Độ pH là một trong những yếu tố quan trọng bạn nên lưu ý nếu muốn chọn sữa rửa mặt làm sạch da mà không gây khô căng. Vậy cụ thể độ pH của sữa rửa mặt bao nhiêu là chuẩn? Cách kiểm tra độ pH như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp các thắc mắc này. Cùng theo dõi ngay!
1. Độ pH là gì? pH chuẩn của da là bao nhiêu?
Độ pH – Potential hydrogen là thuật ngữ chỉ thang đo mức độ axit hoặc bazơ (kiềm) của một dung dịch. Thang đo độ pH dao động từ 0 đến 14, trong đó 7 được xem là trung tính. Nếu độ pH của một chất càng thấp thì tính axit càng cao, cụ thể:
- Độ pH dưới 7 là có tính axit.
- Độ pH bằng 7 là trung tính.
- Độ pH trên 7 là không có tính axit (còn gọi là tính bazơ hoặc tính kiềm).
Thang đo pH dao động từ 0 – 14, trong đó 7 là mức trung tính, dưới 7 là tính axit và trên 7 là không có tính axit.
Theo một số nghiên cứu, làn da có độ pH tự nhiên dao động từ 4.1 đến 5.8 – nghĩa là làn da có tính axit. Trong đó, độ pH bề mặt da trung bình ở nam giới là khoảng 5.8 còn độ pH da của nữ giới là khoảng 5.54. Với độ pH này, làn da có thể duy trì sự cân bằng lượng dầu tự nhiên và tránh khỏi các ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường (tia UV, vi khuẩn,…).
2. Độ pH của sữa rửa mặt bao nhiêu là chuẩn?
Độ pH là một trong những yếu tố quan trọng bạn cần chú ý khi chọn sữa rửa mặt. Theo đó, độ pH chuẩn của sữa rửa mặt là 4.1 – 5.8 (độ pH tương tự làn da). Với mức pH này, sữa rửa mặt không chỉ làm sạch dầu nhờn, bụi bẩn,… mà còn tạo da lớp màng ẩm bảo vệ da khỏi ảnh hưởng tiêu cực của tia UV, các gốc tự do và giữ ẩm cho da.
Nếu sữa rửa mặt có độ pH quá cao hoặc quá thấp sẽ làm phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của da, từ đó dẫn đến các vấn đề về da như:
- Da mất nước và hàng rào bảo vệ da yếu đi: Nhiều chất trong sữa rửa mặt hòa tan lipid có trên bề mặt da như NMF (yếu tố giữ ẩm tự nhiên). Đồng thời, các chất hoạt động bề mặt trong sản phẩm làm sạch da cũng có thể còn sót lại sau khi rửa sạch với nước. Khi đó, chúng phá vỡ cấu trúc lớp thượng bì và làm suy yếu chức năng hàng rào bảo vệ da, từ đó khiến da bị mất nước.
- Tổn thương cấu trúc protein trên da: Có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng protein da bị tổn thương có liên quan đến mật độ điện tích các chất hoạt động bề mặt của sữa rửa mặt. Theo đó, thứ tự gây tổn thương của chất hoạt động bề mặt như sau: chất hoạt động bề mặt anion, chất hoạt động bề mặt lưỡng tính, chất hoạt động bề mặt không ion.
- Kích ứng, ngứa, phản ứng viêm và dị ứng: Chất hoạt động bề mặt hoặc các thành phần khác có trong sữa rửa mặt có thể dễ dàng xâm nhập vào lớp sâu hơn của da. Qua đó gây tăng sự sản xuất các cytokin ở lớp dưới da, dẫn đến tình trạng mẩn đỏ, ngứa và kích ứng
- Mụn trứng cá: Sự mất cân bằng lượng dầu tự nhiên do pH không phù hợp có thể khiến da sản xuất bã nhờn quá mức. Điều này tạo ra tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây mụn trên da.
- Tăng sự đề kháng của vi sinh vật trên da: Nhiều loại sữa rửa mặt có pH quá cao hoặc quá thấp có chất kháng khuẩn chẳng hạn như ethanol, isopropanol, chlorhexidine. Nếu sử dụng lâu dài dễ làm vi sinh vật trên bề mặt da đột biến, tăng sự đề kháng với những chất diệt khuẩn này. Tình trạng này làm cho nhiễm trùng da bề mặt có thể phát triển mạnh hơn.
Lưu ý: Việc lựa chọn độ pH trong sữa rửa mặt phụ thuộc vào nhu cầu làm sạch của da và khả năng duy trì cân bằng pH tự nhiên của làn da sau khi sử dụng. Quan trọng nhất là cần tìm được sản phẩm phù hợp với loại da và tình trạng da cụ thể của mình.
3. Hướng dẫn cách kiểm tra độ pH của sữa rửa mặt
Để kiểm tra độ pH trong sữa rửa mặt, bạn có thể áp dụng các cách sau:
3.1 Đọc thông tin trên bao bì của sản phẩm
Nhà sản xuất sữa rửa mặt luôn ghi rõ độ pH bao bì sản phẩm. Vậy nên, bạn hãy đọc kỹ phần thông tin trên bao bì để biết sữa rửa mặt có độ pH trong khoảng 5.5 – 5.5 hay không. Qua đó, bạn có thể chọn mua sản phẩm làm sạch bụi bẩn, dầu nhờn thừa, tạp chất,… mà không gây hại cho lớp màng bảo vệ da.
3.2 Tham khảo bác sĩ da liễu
Để biết sữa rửa mặt có độ pH chuẩn không, bạn có thể đến gặp bác sĩ da liễu để được hỗ trợ kiểm tra. Đồng thời, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được sản phẩm vệ sinh da có độ pH phù hợp. Qua đó đảm bảo rửa sạch bụi bẩn, dầu thừa,… mà không gây ra tình trạng nổi mụn, lão hóa, kích ứng cho da.
Bạn có thể đến gặp bác sĩ da liễu để được hỗ trợ kiểm tra độ pH trong sữa rửa mặt đang dùng.
3.3 Sử dụng quỳ tím
Một cách kiểm tra độ pH của sữa rửa mặt đơn giản và hiệu quả đó là dùng giấy quỳ tím. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Bạn hòa tan sữa rửa mặt với 1 chút nước. Sau đó bạn nhúng giấy quỳ tím vào hỗn hợp.
- Bước 2: Chờ khoảng 2 phút thì lấy giấy quỳ ra và so sánh với bảng màu hiển thị độ pH.
- Bước 3: Sữa rửa mặt an toàn sẽ có độ pH trong khoảng 5.0 – 5.5. Nếu sản phẩm có độ pH trên 7 thì có nghĩa là chứa nhiều kiềm. Còn độ pH nhỏ hơn 4 thì sữa rửa mặt có tính axit mạnh có thể gây bào mòn và ngứa da.
4. Nên làm gì khi nổi mụn do dùng sữa rửa mặt có pH không phù hợp?
Nếu da bị mụn do dùng sữa rửa mặt có độ pH không phù hợp thì bạn ngưng sử dụng sản phẩm ngay lập tức. Đồng thời, bạn rửa mặt thật nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý rồi dùng khăn mềm lau khô. Trong trường hợp da nổi mụn kèm theo các triệu chứng như đỏ, ngứa ngáy,… bạn dùng khăn sạch bọc đá lạnh rồi chườm lên mụn để làm dịu tổn thương.
Sau khi đã xử lý tạm thời tại nhà, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng trên để có phác đồ điều trị phù hợp. Tốt nhất, bạn nên chọn cơ sở uy tín, có bác sĩ da liễu thăm khám cẩn thận để có phương pháp điều trị mụn hiệu quả ngay từ đầu.
O2 SKIN tự hào là phòng khám da liễu tiên phong trị mụn chuẩn Y khoa với hơn 9 năm kinh nghiệm. Đơn vị đã điều trị mụn thành công cho hơn 489.000 ca mụn từ đơn giản đến phức tạp nhờ vào những thế mạnh về chuyên môn và chất lượng dịch vụ sau đây:
-
- Bác sĩ da liễu chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm: Đội ngũ bác sĩ da liễu O2 SKIN giỏi chuyên môn, có nhiều năm thăm khám và điều trị mụn chuyên sâu. Đảm bảo giúp bạn xác định tình trạng và nguyên nhân gây mụn chính xác. Đồng thời tư vấn phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả ngay từ đầu.
- Phác đồ điều trị cá nhân hóa, an toàn: Bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị mụn chuyên biệt phù hợp với làn da, tình trạng mụn và cơ địa. Nhờ đó mụn được cải thiện hiệu quả và hạn chế tối đa các biến chứng như thâm mụn, sẹo rỗ,… Không chỉ vậy, quy trình điều trị mụn tại O2 SKIN chuẩn Y khoa tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc vô trùng, vô khuẩn nên hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo.
- Điều dưỡng có kỹ thuật chăm sóc da thuần thục: Đội ngũ điều dưỡng phòng khám giàu kinh nghiệm, thực hiện đúng kỹ thuật lấy nhân mụn, peel da,… Đảm bảo mang lại bạn hiệu quả điều trị cao và tránh làm tổn thương da.
Điều dưỡng tại O2 SKIN được đào tạo bài bản, tay nghề cao giúp bạn an tâm điều trị mụn hiệu quả, hạn chế tổn thương da.
- Ngăn ngừa mụn tái phát: Sau khi điều trị mụn thành công, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn quy trình chăm sóc da tối giản tại nhà, tư vấn lựa chọn sản phẩm sữa rửa mặt, tẩy trang, lotion,… phù hợp. Điều này không chỉ ngăn ngừa mụn tái phát mà còn giúp làn da khỏe đẹp, mịn màng hơn.
Với những chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đã biết rõ độ pH của sữa rửa mặt bao nhiêu là chuẩn. Qua đó, bạn có thể lựa chọn được dòng sữa rửa mặt có pH phù hợp, giúp làm sạch da mà không gây tình trạng khô căng, bong tróc hay nổi mụn. Nếu sau khi dùng sữa rửa mặt da bị nổi mụn kèm theo ngứa, đỏ,… thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và chỉ dẫn hướng điều trị kịp thời nhé!