[Giải đáp] Uống thuốc trị mụn có tốt không? Cần lưu ý gì?

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Bạn đang băn khoăn có nên uống thuốc trị mụn không khi tình trạng mụn mãi không thuyên giảm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc trị mụn, độ hiệu quả cũng như những lưu ý quan trọng khi sử dụng.

1. Tìm hiểu nguyên nhân hình thành mụn

Mụn hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên mụn. 

1.1. Thay đổi nội tiết tố 

Sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong thời kỳ mang thai có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, sản xuất ra nhiều dầu thừa. Lượng dầu thừa này kết hợp với tế bào chết và vi khuẩn trên da gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.

1.2. Stress/Căng thẳng thường xuyên

Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất ra hormone cortisol – một loại hormone làm tăng sản xuất dầu, tăng phản ứng viêm trong cơ thể khiến da dễ bị mụn hơn. Ngoài ra, căng thẳng còn làm suy yếu hệ miễn dịch và hàng rào bảo vệ da khiến vi khuẩn gây mụn phát triển mạnh trên da.

1.3. Dùng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với loại da, đặc biệt là những sản phẩm chứa dầu có thể gây bít tắc lỗ chân lông, làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Một số loại sản phẩm có thể gây mụn như mỹ phẩm (kem nền, phấn trang điểm,…) có kết cấu bền, bám chặt; sản phẩm chăm sóc da (lotion, kem dưỡng,…) có gốc dầu. 

1.4. Một vài thói quen khiến da tiếp xúc với vi khuẩn

Một số thói quen hàng ngày như sờ tay lên mặt, dùng điện thoại bẩn, không vệ sinh dụng cụ trang điểm… có thể khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập làm thay đổi hệ vi sinh trên da. Các vi khuẩn có hại này sẽ xâm nhập vào lỗ chân lông – nơi có nhiều dầu thừa, bã nhờn từ đó hình thành mụn và khiến mụn lây lan nhanh chóng trên da.

1.5. Những nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, mụn còn có thể do một số yếu tố khác như: 

  • Môi trường sống và làm việc: Môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc làm việc trong môi trường nóng ẩm cũng có thể kích thích da tiết dầu và gây mụn.
  • Thực phẩm ngọt và đồ ăn nhiều dầu mỡ: Chế độ ăn uống nhiều đường và chất béo không lành mạnh có thể làm tăng lượng đường trong máu, kích thích sản xuất insulin và làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, từ đó gây ra mụn.
  • Thói quen hút thuốc lá gây mụn ở các bạn nam: Nicotine trong thuốc lá làm co mạch máu, giảm lưu thông máu đến da khiến da thiếu oxy và dưỡng chất, tạo điều kiện cho mụn phát triển.
  • Tác dụng phụ một số loại thuốc: Một số loại thuốc như corticosteroid, lithium, thuốc tránh thai… cũng có thể gây nổi mụn trứng cá.
  • Di truyền: Nếu bố mẹ hay người thân trong gia đình có tiền sử bị mụn, bạn cũng có nguy cơ bị mụn cao hơn người khác do yếu tố di truyền.

có nên uống thuốc trị mụn không

Mụn hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó bạn cần xác định nguyên nhân gây nên mụn là gì để có phương pháp điều trị hiệu quả.

2. Các loại thuốc trị mụn phổ biến

Thuốc điều trị mụn trứng cá được chia thành 2 loại là thuốc uống và thuốc bôi. 

2.1. Thuốc trị mụn dạng thoa

Thuốc bôi ngoài da thường được chỉ định đơn độc trong điều trị mụn trứng cá nhẹ. Với mụn trứng cá trung bình hoặc nặng, bên cạnh dùng thuốc bôi cần kết hợp thêm thuốc uống để mang lạ hiệu quả trị mụn tối ưu. Các loại thuốc bôi thường dùng để trị mụn trứng cá gồm:

  • Retinoids tại chỗ:

Retinoids là một nhóm chất dẫn xuất của vitamin A. Các hoạt chất Retinoids bôi phổ biến gồm Retinol, Tretinoin, Isotretinoin, Adapalene, Alitretinoin…. Những hoạt chất này có tác dụng tăng tổng hợp và tái tạo các tế bào thượng bì, tiêu cồi mụn, ức chế quá trình viêm. Ngoài ra, Retinoids còn có tác dụng tăng sinh collagen nên rất tốt trong dự phòng và chống lão hóa, cũng như hỗ trợ cải thiện sẹo mụn.

  • Benzoyl peroxide:

Hoạt chất Benzoyl Peroxide là một chất diệt khuẩn. Nhờ cơ chế xâm nhập và thẩm thấu vào sâu bên trong lỗ chân lông nên Benzoyl Peroxide có thể tiêu diệt vi khuẩn Cutibacterium acnes gây mụn trứng cá, từ đó có hiệu quả với hầu hết các loại mụn. Ngoài tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm thì Benzoyl Peroxide còn có tác dụng bong sừng làm giảm bít tắc nang lông, giúp khô nhanh cồi mụn và hạn chế hình thành nhân mụn. 

  • Kháng sinh tại chỗ (Clindamycin, Erythromycin):

Clindamycin và Erythromycin là hai loại kháng sinh bôi ngoài da phổ biến, được đánh giá cao về hiệu quả trị mụn. Mặc dù thường được dung nạp tốt, nhưng đôi khi thuốc có thể gây kích ứng da nhẹ.

  • Các loại thuốc thay thế khác:

Bên cạnh 3 liệu pháp kể trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số liệu pháp th uốc tại chỗ thay thế khác như:

– Axit salicylic: Là một hoạt chất tan trong dầu nên Salicylic Acid có thể đi sâu vào lỗ chân lông và cùng với tác dụng chính là bạt sừng, bong vảy giúp tẩy tế bào chết trên da, làm sạch lỗ chân lông, giảm mụn trứng cá và ngừa mụn mới hình thành. Ngoài ra hoạt chất này còn có đặc tính chống nhiễm khuẩn, chống nấm giúp mụn giảm viêm, bớt sưng đỏ. 

– Axit azelaic (gel 15%, kem 20%): Hoạt chất này giúp tiêu diệt và giảm vi khuẩn gây mụn, tiêu sừng và làm thông thoáng lỗ chân lông, ngoài ra còn ngăn chặn quá trình da tổng hợp melanin. 

– Dapsone: Đây là phương pháp hiệu quả với cả mụn sẩn viêm và mụn trứng cá, thuốc cải thiện rõ nhất ở mụn sẩn viêm.

– Minocycline (bọt 4%): Đây là một loại kháng sinh bôi tại chỗ cho mụn trứng cá, dùng một lần mỗi ngày cho mụn trung bình đến nặng.

2.2. Thuốc trị mụn dạng uống

Thuốc trị mụn dạng uống bao gồm các loại sau:

  • Thuốc kháng sinh trị mụn

Thuốc kháng sinh trị mụn thường được dùng trong các trường hợp mụn viêm tiến triển mạnh hoặc không đáp ứng với thuốc bôi tại chỗ, mụn trứng cá nguy cơ để lại sẹo cao, tổn thương viêm trung bình đến nặng, mụn nặng hơn khi đến kỳ kinh nguyệt,…

  • Thuốc tránh thai

Viên uống tránh thai còn được dùng để trị mụn trứng cá nhờ khả năng giảm tiết androgen ở buồng trứng, ngăn androgen kích thích tuyến bã nhờn dư thừa, cải thiện mụn viêm và mụn không viêm. Hiện nay, có 4 loại thuốc tránh thai hỗ trợ trị mụn được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt gồm Beyaz, Estrostep Fe, Ortho Tri-Cyclen, Yaz. Lưu ý, bạn chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Kháng androgen 

Thuốc kháng androgen ngăn chặn cơ thể sản xuất quá nhiều androgen để tạo sự cân bằng của hormone. Qua đó có tác dụng giảm tiết dầu nhờn, giảm bùng phát mụn và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá hiệu quả. 

nên uống thuốc điều trị mụn không

Thuốc kháng androgen có tác dụng giảm sự sản xuất hormone androgen hoặc ngăn chặn tác động của hormone này trên các tuyến bã nhờn. 

  • Thuốc Isotretinoin

Thuốc Isotretinoin là một dẫn xuất của vitamin A thuộc nhóm retinoid, thường được dùng trong điều trị mụn từ trung bình đến nặng. Loại thuốc này giúp kiểm soát dầu nhờn, làm thông thoáng lỗ chân lông, kiểm soát sự phát triển vi khuẩn gây mụn, giảm viêm và ngăn ngừa hình thành nhân mụn. 

3. Uống thuốc trị mụn có tốt không? 

Dùng thuốc là một trong những biện pháp phổ biến được áp dụng để điều trị mụn hiệu quả. Thuốc trị mụn trứng cá hoạt động bằng cách giảm sản xuất dầu, giảm sưng tấy hoặc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, giúp cải thiện tình trạng mụn. Đặc biệt với trường hợp mụn trứng cá nặng dạng nang hoặc dạng nốt, sử dụng thuốc sẽ có hiệu quả tốt hơn. 

Tuy nhiên, mỗi loại thuốc trị mụn sẽ có những tác dụng điều trị khác nhau, tùy vào loại da và tình trạng mụn. Hơn nữa, có một số loại thuốc cần phải sử dụng kết hợp với nhiều sản phẩm khác mới mang lại kết quả. Do đó bạn cần có kiến thức về thuốc và chỉ dùng khi có chỉ định, tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé.

4. Thuốc uống trị mụn có tác dụng phụ gì?

Thuốc uống trị mụn có thể mang lại hiệu quả điều trị đáng kể, tuy nhiên cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ thường gặp như: 

  • Khô da, môi: Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất của các loại thuốc trị mụn chứa retinoid hoặc isotretinoin.
  • Tăng nhạy cảm với ánh nắng: Một số loại thuốc có thể khiến da bạn dễ bị cháy nắng hơn dưới ánh mặt trời.
  • Đau đầu, chóng mặt: Đây là tác dụng phụ ít gặp hơn, nhưng có thể xảy ra với một số loại thuốc trị mụn.
  • Buồn nôn, khó tiêu: Một số người có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, khó tiêu khi sử dụng thuốc trị mụn.
  • Thay đổi tâm trạng: Một số loại thuốc có thể gây ra những thay đổi về tâm trạng như trầm cảm, lo âu. 
  • Tổn thương gan, rối loạn chuyển hóa: Thuốc uống điều trị mụn isotretinoin có thể gây tăng men gan và tăng mỡ máu.
  • Dị tật bẩm sinh: Isotretinoin có thể gây ra dị tật bẩm sinh nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai.

nên sử dụng thuốc trị mụn không

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị mụn nào, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị.

5. Có nên uống thuốc trị mụn không?

Việc sử dụng thuốc trị mụn đường uống có thể là một giải pháp hiệu quả cho những trường hợp mụn trứng cá nặng, kháng trị hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng để đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

6. Giải pháp điều trị mụn trứng cá chuẩn Y khoa tại O2 SKIN

Điều trị mụn trứng cá là một hành trình không dễ dàng, có không ít bạn điều trị nhiều nơi, uống nhiều loại thuốc nhưng vẫn không khỏi hoặc đã hết mụn nhưng lại bị tái phát. Trước vấn đề này bác sĩ O2 SKIN cho biết, điều trị mụn hiệu quả cần kết hợp nhiều phương pháp, chỉ dùng thuốc thôi là chưa đủ, nhất là với tình trạng mụn phức tạp. 

Đó là lý do O2 SKIN luôn đề cao tính cá nhân hóa trong điều trị mụn, phù hợp với tình trạng da và nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như với tình trạng mụn nặng, kèm theo nhiều vấn đề khác hoặc khách hàng có nhu cầu điều trị theo phác đồ ít dùng thuốc, bác sĩ sẽ kết hợp thêm các biện pháp như chiếu IPL, peel da, chiếu ánh sáng sinh học, điện di,…

điều trị mụn bằng thuốc có tốt không

O2 SKIN mang đến phác đồ điều trị cá nhân hóa dựa theo tình trạng da, được xây dựng và giám sát trực tiếp từ bác sĩ da liễu giàu chuyên môn, kinh nghiệm.

Ngoài cá nhân hóa phác đồ điều trị, O2 SKIN còn cam kết tư vấn trung thực, chỉ định các loại thuốc và phương pháp thực sự cần thiết, đảm bảo chuẩn y khoa. Điều trị đúng cách ngay từ đầu để tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời hướng dẫn cách chăm sóc da tại nhà ngăn ngừa mụn quay lại.

Chính điều này đã khiến các khách hàng thêm tin tưởng gửi gắm làn da của mình cho O2 SKIN. Và Võ Thùy Trang cũng không là ngoại lệ khi điều trị mụn thành công, cải thiện mụn trứng cá đáng kể chỉ sau 1 tháng theo phác đồ của bác sĩ. 

Hy vọng, thông qua những thông tin được chia sẻ trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc có nên uống thuốc trị mụn không và có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Để điều trị mụn hiệu quả – an toàn – tiết kiệm, bạn đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Liên hệ ngay với O2 SKIN qua Hotline 1900 3147 nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé!

Câu Hỏi Thường Gặp

Nếu dùng thuốc trị mụn trứng cá không kê đơn có hiệu quả không?

Một số loại thuốc bôi ngoài da không cần được bác sĩ kê đơn như thuốc chứa hoạt chất BHA, benzoyl peroxide, acid azelaic,…có thể có hiệu quả với mụn trứng cá mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn vẫn không thuyên giảm và có dấu hiệu ngứa, mụn lây lan,… thì bạn hãy ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

Trong quá trình sử dụng thuốc trị mụn trứng cá, tôi có cần chống nắng không?

Một số loại thuốc khiến làn da nhạy cảm với ánh nắng, nếu không sử dụng các biện pháp chống nắng sẽ làn da dễ bắt nắng, trở nên sạm màu và xuất hiện đốm nâu. Vì vậy, bạn cần thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF 30+ và che chắn kỹ càng trước khi ra ngoài. 

Khi dùng thuốc bôi trị mụn trứng cá, chỉ nên chấm các nốt mụn hay thoa khắp mặt?

Tùy thuốc vào tình trạng da mụn và các loại thuốc bạn đang sử dụng, bác sĩ sẽ có chỉ định và hướng dẫn chi tiết cách thoa phù hợp. Ví dụ như nếu mụn không quá nhiều thì bạn chỉ cần chấm vào nốt mụn.

Bài viết cùng chuyên mục

TOP 14 mặt nạ giảm thâm mụn được yêu thích nhất hiện nay

TOP 14 mặt nạ giảm thâm mụn được yêu thích nhất hiện nay

Trong quy trình chăm sóc da hàng ngày, đắp mặt nạ là bước giúp da được cấp ẩm, bổ sung các chất cần thiết trong…
Xem Chi Tiết
Bật mí 14 cách trị sẹo mụn hiệu quả, mờ sẹo mịn da

Bật mí 14 cách trị sẹo mụn hiệu quả, mờ sẹo mịn da

Sau quá trình điều trị mụn, làn da thường xuất hiện những vết sẹo, thâm khiến bề mặt da không được láng mịn, làm cho…
Xem Chi Tiết
Trị mụn bằng đá lạnh có tốt không? 5 cách trị mụn bằng nước đá

Trị mụn bằng đá lạnh có tốt không? 5 cách trị mụn bằng nước đá

Trị mụn bằng đá lạnh có tốt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đây là phương pháp có cách thực hiện khá…
Xem Chi Tiết
[Giải đáp] Đắp mặt nạ xong có nên bôi kem trị mụn không?

[Giải đáp] Đắp mặt nạ xong có nên bôi kem trị mụn không?

Đắp mặt nạ xong có nên bôi kem trị mụn ngay không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi chăm sóc da mụn.…
Xem Chi Tiết
Dầu oliu trị mụn được không? Cách trị mụn với dầu oliu hiệu quả 

Dầu oliu trị mụn được không? Cách trị mụn với dầu oliu hiệu quả 

Tận dụng các nguồn nguyên liệu trong tự nhiên để làm đẹp luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Trong số các công…
Xem Chi Tiết
Mụn đầu đen có nên nặn không? Không nặn có sao không?

Mụn đầu đen có nên nặn không? Không nặn có sao không?

Mụn đầu đen gây mất thẩm mỹ, làn da không được mịn màng khiến không ít bạn cảm thấy tự ti. Liệu có nên nặn…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook