Sự xuất hiện của mụn trong thời kỳ mang thai là điều không thể tránh khỏi với nhiều phụ nữ, khiến họ cảm thấy khó chịu và tìm kiếm nhiều cách để cải thiện làn da. Theo đó, có nhiều băn khoăn được đặt ra là có bầu nặn mụn được không? Để có câu trả lời thỏa đáng, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
1. Vì sao mẹ bầu dễ bị nổi mụn?
Mẹ bầu dễ bị nổi mụn là do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Khi nồng độ nội tiết tố Androgen tăng lên càng cao thì da của mẹ bầu sẽ tiết ra càng nhiều dầu thừa. Lượng dầu này khi kết hợp với tế bào chết, bụi bẩn sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mụn.
Ngoài ra, hệ miễn dịch của cơ thể trong thai kỳ cũng có thể bị suy giảm, khiến da dễ bị vi khuẩn tấn công hơn. Sự căng thẳng, mệt mỏi và thay đổi chế độ sinh hoạt trong quá trình mang thai cũng góp phần gây ra tình trạng mụn.
Khi mang thai sẽ làm nội tiết tố thay đổi nên có thể gây nổi mụn ở một số người.
2. Bầu có được nặn mụn không?
Giải đáp thắc mắc cho câu hỏi có bầu nặn mụn được không, đó là KHÔNG. Bởi vì tự nặn mụn có thể gây nhiễm trùng hoặc sẹo. Ngoài ra, trong thai kỳ làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn do sự thay đổi nội tiết, vì vậy việc tác động mạnh lên da có thể gây kích ứng và khó lành hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm trị mụn chứa thành phần không phù hợp với phụ nữ mang thai như tazarotene hoặc salicylic acid nồng độ cao có thể gây hại cho thai nhi.
Trường hợp bị mụn thai kỳ khiến mẹ khó chịu, hãy trao đổi với bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Tốt nhất, mẹ nên đợi sau khi sinh bé và đến những cơ sở uy tín để điều trị mụn. Gợi ý O2 SKIN là hệ thống phòng khám tiên phong điều trị mụn chuẩn Y khoa được nhiều bạn tin chọn, chứng thực bởi 489.000+ khách hàng trị mụn thành công. Do đó, mẹ sau sinh có thể hoàn toàn yên tâm khi đến điều trị tại đây.
Đặc biệt, quy trình lấy nhân mụn chuẩn Y khoa gồm 13 bước được thiết kế bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu, đảm bảo lấy sạch nhân mụn mà không làm tổn thương da. Đồng thời, O2 SKIN luôn đảm bảo đúng nguyên tắc khi lấy nhân mụn đó là: Lấy đúng loại mụn, nặn mụn đúng kỹ thuật và quy trình lấy mụn chuẩn Y khoa.
Không chỉ vậy, O2 SKIN còn để lại những ấn tượng tích cực với khách hàng bởi những điểm nổi bật như:
- Được thăm khám với bác sĩ da liễu giỏi chuyên môn: Đội ngũ bác sĩ da liễu của O2 SKIN có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm điều trị thành công nhiều khách hàng. Qua đó, sẽ đảm bảo nhận định đúng tình trạng mụn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
Bác sĩ O2 SKIN đang soi da cẩn thận và thăm khám cho khách hàng.
- Tư vấn phác đồ điều trị cá nhân hóa: Bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị cá nhân hóa theo từng tình trạng da, mụn của khách hàng. Đồng thời còn kết hợp các phương pháp hiện đại khác như chiếu ánh sáng, điện di,…. Nhờ vậy, mẹ sau sinh có thể điều trị mụn hiệu quả ngay từ đầu và tiết kiệm chi phí.
- Đội ngũ điều dưỡng viên giàu kinh nghiệm: Quá trình lấy nhân mụn sẽ được thực hiện bởi điều dưỡng viên có chuyên môn, đảm bảo thao tác đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng. Qua đó giúp an toàn cho làn da nhạy cảm của mẹ sau sinh.
Quy trình lấy nhân mụn bằng tăm bông chuẩn Y khoa và được thực hiện bởi điều dưỡng viên có kinh nghiệm.
- Chi phí hợp lý, bảng giá minh bạch rõ ràng: Chi phí lấy nhân mụn chuẩn Y khoa hay các dịch vụ trị mụn khác tại O2 SKIN đều ở mức hợp lý, được thông báo cụ thể ngay khi tư vấn. Do đó, bạn có thể yên tâm không phát sinh thêm sau khi thực hiện.
- Hướng dẫn cách chăm sóc da và tư vấn sản phẩm phù hợp: Bác sĩ O2 SKIN còn hướng dẫn tận tình bạn cách chăm sóc da tại nhà, tư vấn dược mỹ phẩm phù hợp cho mẹ sau sinh. Điều này góp phần tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa mụn tái phát.
Liên hệ ngay O2 SKIN để đặt hẹn và thăm khám với các bác sĩ giỏi chuyên môn để có hành trình điều trị mụn an toàn, hiệu quả với chi phí tiết kiệm!
3. Hướng dẫn cách chăm sóc da mụn cho mẹ bầu
Chăm sóc da mụn cho mẹ bầu cần phải chú ý đặc biệt vì làn da trong thời kỳ mang thai vô cùng nhạy cảm. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để mẹ bầu chăm sóc da mụn hiệu quả mà vẫn bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé:
3.1. Làm sạch da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ
Mẹ bầu nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa dầu và không gây kích ứng. Nên tránh các loại sữa rửa mặt chứa axit salicylic nồng độ cao hoặc các hóa chất mạnh vì có thể gây kích ứng da, khiến mụn trầm trọng hơn và không an toàn cho thai kỳ. Ngoài ra, bạn nên sử dụng nước ấm và thao tác rửa mặt nhẹ nhàng tránh gây kích ứng da.
3.2. Gội đầu thường xuyên
Nếu bạn có xu hướng nổi mụn ở vùng trán, da đầu và đường chân tóc, hãy gội đầu thường xuyên. Điều này sẽ giúp loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn và giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, từ đó ngăn ngừa mụn ở vùng trán và da đầu hiệu quả.
3.3. Tránh dùng mỹ phẩm có chứa chất gây kích ứng
Mẹ bầu không nên sử dụng mỹ phẩm có dầu hoặc nhờn, kem chống nắng, sản phẩm tạo kiểu tóc hoặc kem che mụn. Thay vào đó, mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, có dán nhãn gốc nước hoặc không gây mụn.
Khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da mẹ bầu nên ưu tiên thành phần lành tính, dịu nhẹ.
3.4. Hạn chế đưa tay lên mặt
Mẹ bầu nên hạn chế đưa tay lên mặt để tránh mụn, vì bàn tay thường tiếp xúc với nhiều bề mặt và chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn. Khi đưa tay lên mặt, vi khuẩn và tạp chất từ tay có thể truyền sang da, tạo điều kiện thuận lợi cho mụn phát triển.
3.5. Vệ sinh vỏ gối
Bên cạnh những cách trên, mẹ bầu cần phải thường xuyên vệ sinh vỏ gối, chăn,… Bởi vì đây là những vật dụng dễ tích tụ bụi bẩn, khi tiếp xúc trực tiếp với da sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mụn.
Đến đây hẳn là bạn đã tìm được câu trả lời dành cho thắc mắc có bầu nặn mụn được không. Việc nặn mụn trong thai kỳ là không nên, vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho làn da của bạn. Thay vào đó, mẹ bầu nên ưu tiên các biện pháp chăm sóc da nhẹ nhàng và an toàn. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bác sĩ da liễu để có được làn da khỏe đẹp mà vẫn bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!
4. Câu hỏi thường gặp
4.1. Bầu 3 tháng đầu có được nặn mụn không?
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ hay suốt giai đoạn mang thai, việc nặn mụn không được khuyến khích. Bởi vì làn da của bạn lúc này rất nhạy cảm, nếu tự ý nặn mụn có thể gây viêm nhiễm, kích ứng da, lây lan vi khuẩn sang vùng khác hoặc để lại thâm sẹo.
4.2. Dùng thuốc để điều trị mụn khi mang thai được không?
Bên cạnh những băn khoăn bầu có đi nặn mụn được không, nhiều bạn còn quan tâm mẹ bầu có nên dùng thuốc hay không? Câu trả lời là chỉ dùng nếu có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng các sản phẩm không được kiểm chứng hoặc không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng kích ứng da, viêm nhiễm nghiêm trọng hoặc thậm chí làm tăng mức độ mụn. Hơn nữa, nhiều loại thuốc có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây ra các vấn đề như dị tật bẩm sinh.
Do đó, mẹ bầu nên luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị mụn trong thời gian mang thai.
4.3. Mụn trứng cá có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong hầu hết các trường hợp, mụn trứng cá sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi, chủ yếu chỉ gây khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tự ý sử dụng các loại thuốc trị mụn không an toàn hoặc chứa thành phần có hại, sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi.