Chat Tư Vấn
Facebook

Viêm da mụn mủ: Nguyên nhân và cách chữa trị

Viêm da mụn mủ: Nguyên nhân và cách chữa trị

Viêm da mụn mủ là bệnh lý da liễu mà nhiều người gặp phải. Bệnh có thể khiến da xuất hiện mủ, chứa dịch, gây đau nhức và khó chịu. Viêm da mụn mủ nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tình trạng hoại tử da nghiêm trọng.

Tìm hiểu về bệnh viêm da mủ và cách điều trị

Viêm da mủ là gì?

Viêm da mụn mủ là hiện tượng viêm da mãn tính, da bị tổn thương và viêm tuyến bã nhờn gây mụn. Các tác nhân gây bệnh phổ biến là vi khuẩn, bụi bẩn và hóa chất độc hại.

Hình ảnh viêm da mủ

Viêm da mụn mủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó những đối tượng dễ mắc bệnh bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Các bé dễ bị viêm da vì hệ miễn dịch và sức đề kháng của da còn yếu, dễ bị kích ứng khi gặp phải tác nhân gây dị ứng. 
  • Trẻ vị thành niên: Những bạn đang trong giai đoạn tuổi dậy thì, cơ thể có sự thay đổi về hormone kết hợp với bụi bẩn, ô nhiễm từ môi trường thường rất dễ mắc phải

Loại mụn này thường ảnh hưởng đến vùng da hay tiết dầu. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện ở những khu vực da dày và khô.

Nguyên nhân gây ra viêm da mủ

Viêm da mụn mủ xảy ra chủ yếu do sự xâm nhập của các tạp khuẩn, vi khuẩn cư trú trên da như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn Demodex folliculorum,… Chúng tập trung chủ yếu ở những vị trí có nhiều mồ hôi, xung quanh lỗ chân lông và nếp gấp trên da. Khi gặp điều kiện thuận lợi như mồ hôi tiết nhiều, cơ thế suy yếu khiến cho tạp khuẩn tăng sinh, tăng độc tố, dễ dàng xâm nhập vào da.

Cơ thể suy yếu sẽ tăng nguy cơ bị viêm da mủ

Một số yếu tố bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Môi trường ô nhiễm: Không khí chứa nhiều khí thải độc hại, bụi bẩn, vi khuẩn… là tác nhân dễ gây ra viêm tuyến bã nhờn gây mụn, lây nhiễm và nặng hơn.
  • Vệ sinh da kém: Da bài tiết mồ hôi, bã nhờn qua lỗ chân lông trên da mỗi ngày. Nếu không làm sạch đúng cách thì mồ hôi và bã nhờn ứ đọng lại và gây bít tắc lỗ chân lông. 
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu: Chức năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn bị yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây bệnh.
  • Rối loạn hormone: Cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy viêm da có mủ. Thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, điều này chứng tỏ có sự ảnh hưởng của androgen lên nang lông tiết bã.

Nếu có nghi ngờ bị viêm da mụn mủ, bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ Da liễu để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Phân loại

Dựa trên loại vi khuẩn gây bệnh, viêm da được chia thành 2 loại chính:

  • Viêm da do tụ cầu khuẩn: Các tụ cầu thường xâm nhập vào và gây tổn thương ở vùng nang lông, tạo thành những nốt mụn viêm có mủ ở lỗ chân lông, mọc rải rác hoặc trên một vùng da nhất định. Khiến lỗ chân lông ửng đỏ và đau nhức.
  • Viêm da do liên cầu khuẩn: Giống như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn cũng cư trú trên da, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào bên trong da, sinh sôi và gây viêm da và hình thành nên các túi chứ đầy mủ. Tình trạng này do liên cầu khuẩn thường tạo thành tổn thương da dạng vảy, bong tróc, bết dính, da sưng đỏ, có thể có vết loét đi kèm.

Trên thực tế, đa số các trường hợp mắc phải thường do 2 loại tạp khuẩn này cùng kết hợp và gây bệnh.

Các vị trí thường xuất hiện viêm da mủ

Thường xảy ra ở những vùng da có tuyến mồ hôi hoạt động nhiều, có nhiều nếp gấp trên da. Vì vậy, một số vị trí thường bị nhất là:

Các vị trí thường xuất hiện viêm da mụn mủ
Các vị trí thường xuất hiện viêm da mụn mủ
  • Viêm da đầu có mủ: Các mụn mủ xuất hiện quanh các nang tóc, sau khi vỡ ra sẽ khô lại, tạo thành các vảy nhìn như gàu trên da đầu.
  • Viêm da mặt nổi mụn mủ: Da ở mặt mỏng và nhạy cảm hơn vùng da khác nên thường dễ gặp kích ứng và dẫn đến viêm nhiễm.
  • Viêm da mủ ở lưng: Các tuyến mồ hôi ở lưng hoạt động nhiều nên là vùng da dễ bị bít tắc lỗ chân lông, bã nhờn và vi khuẩn phát triển trên da.

Triệu chứng của viêm da mủ

Đây là một tình trạng da khá phổ biến, thường gây ra những tổn thương ở các nang lông trên da. Triệu chứng thường gặp nhất là các mụn mủ, sưng đỏ trên bề mặt da. Các nốt mụn mủ có thể mọc ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, ngoại trừng lòng bàn tay và bàn chân. Có nhiều loại viêm do tụ cầu khuẩn, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng biệt:

Triệu chứng của viêm da mủ

Viêm nang lông nông

Tình trạng viêm nhẹ ở đầu lỗ chân lông. Ban đầu thường có biểu hiện như lỗ chân lông sưng đỏ, nổi mụn mủ nhỏ và viêm quanh lỗ chân lông. Những mụn này thường sau khi khô sẽ bong tróc và lành lại mà không để lại thâm sẹo. Viêm nang lông nông thường xuất hiện ở vùng đầu, trán, cằm, gáy và lưng.

Viêm nang lông sâu

Loại viêm da này khi mới khởi phát là những mụn mủ quanh lỗ chân lông. Viêm nang lông sâu xảy ra bên trong lỗ chân lông, và nếu có mủ có thể gây đau nhức và sưng đỏ. Viêm nang lông sâu thường gặp ở cằm, quanh mép và gáy.

Viêm tuyên bã nhờn gây mụn

Tình trạng viêm nang lông kèm theo viêm tuyến bã nhờn gây mụn thường gây đau đớn và có thể tái phát ở các vùng cơ thể có tuyến mồ hôi. Triệu chứng ban đầu của bệnh gồm các nốt mẩn đỏ, cứng nổi trên da. Sau một thời gian, các nốt mẩn này diễn tiến nặng hơn, gây viêm nhiễm nặng, mềm và vỡ ra, chảy mủ. Hiện chưa có cách chữa trị hoàn toàn và có xu hướng tái phát nhiều lần, đặc biệt là mùa hè.

Tình trạng viêm da cần sự chăm sóc và điều trị đúng cách từ Bác sĩ Da liễu để ngăn ngừa mụn trở nên nghiêm trọng hơn việc hình thành sẹo xấu. Chăm sóc da hằng ngày và duy trì vệ sinh da là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.

Hướng dẫn cách điều trị viêm da mủ

Để điều trị viêm da mủ, bạn có thể dựa trên triệu chứng, mức độ tổn thương da, tình trạng cơ địa để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là những phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến:

Hướng dẫn cách điều trị viêm da mụn mủ
Hướng dẫn cách điều trị viêm da mụn mủ

Trị viêm da mủ tại nhà

Với trường hợp ở mức độ nhẹ, tình trạng sưng đỏ, chưa có mủ bạn có thể tham khảo một số mẹo điều trị tại nhà như:

  • Nghệ tươi và mật ong: Nghệ có khả năng kháng khuẩn, sát trùng, tiêu viêm, ngăn ngừa hình thành thâm sẹo nên rất hiệu quả đối với trường hợp viêm da có mủ sưng to. Đồng thời, mật ong có khả năng hỗ trợ làm lành da, phục hồi da, làm ẩm và làm mềm vùng da bị tổn thương.
  • Tỏi tươi: Trong tỏi chứa nhiều allicin và diallyl ajoene có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm tốt. 
  • Lá bạc hà: Trong lá bạc hà có chứa thành phần acid salicylic giúp làm dịu bớt mụn mủ trên da và sát khuẩn cho da.

Trị mụn viêm mủ bằng thuốc

Đối với các trường hợp viêm da nói chung, viêm da mụn mủ nói riêng, khi điều trị cần kết hợp thuốc uống và thuốc bôi ngoài da để điều trị. Bác sĩ Da liễu O2 SKIN sẽ sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc sát khuẩn: Cồn sát khuẩn, thuốc tím, nước muối sinh lý… có tác dụng làm sạch vùng da tổn thương, sát trùng da và ngăn ngừa nhiễm khuẩn trên da.
  • Thuốc kháng sinh dạng uống/ bôi: Thuốc bôi viêm da mủ có tác dụng làm giảm tình trạng nhiễm trùng da do viêm nang lông. Thuốc bôi có thể bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm.
  • Thuốc Corticoid: Thuốc bôi viêm da mủ chứa Corticoid có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, ngăn ngừa kích ứng da và phục hồi làn da.
  • Kem dưỡng ẩm: Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm mềm vùng da khô, bong tróc. Chỉ nên dùng kem dưỡng ẩm sau khi các vết mụn mủ đã vỡ, khô lại và kết vảy. Không nên dùng khi da còn đang nổi mụn, tiết dịch vì có thể làm chậm quá trình lành da.

Các loại thuốc có tác dụng ngăn chặn nhanh chóng triệu chứng mụn viêm trên da. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc điều trị cần chú ý sử dụng thuốc theo tham vấn kê đơn của Bác sĩ Da liễu. Không tự điều trị bằng thuốc tại nhà. Không tự ý thay đổi liều lượng và thời gian sử dụng thuốc để tránh gây ra các tác dụng phụ khác.

Cách phòng ngừa viêm da mụn mủ

Phòng ngừa là một phần quan trọng để đảm bảo làn da luôn khỏe mạnh và tránh những biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa việc viêm da có mủ:

Bổ sung thêm đạm vào chế độ ăn hàng ngày
  • Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh da đều đặn là yếu tố quan trọng để ngăn chặn vi khuẩn gây nhiễm trùng. Duy trì vệ sinh da hằng ngày bằng cách tắm rửa sạch sẽ và sử dụng xà phòng phù hợp với làn da. Chú ý đến các vùng cơ thể dễ bị viêm như nách, mông và vùng dưới cánh tay.
  • Điều trị kịp thời: Ngay khi phát hiện các dấu hiệu như sưng, đỏ và nổi mủ hãy đến gặp Bác sĩ Chuyên khoa Da liễu để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Tuân thủ đúng liệu pháp và chỉ dẫn từ Bác sĩ để đảm bảo việc điều trị được hiệu quả và ngăn chặn lây lan của bệnh.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Hãy duy trì một lối sống lành mạnh, tập luyện thường xuyên và giảm căng thẳng để củng cố hệ miễn dịch. Một chế độ ăn uống cân đối và giàu vitamin và protein có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Điều này giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm vi khuẩn gây ra viêm da có mủ.
  • Không tự ý dùng thuốc: Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ và không đem lại hiệu quả điều trị. Hãy tìm sự tư vấn và chỉ dẫn từ Bác sĩ Chuyên khoa Da liễu để đảm bảo rằng phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Phòng ngừa là một phần quan trọng của việc duy trì làn da khỏe mạnh. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì liên quan đến da hoặc có dấu hiệu viêm da, hãy tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ chuyên gia y tế.

Câu hỏi thường gặp

Viêm da mủ không thường xuyên gây ra nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc chăm sóc đúng cách, nó có thể gây ra một số vấn đề và biến chứng như nhiễm trùng, thâm, sẹo… Tuy nhiên, nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, có thể được kiểm soát và không ảnh hưởng đến làn da sau điều trị.

Viêm da mủ có thể lây lan từ người này sang người khác trong một số trường hợp. Cách chính để lây lan bệnh này là thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất mủ từ vết viêm da. Hoặc thông qua các vật dụng cá nhân dùng chung như khăn, quần áo…

Bài viết được tổng hợp, tham khảo và chọn lọc từ tài liệu lưu hành nội bộ của O2 SKIN, giúp bạn có thêm kiến thức đúng về chăm sóc da và điều trị mụn hiệu quả.Cập nhật: 20/12/2023

Các thông tin được O2SKIN chia sẻ nhằm mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa của bác sĩ cho từng cá nhân. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Print Friendly, PDF & Email
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Đăng ký điều trị mụn tại O2 SKIN

Phòng khám chuyên khoa da liễu O2 SKIN

Hotline đặt hẹn: 1900 3147

Đăng Ký Tư Vấn Trị Mụn Ngay

Call Now