Chấm mụn là gì và có hiệu quả không? Hướng dẫn sử dụng đúng cách

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Chấm mụn là một trong những phương pháp hỗ trợ trị mụn được nhiều người lựa chọn. Các hoạt chất trong sản phẩm sẽ tác động trực tiếp lên nốt mụn, giúp giảm viêm, gom cồi mụn,…. Tuy nhiên sử dụng chấm mụn như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu và an toàn? Hãy cùng O2 SKIN tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây! 

1. Chấm mụn là gì? Hiệu quả không?

Chấm mụn là phương pháp sử dụng các loại thuốc hoặc kem bôi lên nốt mụn, thường chứa hoạt chất giúp tiêu sừng, kháng khuẩn, kháng viêm. Công dụng cụ thể của chấm mụn là:

  • Thúc đẩy quá trình khô cồi mụn và đẩy nhân mụn lên trên bề mặt da, giúp mụn nhanh lành và giảm thâm hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều tiết lượng dầu thừa trên da, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông, giảm nguy cơ hình thành mụn mới.
  • Tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, làm dịu các nốt mụn sưng viêm, giảm đỏ và ngăn ngừa mụn lây lan.
  • Loại bỏ tế bào chết, kiểm soát quá trình sừng hóa cổ nang lông, hỗ trợ tái tạo làn da mới khỏe mạnh hơn.

Chấm mụn là gì

Chấm mụn là giải pháp giúp kháng khuẩn, kháng viêm, gom cồi mụn và đẩy nhân mụn.

2. Các hoạt chất thường được sử dụng trong chấm mụn

Trong thuốc và kem chấm mụn thường có các hoạt chất sau đây: 

Acid Azelaic

Azelaic Acid là hoạt chất thuộc nhóm Axit Dicarboxylic. Với khả năng thẩm thấu vào sâu lỗ chân lông, hoạt chất tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm viêm sưng hiệu quả, giúp lỗ chân lông thông thoáng và ngăn ngừa mụn hình thành. Không chỉ vậy, Azelaic Acid còn giúp làn da sáng khỏe hơn nhờ khả năng làm mờ thâm, nám và cải thiện tình trạng rối loạn sắc tố da sau viêm.

Acid Salicylic

Acid salicylic là hoạt chất thuộc nhóm ß-hydroxy acid, tan trong dầu nên có thể dễ dàng len lỏi vào sâu lỗ chân lông, loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chết. Nhờ đặc tính kháng viêm, Salicylic Acid còn có đặc tính chống nhiễm khuẩn, chống nấm, giúp giảm sưng tấy, làm dịu các nốt mụn viêm, bớt sưng đỏ.

Alpha Hydroxy Acid (AHAs)

AHAs là một loại acid chiết xuất từ trái cây, đường mía,… thường có trong các loại thuốc chấm mụn. Với khả năng loại bỏ tế bào chết, AHAs giúp ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông, giảm thiểu nguy cơ hình thành mụn. Đồng thời, hoạt chất còn kiểm soát dầu thừa, làm mờ thâm mụn và cải thiện kết cấu da, mang lại làn da mịn màng, đều màu hơn. 

Benzoyl Peroxide

Benzoyl Peroxide là một loại thuốc bôi ngoài da không kê đơn, được FDA chấp thuận để điều trị mụn trứng cá thông thường nhờ vào khả năng tiêu diệt vi khuẩn C.acnes. Ngoài ra, Benzoyl Peroxide còn có tác dụng tiêu sừng nhẹ giúp loại bỏ tế bào chết trên da, làm thông thoáng lỗ chân lông.

Hoạt chất Benzoyl Peroxide khi chấm mụnBenzoyl Peroxide là hoạt chất trị mụn hiệu quả nhờ khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và làm sạch lỗ chân lông, phù hợp với các loại mụn viêm. 

Retinoids

Retinoids là một nhóm chất dẫn xuất của vitamin A, có khả năng kiểm soát bã nhờn và thúc đẩy tái tạo tế bào, là hoạt chất trong nhiều loại thuốc chấm mụn. Nó giúp ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông, giảm mụn và ngăn ngừa mụn mới. Ngoài ra, chúng còn kích thích sản sinh collagen, giúp da săn chắc, đàn hồi, giảm nếp nhăn. Một số loại Retinoids phổ biến bao gồm Retinol, Tretinoin, Adapalene,…

Kháng sinh

Một số loại kem chấm mụn có chứa kháng sinh như Clindamycin, giúp tiêu diệt vi khuẩn C.acnes, từ đó giảm mụn nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, khiến việc điều trị mụn trở nên khó khăn hơn. 

Kẽm

Trong các loại thuốc bôi trị mụn, Kẽm có khả năng kháng viêm, giảm sưng đỏ và kiểm soát dầu thừa hiệu quả. Đồng thời, điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông, từ đó giảm mụn và hỗ trợ làm mờ thâm. Ngoài ra, Kẽm còn ức chế vi khuẩn gây mụn, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. 

3. Hướng dẫn dùng chấm mụn đúng cách

Để dùng chấm mụn hiệu quả cao và an toàn, bạn nên thực hiện theo các bước như sau: 

3.1. Bước 1 – Làm sạch da

Đầu tiên, bạn tẩy trang kỹ và rửa mặt sạch với sữa rửa mặt dịu nhẹ, có thể dùng thêm toner để cân bằng độ pH cho da. Bước này giúp da thông thoáng, giúp tăng khả năng thẩm thấu của kem và thuốc chấm mụn. 

3.2. Bước 2 – Dưỡng ẩm cho da

Các hoạt chất của kem/thuốc chấm mụn thường gây khô da, bong tróc, do đó dưỡng ẩm cho da là bước quan trọng để làm dịu da, hạn chế khô,…. Bạn có thể dùng dưỡng ẩm dạng kem hoặc serum để giúp hoạt chất thẩm thấu nhanh. Nhưng phải lựa chọn sản phẩm phù hợp với da mụn. 

Dưỡng ẩm trước chấm mụn

Dưỡng ẩm cho da trước khi sử dụng kem/thuốc chấm mụn để cấp ẩm, hạn chế tình trạng khô, bong tróc.

3.3. Bước 3 – Thoa kem chấm mụn

Lấy một lượng vừa đủ kem hoặc thuốc chấm mụn thoa lên vùng da cần điều trị. Lưu ý là tùy thuộc vào tình dạng mụn, loại da, hoạt chất của kem chấm mụn mà có thể chỉ bôi lên nốt mụn hoặc có thể thoa lên vùng da xung quanh. Vì vậy bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi thoa kem chấm mụn để đảm bảo an toàn cho da.

3.4. Bước 4 – Bôi kem chống nắng (Ban ngày)

Vào ban ngày, bạn sử dụng thêm kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời, bụi bẩn,…. Nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 30+, thành phần phù hợp để hạn chế bí da, gây nổi mụn.

4. Một số lưu ý khi dùng chấm mụn bạn cần biết

Khi dùng chấm mụn, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây: 

  • Lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng mụn: Kem/thuốc chấm mụn có nồng độ quá mạnh có thể gây kích ứng da, trong khi quá nhẹ thì không mang lại hiệu quả tối ưu. Do đó, bạn cần lựa chọn sản phẩm có hoạt chất, nồng độ phù hợp với tình trạng da của mình, đồng thời đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ minh bạch. 
  • Kiên trì sử dụng đều đặn: Điều trị mụn là một quá trình cần có thời gian, bạn hãy kiên trì sử dụng chấm mụn đều đặn theo đúng hướng dẫn sử dụng để đạt được hiệu quả như mong muốn. 
  • Không nên kết hợp quá nhiều loại chấm mụn cùng một lúc: Việc kết hợp nhiều loại chấm mụn cùng lúc có thể gây kích ứng da, khiến da bị khô, bong tróc. Hãy lựa chọn một vài sản phẩm phù hợp và sử dụng cho đến khi hết liệu trình. 
  • Nên dùng chấm mụn theo chỉ định của bác sĩ da liễu: Mỗi loại da có đặc điểm và tình trạng mụn khác nhau, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn loại chấm mụn phù hợp và sử dụng đúng cách. 

Theo chia sẻ của bác sĩ O2 SKIN, việc tự ý sử dụng chấm mụn có thể không mang đến hiệu quả cao vì sản phẩm chưa phù hợp với tình trạng da. Thậm chí đôi khi còn làm tăng nguy cơ mụn trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là với mụn trung bình – nặng, mụn xuất hiện dày đặc trên da. 

Vì vậy, để điều trị đạt hiệu quả tối ưu thì cần kết hợp nhiều phương pháp giúp kiểm soát mụn tốt hơn, đồng thời giảm thiểu các biến chứng sau mụn như thâm, sẹo, lỗ chân lông to,… 

Tại O2 SKIN, bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận, lập phác đồ điều trị cá nhân hóa với các phương pháp phù hợp với tình trạng mụn như bôi thoa, thuốc uống, peel da,… kết hợp hướng dẫn chăm sóc da tại nhà để ngừa mụn tái phát. 

Hơn nữa, ở các lần tái khám, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng và điều chỉnh phác đồ điều trị theo khả năng đáp ứng của da, rút ngắn thời gian trị mụn cũng như mang đến kết quả tốt hơn. 

Khám mụn tại O2 SKIN

Bác sĩ O2 SKIN trực tiếp thăm khám, soi da, tìm ra nguyên nhân gây mụn và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng da mụn của mỗi người. 

> O2 SKIN đồng hành cùng bạn đến khi hết mụn. Liên hệ ngay hôm nay để bắt đầu hành trình lấy lại làn da mịn màng, trắng sáng!

5. Câu hỏi thường gặp

5.1. Có nên bôi chấm mụn toàn mặt không?

Bạn chỉ nên chấm mụn ở những vùng da có mụn, bởi thuốc/kem chấm mụn thường chứa các hoạt chất có nồng độ cao, tác động mạnh nhằm loại bỏ mụn nhanh chóng. Việc bôi lên toàn mặt có thể gây kích ứng, khô da, bong tróc,…  

5.2. Nên dùng chấm mụn trước hay sau kem chống nắng?

Bạn nên sử dụng kem chống nắng sau khi chấm mụn, bởi vì trong kem/thuốc bôi mụn có các hoạt chất như Benzoyl Peroxide, Retinoids,… có thể khiến da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. 

5.3. Có nên chấm mụn sau khi đắp mặt nạ?

Mặt nạ trị mụn thường giúp làm sạch sâu, mở lỗ chân lông và giảm viêm, tạo điều kiện để các hoạt chất trong kem trị mụn thẩm thấu tốt hơn. Vì vậy bạn có thể bôi kem/thuốc trị mụn sau khi đắp mặt nạ. Tuy nhiên, bạn nên rửa mặt sạch với nước sau khi đắp mặt nạ và thấm khô da nhẹ nhàng trước khi bôi kem/thuốc trị mụn để loại bỏ các dưỡng chất còn sót lại, tránh bít tắc lỗ chân lông, đảm bảo kem trị mụn phát huy tác dụng tối đa. 

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp tường tận chấm mụn là gì, các hoạt chất và cách sử dụng đúng chuẩn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng cũng như kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả trị mụn tối ưu. 

Nguồn tham khảo

  1. Hon Assoc Prof Amanda Oakley, Dermatologist, Hamilton, New Zealand. Topical treatment for acne. 2009 https://dermnetnz.org/topics/topical-treatment-for-acne (Truy cập ngày 25/10/2024) 
  2. Treatment – Acne. 03 01 2023 https://www.nhs.uk/conditions/acne/treatment/ (Truy cập ngày 25/10/2024)

Bài viết cùng chuyên mục

Điều trị mụn nên dùng Tretinoin hay Adapalene tốt hơn?

Điều trị mụn nên dùng Tretinoin hay Adapalene tốt hơn?

Tretinoin và Adapalene là 2 hoạt chất trị mụn thường có trong các sản phẩm chấm mụn, giúp gom khô cồi mụn và đẩy nhân…
Xem Chi Tiết
Mụn nội tiết ở nam giới do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa

Mụn nội tiết ở nam giới do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa

Mụn nội tiết ở nam giới phổ biến không kém tình trạng mụn nội tiết ở nữ, thậm chí nhiều bạn nam còn bị mụn…
Xem Chi Tiết
Mụn do stress - Cách điều trị và kiểm soát căng thẳng

Mụn do stress - Cách điều trị và kiểm soát căng thẳng

Mụn do stress là tình trạng khá phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn tạo tâm lý tự ti cho…
Xem Chi Tiết
Có bầu nặn mụn được không? Cách chăm sóc da mụn cho mẹ bầu

Có bầu nặn mụn được không? Cách chăm sóc da mụn cho mẹ bầu

Sự xuất hiện của mụn trong thời kỳ mang thai là điều không thể tránh khỏi với nhiều phụ nữ, khiến họ cảm thấy khó…
Xem Chi Tiết
Dùng nước muối sinh lý trị mụn: Cách thực hiện và lưu ý 

Dùng nước muối sinh lý trị mụn: Cách thực hiện và lưu ý 

Nổi bật với khả năng kháng khuẩn, dùng nước muối sinh lý trị mụn được khá nhiều người chia sẻ với nhau. Tuy nhiên, có…
Xem Chi Tiết
Mụn trứng cá có mùi hôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn trứng cá có mùi hôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngoài các vấn đề thông thường như sưng viêm, đỏ và đau, một số người còn gặp phải mụn trứng cá có mùi hôi khó…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook