹp”.

Liên hệ với O2 SKIN để được tư vấn thêm hoặc đặt hẹn thăm khám với các bác sĩ giỏi chuyên khoa da liễu.

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Thoa dầu mù u để qua đêm được không?

Nếu sử dụng dầu mù u bôi thoa trực tiếp, bạn có thể để qua đêm được. Tuy nhiên, nếu kết hợp dầu mù u với các nguyên liệu khác để làm mặt nạ thì bạn không nên để qua đêm và phải rửa mặt lại với nước sạch.

5.2. Có nên thoa dầu mù u hàng ngày không? 

Bạn không nên thoa dầu mù u hàng ngày, chỉ nên dùng từ 2 – 3 lần/ tuần, tránh lạm dụng vì có thể gây kích ứng da.

5.3. Có loại dầu nào có đặc tính tương tự dầu mù u không? 

Có 3 loại dầu với đặc tính tương tự như dầu mù u đó là dầu tràm trà, dầu argan, dầu thầu dầu. Tất cả đều có tính kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể sử dụng hỗ trợ trong việc trị mụn.

Xem Thêm

Nguồn tham khảo

  1. Adrienne Santos-Longhurst, “Everything You Need to Know About Tamanu Oil” – 25/03/20219, https://www.healthline.com/health/tamanu-oil (đã truy cập 27/06/2024)
  2. WebMD Editorial Contributors, “Health Benefits of Tamanu Oil” – 29/02/2024, https://www.webmd.com/beauty/health-benefits-tamanu-oil (đã truy cập 27/06/2024)

Bài viết cùng chuyên mục

[Giải đáp] Đắp mặt nạ xong có nên bôi kem trị mụn không?

[Giải đáp] Đắp mặt nạ xong có nên bôi kem trị mụn không?

Đắp mặt nạ xong có nên bôi kem trị mụn ngay không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi chăm sóc da mụn.…
Xem Chi Tiết
Dầu oliu trị mụn được không? Cách trị mụn với dầu oliu hiệu quả 

Dầu oliu trị mụn được không? Cách trị mụn với dầu oliu hiệu quả 

Tận dụng các nguồn nguyên liệu trong tự nhiên để làm đẹp luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Trong số các công…
Xem Chi Tiết
Mụn đầu đen có nên nặn không? Không nặn có sao không?

Mụn đầu đen có nên nặn không? Không nặn có sao không?

Mụn đầu đen gây mất thẩm mỹ, làn da không được mịn màng khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Liệu có nên nặn…
Xem Chi Tiết
Trị mụn bằng nghệ tươi có hiệu quả không? Các lưu ý khi thực hiện

Trị mụn bằng nghệ tươi có hiệu quả không? Các lưu ý khi thực hiện

Nghệ tươi nổi tiếng với nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp, đặc biệt là đối với da bị mụn. Nhiều người thường…
Xem Chi Tiết
Có nên đắp tỏi lên mụn bọc không? Cần lưu ý gì?

Có nên đắp tỏi lên mụn bọc không? Cần lưu ý gì?

Mụn không chỉ gây đau nhức khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ khuôn mặt, đặc biệt là mụn bọc. Để xử lý chúng…
Xem Chi Tiết
[Giải đáp] Trị mụn bọc bằng chanh có thật sự hiệu quả?

[Giải đáp] Trị mụn bọc bằng chanh có thật sự hiệu quả?

Trị mụn bọc bằng chanh luôn là vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm, bởi vì chúng dễ thực hiện mà lại tiết kiệm…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook