Mụn mọc ở lông mày: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

BS CKI Trần Thị Huyền Trang

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Trần Thị Huyền Trang

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Mọc mụn ở lông mày không chỉ gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt mà còn gây khó khăn khi trang điểm. Vậy đâu là nguyên nhân mụn mọc ở lông mày và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau. 

1. Những nguyên nhân gây mọc mụn ở lông mày

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mụn mọc ở lông mày, cụ thể:

1.1. Lông mày mọc ngược

Ở trạng thái bình thường, lông mày sẽ thông qua lỗ chân lông và mọc thẳng lên bề mặt da. Lông mày mọc ngược xảy ra khi các sợi lông bị cuộn tròn và mọc ngược vào phía bên trong da, dẫn đến viêm lỗ chân lông và gây ra mụn. Tình trạng này có thể xuất hiện nếu bạn thường xuyên cạo, nhổ, wax hoặc xỏ khuyên ở khu vực lông mày. 

1.2. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

Các loại mỹ phẩm và đồ trang điểm cho lông mày nói riêng như phấn, gel, bút,… kẻ lông mày có thể chứa những thành phần gây kích ứng da hoặc làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Do đó nếu không tẩy trang kỹ, nguy cơ xuất hiện mụn ở lông mày là rất cao.

Mụn mọc ở lông mày

Về cơ bản, mụn mọc ở lông mày xuất phát do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa, bụi bẩn và vi khuẩn

1.3. Bụi bẩn từ tóc

Nếu bạn để tóc mái, bụi bẩn, dầu và mỹ phẩm từ tóc có thể chuyển sang lông mày. Điều này có thể làm lỗ chân lông của lông mày bị tắc nghẽn và hình thành mụn viêm.

1.4. Dấu hiệu của bệnh gan

Theo quan điểm của y học cổ truyền, mọc mụn giữa 2 lông mày có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến gan. Một trong những chức năng chính của gan chính là thải độc tố. Do đó, mụn ở vùng lông mày có thể là dấu hiệu cảnh báo chế độ ăn uống không khoa học.

Chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ có thể gây gánh nặng cho gan, dẫn đến các vấn đề về da. Trường hợp bị tổn thương, chức năng thải độc của gan sẽ bị giảm sút, khiến độc tố có xu hướng tích tụ và lâu ngày sẽ gây nổi mụn hay mẩn ngứa.

Tuy nhiên, nổi mụn hay mẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vì vậy nếu bị mụn kéo dài cần đi khám bác sĩ  da liễu để tìm nguyên nhân gây bệnh.

1.5. Các nguyên nhân khác 

Bên cạnh các nguyên nhân trên, mụn mọc ở khu vực lông mày còn có thể do yếu tố nội tiết, căng thẳng, thói quen thức khuya, tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết cao,…

2. Nên làm gì khi mụn mọc ở lông mày?

Khi nhận thấy mụn xuất hiện ở lông mày, bạn không nên cố gắng tự nặn mụn vì có thể tình trạng thêm trầm trọng. Thay vào đó, để chăm sóc tình trạng mụn xuất hiện ở lông mày tại nhà hiệu quả, bạn nên: 

2.1. Làm sạch da

Làm sạch da đúng cách sẽ giúp lỗ chân lông được thông thoáng, từ đó cải thiện tình trạng mụn mọc ở lông mày. Bạn nên kết hợp tẩy trang và dùng sữa rửa mặt để đạt được hiệu quả tốt nhất. Với sữa rửa mặt, bạn nên sử dụng 2 lần mỗi ngày và ưu tiên sản phẩm có chứa Salicylic Acid, Sulfur, Benzoyl Peroxide, AHAs… để giảm mụn. 

Cách giảm mụn ở lông mày

Để kiểm soát mụn ở lông mày và mụn nói chung hiệu quả, đầu tiên bạn cần giữ vệ sinh cho da.

2.2 Sử dụng thuốc bôi chứa các hoạt chất trị mụn như Retinoids, Benzoyl Peroxide hoặc Salicylic Acid

Thuốc bôi nhóm Retinoids, Benzoyl Peroxide và Salicylic Acid là các thành phần hỗ trợ điều trị mụn rất tốt. Bạn có thể sử dụng thuốc bôi có chứa những thành phần này để cải thiện tình trạng mụn ở lông mày. Tuy nhiên, khi sử dụng những sản phẩm này, bạn nên bắt đầu dùng từ từ từng sản phẩm, theo dõi phản ứng của da và điều chỉnh tần suất cũng như liều lượng nếu cần. 

Sau khi áp dụng những cách trên mà tình trạng mụn không cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ. Nguyên nhân hình thành mụn ở lông mày và mụn nói chung vô cùng phức tạp, do đó cần được thăm khám kỹ lưỡng để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp.

Được thành lập vào năm 2015, cho đến nay, O2 SKIN đã trở thành địa chỉ điều trị mụn chuẩn Y khoa được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Phòng khám cung cấp đa dạng dịch vụ điều trị mụn và các vấn đề đi kèm như sẹo rỗ, thâm, lỗ chân lông to,… 

Với dịch vụ điều trị mụn, O2 SKIN ghi dấu ấn tích cực với khách hàng bởi:

  • Được các bác sĩ da liễu trực tiếp thăm khám và lên phác đồ điều trị: Các bác sĩ tại O2 SKIN đều có chuyên môn cao, từng tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bị mụn ở nhiều mức độ khác nhau. Vì thế, các bác sĩ luôn thăm khám và trao đổi với khách hàng kỹ lưỡng, từ đó xây dựng phác đồ điều trị chuẩn xác cho từng trường hợp. 
  • Phác đồ điều trị cá nhân hóa: Tại O2 SKIN, mỗi khách hàng đều được xây dựng phác đồ điều trị riêng biệt. Phác đồ này được thiết kế dựa trên tình trạng làn da, mức độ mụn và cơ địa của khách hàng để đạt được hiệu quả tốt nhất, đồng thời tránh các biến chứng sau mụn. 
  • Ngăn ngừa mụn tái phát hiệu quả: Sau khi điều trị mụn thành công, khách hàng sẽ được các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc da, chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa mụn tái phát. 
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Nhờ xây dựng phác đồ điều trị chuẩn xác từ ban đầu, khách hàng sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí tối ưu. Hơn thế nữa, O2 SKIN còn có bảng giá ưu đãi dành riêng cho các bạn học sinh, sinh viên.
  • Hiểu sâu và có kiến thức chăm sóc làn da: Các bác sĩ O2 SKIN vô cùng tâm lý, luôn đồng hành và sẵn sàng tư vấn cặn kẽ, cung cấp cho khách hàng kiến thức đúng các vấn đề về mụn. 

Điều trị mụn tại O2 SKIN

Tại O2 SKIN, các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để xác định chính xác nguyên nhân gây mụn trước khi xây dựng phác đồ điều trị.

3. Làm thế nào để phòng ngừa mụn mọc ở lông mày?

Để ngăn ngừa tình trạng mọc mụn ở lông mày tái phát, bạn có thể áp dụng những giải pháp sau:

  • Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần mỗi ngày.
  • Tẩy trang trước khi đi ngủ.
  • Thường xuyên gội đầu để làm sạch tóc, đặc biệt là phần tóc mái.
  • Không chạm tay bẩn lên mặt.

Ngoài ra, để tránh lông mày mọc ngược gây nổi mụn, bạn cũng cần chú ý:

  • Tẩy tế bào chết trước khi cạo, wax hoặc nhổ lông mày
  • Khử trùng dao cạo và nhíp nhổ lông mày giữa các lần sử dụng
  • Làm sạch và dưỡng ẩm vùng da ở lông mày sau khi nhổ.

Trên đây là những điều cần biết về mụn mọc ở lông mày. Theo đó, tình trạng này khá phổ biến, tuy nhiên vẫn có thể gây tổn thương và để lại biến chứng cho da nếu không được chăm sóc đúng cách. Chính vì thế, khi thấy mụn xuất hiện ở lông mày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị. 

4. Câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về tình trạng mụn mọc ở lông mày và lời giải:

4.1. Mọc mụn giữa 2 lông mày là dấu hiệu của bệnh gì?

Theo y học cổ truyền, mụn mọc ở lông mày có thể là dấu hiệu của bệnh gan. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến mụn mọc ở lông mày như chế độ ăn uống không lành mạnh, căng thẳng kéo dài,…, vì thế bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám. 

4.2. Có nên tự nặn mụn mọc ở lông mày không?

Không nên bởi nặn không đúng cách có thể gây ra sẹo thâm, sẹo rỗ. Tốt nhất, bạn nên đến địa chỉ uy tín để được nặn mụn chuẩn Y khoa. 

O2 SKIN hiện có cung cấp dịch vụ nặn mụn chuẩn Y khoa, giúp loại bỏ nhanh cồi mụn, bụi bẩn và tế bào chết. Đồng thời hạn chế tổn thương da, ít gây sẹo rỗ, sẹo xấu so với tự nặn mụn tại nhà. Nhờ đó không chỉ rút ngắn thời gian điều trị mụn mà còn còn ngăn ngừa mụn mới hình thành.

4.3. Vì sao bị nổi mụn sau khi nhổ lông mày?

Nếu bị nổi mụn sau khi nhổ lông mày, có thể bạn đã nhổ lông mày sai cách. Điều này khiến cho lông mày mọc ngược, dẫn đến viêm lỗ chân lông và gây ra mụn. 

Nguồn tham khảo

  1. Jamie Eske, What causes pimples on eyebrows, and what do they mean? 07 04 2020, https://www.medicalnewstoday.com/articles/pimples-on-eyebrows (đã truy cập 10 03 2024).
  2. Corinne O’Keefe Osborn, Eyebrow Acne: How to Handle It, 08 03 2019, https://www.healthline.com/health/pimple-on-eyebrow (đã truy cập 10 03 2024).

Bài viết cùng chuyên mục

Tiêm Meso trị mụn là gì? Giá, đặc điểm và lưu ý khi tiêm

Tiêm Meso trị mụn là gì? Giá, đặc điểm và lưu ý khi tiêm

Tiêm Meso là phương pháp làm đẹp đang được ưa chuộng nhờ khả năng giải quyết nhiều vấn đề về da. Vậy tiêm Meso có…
Xem Chi Tiết
Sau khi peel da bị thâm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sau khi peel da bị thâm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Peel da là phương pháp điều trị các vấn đề thâm, mụn, làm sáng da hiệu quả. Tuy nhiên, hiện tượng da thâm sạm và…
Xem Chi Tiết
Ăn cay có nổi mụn không? Làm gì khi ăn đồ cay nóng nổi mụn?

Ăn cay có nổi mụn không? Làm gì khi ăn đồ cay nóng nổi mụn?

Đồ ăn cay nóng luôn có sức hấp dẫn với một số người, nhưng sau khi ăn có thể gặp tình trạng da lên mụn.…
Xem Chi Tiết
Mụn trứng cá đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mụn trứng cá đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mụn trứng cá đỏ có biểu hiện thường thấy như nổi mụn đỏ, châm chích, đỏ da,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ…
Xem Chi Tiết
Chia sẻ 7 cách giảm sưng sau khi nặn mụn hiệu quả tại nhà 

Chia sẻ 7 cách giảm sưng sau khi nặn mụn hiệu quả tại nhà 

Bị sưng đỏ tại vị trí nặn mụn là một tình trạng khá thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy những tác nhân…
Xem Chi Tiết
Mặt mụn có nên dùng nước tẩy trang không? Lưu ý bạn nên biết

Mặt mụn có nên dùng nước tẩy trang không? Lưu ý bạn nên biết

Khi làn da bị mụn, việc skincare càng cần được chú trọng hơn để ngăn ngừa mụn nặng thêm hay lan sang vùng da khác.…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook