[Giải đáp] Không nặn mụn có tự hết không?

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Nặn mụn là giải pháp giúp loại bỏ hoàn toàn nhân mụn ra khỏi da, làm sạch ổ viêm và thông thoáng lỗ chân lông, từ đó rút ngắn thời gian điều trị mụn. Vậy nếu không nặn mụn có tự hết không? Ngay sau đây, O2 SKIN sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này cũng như cung cấp thêm các thông tin hữu ích về nặn mụn. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân hình thành mụn

Trước khi tìm hiểu mụn không nặn có tự hết không, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân gây ra mụn. Cụ thể là:

  • Thay đổi nội tiết tố: Người đang trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai là những đối tượng dễ bị nổi mụn. Bởi lúc này sự thay đổi nội tiết tố kích thích tuyến bã nhờn tăng tiết dầu nhờn, kết hợp với tế bào chết và bụi bẩn tích tụ ở lỗ chân lông sẽ hình thành nhân mụn.
  • Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Mỹ phẩm trang điểm (kem nền, phấn,…) có kết cấu bền vững, bám chặt; mỹ phẩm chăm sóc da (kem dưỡng, lotion,…) chứa gốc dầu có thể khiến da bị bí bách, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn.
  • Chế độ sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học: Sờ tay lên mặt, thức khuya, ngủ không đủ giấc, uống ít nước, căng thẳng; chế độ ăn uống nhiều thực phẩm ngọt, béo, dầu mỡ,… có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, từ đó gia tăng nguy cơ hình thành mụn. 
  • Do dùng thuốc: Da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như halogens; thuốc tránh thai chứa progesterone; các thuốc chứa steroid đồng hóa (anabolic steroids); thuốc uống chứa corticoid. 

không nặn mụn có tự hết không

Tình trạng thay đổi nội tiết tố, stress, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học,… đều có thể khiến da nổi nhiều mụn.

2. [Giải đáp] Không nặn mụn có tự hết không?

Thực tế, hầu hết các loại mụn đều có thể tự hết mà không cần nặn mụn. Tuy nhiên, bạn sẽ cần nhiều thời gian (vài ngày, vài tuần, thậm chí là vài tháng) để các nốt mụn tự giảm sưng và biến mất.

Tuy nhiên, với một số loại mụn có nhân sâu dưới da thì không thể tự hết, mà cần can thiệp để gom khô cồi và lấy nhân mụn. Việc nặn mụn cần đảm bảo thực hiện đúng cách để ngăn chặn mụn tiến triển và lây lan sang các vùng da khác. Đồng thời, nặn mụn đúng còn giúp thuốc bôi thẩm thấu vào da tốt hơn, từ đó rút ngắn thời gian điều trị.

3. Khi nào nên và không nên nặn mụn?

Lợi ích nhìn thấy rõ nhất của lấy mụn là nhân mụn được loại bỏ ra khỏi da tức thì, nhanh hơn so với các biện pháp truyền thống, dùng sản phẩm bôi mất nhiều tuần để thấy kết quả. Tuy vậy, bạn không nên tự ý nặn mụn mà chỉ lấy mụn trong trường hợp nhân mụn (mụn đầu đen, mụn cám li ti, mụn đầu trắng, mụn ẩn) được gom cồi, không viêm và không đau nhức. Không nên lấy nhân mụn khi mụn đang viêm sưng, đau nhức, chảy dịch, mủ hôi vì có thể tăng nguy cơ để lại sẹo thâm, viêm da, mụn nổi nhiều hơn,…

Tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở uy tín để được thăm khám tình trạng mụn và thực hiện lấy nhân mụn chuẩn y khoa (nếu cần thiết), hạn chế bị thâm sẹo hoặc khiến mụn tiến triển trầm trọng hơn.

không nặn mụn có tự hết

Bạn chỉ nên nặn các nốt mụn đã gom cồi, tránh nặn mụn đang bị sưng viêm, chảy dịch hay có mủ.

4. Trải nghiệm quy trình lấy nhân mụn chuẩn Y khoa tại O2 SKIN

O2 SKIN là hệ thống phòng khám tiên phong điều trị mụn chuẩn Y khoa được nhiều khách hàng tin chọn, chứng thực bởi 489.000+ khách hàng trị mụn thành công. Quy trình lấy nhân mụn chuẩn Y khoa gồm 13 bước được thiết kế bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu, đảm bảo lấy sạch nhân mụn mà không làm tổn thương da. Các bước lấy nhân mụn gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lấy nhân mụn.
  • Bước 2: Làm sạch da và tẩy trang cho khách hàng (nếu có trang điểm).
  • Bước 3: Chụp và lưu giữ hình ảnh trước khi lấy nhân mụn.
  • Bước 4: Thoa Vaseline và xông hơi da mặt.
  • Bước 5: Sát khuẩn trước khi lấy nhân mụn.
  • Bước 6: Thực hiện lấy nhân mụn trong khoảng 60 – 120 phút.
  • Bước 7: Sát khuẩn lại lần nữa rồi chụp ảnh và lưu hồ sơ.
  • Bước 8: Thoa dung dịch PHA lên da mặt.
  • Bước 9: Vệ sinh các vùng da có acid bằng nước sạch.
  • Bước 10: Thoa toner.
  • Bước 11: Đắp mặt nạ bạc hà + massage đầu, vai, cổ.
  • Bước 12: Vệ sinh da sau khi đắp mặt nạ.
  • Bước 13: Chụp lưu giữ hình ảnh khách hàng và thoa dưỡng ẩm.

Bên cạnh quy trình lấy nhân mụn chuẩn Y khoa, O2 SKIN còn ‘ghi điểm’ với khách hàng với những điểm nổi bật sau:

  • Bác sĩ khám và tư vấn trung thực: Đội ngũ bác sĩ da liễu của O2 SKIN có chuyên môn cao và kinh nghiệm điều trị thành công nhiều loại mụn từ đơn giản đến phức tạp. Đảm bảo nhận định tình trạng mụn chuẩn xác, tư vấn hướng điều trị phù hợp một cách trung thực, không chèo kéo.
  • Phác đồ điều trị cá nhân hóa, hiệu quả ngay từ đầu: Bác sĩ xây dựng lộ trình điều trị cá nhân hóa theo từng tình trạng da, kết hợp giữa thuốc uống, thuốc bôi cùng các phương pháp hiện đại như lấy nhân mụn, peel da, lăn kim, chiếu IPL,… Nhờ vậy, bạn có thể điều trị mụn hiệu quả ngay từ đầu, tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Chi phí hợp lý, phù hợp với cả học sinh/sinh viên: Chi phí lấy nhân mụn chuẩn Y khoa nói riêng và các dịch vụ trị mụn nói chung tại O2 SKIN đều ở mức hợp lý, có mức giá ưu đãi cho học sinh – sinh viên. Đặc biệt, tại O2 SKIN có thể thanh toán theo từng lần điều trị, giúp bạn có thể chủ động sắp xếp tài chính.
  • Hướng dẫn chăm sóc da tại nhà: Sau khi điều trị mụn theo phác đồ tại phòng khám, bác sĩ còn hướng dẫn bạn cách chăm sóc da tại nhà (quy trình chăm sóc da, sản phẩm phù hợp, chế độ ăn uống,…) để tăng hiệu quả điều trị, ngừa tái phát mụn. 

mụn không nặn có tự hết không

Khi đến với O2 SKIN, bạn sẽ được các bác sĩ da liễu thăm khám kỹ càng, sau đó mới chỉ định phương pháp phù hợp, mang lại hiệu quả trị mụn tối ưu.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã câu trả lời cho thắc mắc không nặn mụn có tự hết không. Nhìn chung các loại mụn có thể tự hết dù không nặn, nhưng vẫn sẽ có một số trường hợp đặc biệt cần phải nặn. Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp, lấy nhân mụn khi cần thiết nhé. 

5. Những câu hỏi thường gặp 

5.1. Chăm sóc da sau khi nặn mụn như thế nào?

Bạn nên chú ý chăm sóc da sau nặn mụn đúng cách để giúp da nhanh phục hồi, giảm nguy cơ thâm sẹo và rút ngăn thời gian trị mụn. Các bước chăm sóc da sau nặn mụn gồm:

  • Bước 1: Làm sạch da với nước muối sinh lý.
  • Bước 2: Sử dụng toner có độ pH phù hợp để cân bằng da.
  • Bước 3: Đắp mặt nạ phục hồi da.
  • Bước 4: Dưỡng ẩm cho da sau nặn mụn.
  • Bước 5: Chống nắng kỹ sẽ giúp mờ nhanh vết thâm trên da. 

5.2. Bị mụn ẩn có nên nặn không?

Câu trả lời là Có. Tuy nhiên, cồi mụn ẩn nằm sâu dưới da nên nếu chưa gom cồi, đẩy nhân mụn lên trên bề mặt thì việc nặn mụn có thể vô tình gây thêm tổn thương cho vùng da xung quanh. Do đó, thay vì tự nặn mụn ẩn tại nhà bạn hãy đến phòng khám uy tín để được thăm khám và lấy nhân mụn chuẩn Y khoa, đảm bảo an toàn. 

5.3. Nên lấy nhân mụn ở đâu?

Để chọn địa chỉ lấy nhân mụn chuẩn Y khoa, tránh tình trạng thâm hay sẹo rỗ sau khi thực hiện bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau:

  • Lấy nhân mụn bằng tăm bông được vô khuẩn chỉ sử dụng 1 lần, đầu bông mềm giúp hạn chế tối đa thương tổn cho da.
  • Trang thiết bị và vật tư y tế sử dụng trong quá trình lấy mụn tuân thủ nguyên tắc vô trùng, vô khuẩn.
  • Điều dưỡng lấy mụn được đào tạo bài bản, tay nghề cao đảm bảo lấy mụn nhẹ nhàng, hạn chế gây đau.
  • Cam kết sản phẩm chăm sóc da sử dụng khi lấy mụn 100% chính hãng đến từ các thương hiệu danh tiếng, an toàn cho da.

Hiện nay, hệ thống phòng khám O2 SKIN là nơi điều trị mụn uy tín, hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí trên. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về O2 SKIN TẠI ĐÂY hoặc NHẤN VÀO ĐÂY để xem đánh giá của các khách hàng về hiệu quả điều trị nhé.

Xem Thêm

Nguồn tham khảo

1. Cleveland Clinic. Pimples. 04 03 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22468-pimples (đã truy cập 25 06 2024)

Bài viết cùng chuyên mục

Nổi mụn ở má: Nguyên nhân, phân loại và cách điều trị

Nổi mụn ở má: Nguyên nhân, phân loại và cách điều trị

Tình trạng nổi mụn ở má không chỉ ảnh hưởng lớn đến ngoại hình mà còn khiến nhiều bạn cảm thấy e dè, thiếu sự…
Xem Chi Tiết
Trị mụn bằng nghệ tươi có hiệu quả không? Các lưu ý khi thực hiện

Trị mụn bằng nghệ tươi có hiệu quả không? Các lưu ý khi thực hiện

Nghệ tươi nổi tiếng với nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp, đặc biệt là đối với da bị mụn. Nhiều người thường…
Xem Chi Tiết
Có nên đắp tỏi lên mụn bọc không? Cần lưu ý gì?

Có nên đắp tỏi lên mụn bọc không? Cần lưu ý gì?

Mụn không chỉ gây đau nhức khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ khuôn mặt, đặc biệt là mụn bọc. Để xử lý chúng…
Xem Chi Tiết
Da mụn có nên dùng vitamin C không? Một số lưu ý khi sử dụng

Da mụn có nên dùng vitamin C không? Một số lưu ý khi sử dụng

Hiện nay, nhiều người thường thêm vào quy trình chăm sóc da của mình các sản phẩm chứa tinh chất vitamin, nhằm giúp da trắng…
Xem Chi Tiết
Nên uống gì để trị mụn nội tiết hiệu quả, giảm sưng viêm?

Nên uống gì để trị mụn nội tiết hiệu quả, giảm sưng viêm?

Mụn nội tiết thường liên quan đến tuổi dậy thì nhưng cũng có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Mụn có thể xuất…
Xem Chi Tiết
Bôi kem đánh răng lên mụn có giúp giảm mụn không?

Bôi kem đánh răng lên mụn có giúp giảm mụn không?

Khi bị mụn, hầu như mọi người đều có tâm lý là muốn chúng xẹp một cách nhanh nhất. Do đó, mà luôn muốn tận…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook