Mụn cơm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Mụn cơm là một vấn đề da liễu khá phổ biến, có thể lây lan nếu chạm vào da người bệnh. Mặc dù mụn cơm không gây đau nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của làn da. Để hiểu rõ hơn mụn cơm là gì, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị ra sao, mời bạn đọc theo dõi tiếp trong bài viết sau!

1. Tìm hiểu mụn cơm là gì?

Mụn cơm hay còn gọi là mụn cóc, là sự tăng sản lớp biểu bì tạo tổn thương sần sùi trên bề mặt da do virus HPV (Human papilloma viruses) gây nên. Mụn cơm có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể như quanh mặt, quanh mắt, tay, chân hoặc lưng.

Tìm hiểu mụn cơm

Mụn cơm có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào như mặt, quanh mắt,… 

2. Nguyên nhân hình thành mụn cơm

Nguyên nhân chính gây mụn cơm là do virus HPV. Khi virus này xâm nhập vào vết cắn/ trầy xước của da sẽ gây nhiễm trùng và hình thành mụn cơm. 

Ngoài ra, virus mụn cóc được cho là lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da hoặc do tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm, ví dụ như sàn nhà. Tuy nhiên, không phải vùng da tiếp xúc với mụn cơm đều phát triển thành thương tổn mụn cơm mà thường xảy ra vùng da tiếp xúc bị tổn thương hoặc suy yếu hàng rào bảo vệ da, vùng da ướt. 

Những yếu tố làm tăng nguy cơ nổi mụn cơm:

  • Người có hệ miễn dịch yếu chẳng hạn như người bị bệnh HIV/AIDS, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Tổn thương ngoài da, có các vết xước khi làm móng, cắn,…
  • Da nhiễm trùng.
  • Thường xuyên bơi ở bãi bơi công cộng.
  • Tay hoặc chân đổ nhiều mồ hôi.

Nguyên nhân hình thành mụn cơm

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành mụn cơm chẳng hạn như tiếp xúc với mụn, nặn hoặc cạy mụn cơm,… 

3. Dấu hiệu nhận biết mụn cơm

Mụn cơm thường có màu trắng hoặc hơi đục, cũng có thể là màu da, hồng hoặc nâu, khi sờ cảm thấy thô ráp. Loại mụn này có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành từng cụm trên da, thường có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu nâu (gọi là hạt cơm phẳng). Mụn cơm thường không đau, nhưng khi tì đè lên sẽ có cảm giác đau, đôi khi còn gây ngứa hoặc bị chảy máu. 

Tuy nhiên, mỗi loại mụn cơm sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể:

  • Mụn cóc thông thường: Loại mụn này thường xuất hiện ở ngón chân, ngón tay, tuy nhiên đôi khi vẫn có thể bắt gặp ở các bộ phận khác trên cơ thể. Dấu hiệu mụn cóc thông thường là sần sùi, bề mặt có khía giống như súp lơ hoặc có gai đặc trưng. Ngoài chúng thường thô ráp, cứng khi chạm vào.
  • Mụn cóc Plantar: Thường được gọi là mắt cá chân, xảy ra ở lòng bàn chân và có thể bị đau khi bị áp lực, chẳng hạn như khi đi hoặc đứng.
  • Mụn cóc phẳng: Dấu hiệu nhận biết mụn cóc phẳng là có màu hồng, nâu hoặc hơi vàng, thường mọc ở mặt, đùi hoặc cánh tay. Đa phần, mụn cóc phẳng có kích thước nhỏ nên khó để nhận ra.
  • Mụn cóc dạng sợi mảnh: Dạng mụn cóc này thường mọc quanh miệng hoặc mũi, đôi khi có thể ở trên cổ hoặc dưới cằm. Dấu hiệu nhận biết đó là mụn có kích thước nhỏ, hình dáng thon dài và cùng màu với làn da.

Dấu hiệu nhận biết mụn cơm

Mụn cóc khi xuất hiện gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ gương mặt

  • Mụn cóc quanh móng: Dạng mụn này thường bắt gặp ở dưới hoặc xung quanh móng chân/ tay. Mụn cóc quanh móng thường gây đau và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của móng.
  • Mụn cóc sinh dục: Mụn xuất hiện ở trên, trong hoặc xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn. Người bệnh nên đi thăm khám sớm để có hướng giải quyết kịp thời, tránh mụn lây lan.

4. Các phương pháp điều trị mụn cơm

Tỷ lệ khỏi mụn cóc tự phát là 65 – 78%, nhưng sự biến dạng về mặt thẩm mỹ, xu hướng lây lan và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đòi hỏi phải can thiệp xử lý loại mụn này nhanh chóng. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị mụn cơm như:

4.1. Sử dụng thuốc bôi

Một số sản phẩm bôi tại chỗ không kê đơn như thuốc trị mụn, kem, gel hoặc miếng dán có chứa Acid Salicylic có thể được chỉ định khi điều trị mụn cơm. Hoạt chất này có tác dụng làm phân giải lớp biểu bì, thường được điều chế ở nồng độ từ 10% đến 60%. Hiện nay, có các chế phẩm không kê đơn có sẵn dưới dạng Acid Salicylic 17% kết hợp trong nền keo dán linh hoạt hoặc dưới dạng miếng dán thạch cao Acid Salicylic 40%.

Sử dụng thuốc bôi

Sử dụng thuốc bôi có thể hỗ trợ điều trị mụn cơm.

4.2. Áp lạnh

Còn được gọi là phun nitơ lỏng, khi thực hiện bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào vùng có mụn cơm. Hơi lạnh sẽ tạo thành những nốt phỏng quanh mụn, để phá hủy các tế bào mụn. Phương pháp này điều trị thuận lợi và thay thế ở hầu hết bệnh nhân, giúp điều trị tới 50 – 70% tổn thương sau 3 hoặc 4 đợt điều trị. Ngoài ra, phương pháp áp lạnh này mang lại hiệu quả nhất đối với mụn cóc ở lòng bàn tay và bàn chân. 

4.3. Cantharidin

Cantharidin là chất chiết xuất từ bọ ban miêu (sâu ban miêu). Cantharidin kết hợp với Podophyllotoxin và Acid Salicylic đã cho thấy tỷ lệ loại bỏ mụn cóc ở lòng bàn chân cao qua nhiều nghiên cứu, thường là sau một lần bôi. 

Lưu ý, cách trị mụn cơm bằng phương pháp Cantharidin chỉ nên thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu, vì có thể gây kích ứng da. Ngoài ra, Cantharidin cũng có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh. 

4.4. Đốt điện

Phương pháp đốt điện trị mụn cơm thường chỉ được thực hiện cho các nốt mụn có kích thước lớn, mọc ở vùng lưng, chân hoặc trong trường hợp không đáp ứng các biện pháp điều trị khác. Để thực hiện, bác sĩ sẽ dùng dao điện sau đó đốt mụn cơm. Trước khi đốt điện, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ.

Đốt điện điều trị mụn cơm cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo mang lại hiệu quả cao và an toàn.

Đốt điện trị mụn cơm

Đốt điện trị mụn cơm chỉ chỉ áp dụng trong trường hợp không đáp ứng các biện pháp điều trị khác và phải được bác sĩ thực hiện.

4.5. Laser CO2 (Laser Carbon Dioxide)

Laser CO2 là một trong những cách trị mụn cơm ở mặt hoặc vị trí khác được nhiều người lựa chọn. Khi sử dụng ánh sáng Laser lên nốt mụn cơm sẽ làm nóng và phá hủy các mạch máu nhỏ bên trong. Quá trình này sẽ làm cắt đứt nguồn cung cấp máu và tiêu diệt mụn cơm. Tuy nhiên, cách này có thể để lại sẹo nếu không thực hiện đúng cách.

Chính vì thế, Laser CO2 cần được thực hiện bởi bác sĩ da liễu có chứng chỉ hành nghề và tại cơ sở điều trị da uy tín để tránh những biến chứng không mong muốn.

Điều trị với Laser CO2 chuẩn Y khoa tại O2 SKIN

Nhằm xua tan những lo lắng của các bạn bị mụn trong việc tìm kiếm địa chỉ da liễu uy tín, O2 SKIN đã thành lập. Phòng khám chuyên khoa da liễu mang đến các giải pháp trị mụn và chăm sóc da chuẩn Y khoa, nói không với chèo kéo và tư vấn thiếu trung thực.

Phòng khám O2 SKIN

Phòng khám O2 SKIN, tự hào vì được nhiều bạn trẻ tin tưởng lựa chọn điều trị mụn.

Tại O2 SKIN, máy Fractional LAser có chức năng và đầu đốt LAser CO2 giúp phá huỷ mụn cơm. Điều đặc biệt khi điều trị với O2 SKIN đó là bạn sẽ được thăm khám, soi da cẩn thận với bác sĩ chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm am hiểu về nhiều loại mụn. Dựa vào kết quả đó, bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với làn da của khách hàng, chỉ định Laser CO2 (nếu cần thiết).

Đồng hành cùng O2 SKIN, bạn còn an tâm bởi:

  • Được bác sĩ chuyên khoa da liễu, có đầy đủ chứng chỉ hành nghề thực hiện để đảm bảo mang lại hiệu quả tối ưu và an toàn.

Bác sĩ trực tiếp điều trị

Bác sĩ O2 SKIN sẽ trực tiếp thực hiện điều trị cho khách hàng

  • Tuân thủ quy tắc sát trùng nghiêm ngặt để hạn chế lây nhiễm chéo.
  • Thiết bị Laser nhập khẩu chính hãng 100%, được bảo hành bảo dưỡng định kỳ hỗ trợ quá trình điều trị mụn cơm, sẹo mụn hiệu quả.
  • Chi phí điều trị hợp lý, bảng giá được công khai rõ ràng. Đặc biệt, phòng khám luôn có những ưu đãi dành cho các bạn học sinh – sinh viên, giúp bạn trị mụn và sẹo mụn tiết kiệm.

> Liên hệ tư vấn hoặc đặt hẹn tại O2 SKIN để được bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp!

4.6. Acid Tricloacetic (TCA)

Acid Trichloroacetic (TCA) và Acid Monochloracetic (có sẵn dưới dạng dung dịch 80, 90 và 100%) giúp điều trị mụn cóc nhờ gây hoại tử bề mặt mụn do làm mất nước hóa học của mô. Tuy nhiên do nồng độ acid cao có thể gây bỏng độ nặng nên phương pháp này cần được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa da liễu, không nên thực hiện ở nhà.

5. Cách phòng ngừa mụn cơm

Dưới đây là những cách phòng ngừa mụn cơm hiệu quả, bạn nên biết:

  • Không cắn móng tay vì mụn cơm thường xuất hiện khi da bị tổn thương.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị mụn cơm.
  • Không chạm vào mụn cơm của người khác.
  • Không cắn móng tay hoặc cạy lớp biểu bì.
  • Luôn giữ ẩm cho da và bảo vệ những vết cắt, vết thương hở.
  • Nên mang dép hoặc giày khi sử dụng phòng thay đồ công cộng, khu vực hồ bơi.
  • Trao đổi với bác sĩ về việc tiêm phòng vắc-xin HPV và sử dụng bao cao su để ngăn ngừa mụn cóc sinh dục.

Ngoài ra, nếu bạn bị mụn cơm, hãy thực hiện các bước sau để ngăn ngừa mụn cơm lan rộng:

  • Dùng băng gạc che lại mụn cơm.
  • Không gãi, cắt, cạo hoặc cạy mụn cơm.
  • Rửa tay ngay sau khi chạm vào mụn cơm ở mặt, tay, chân hoặc bất kỳ vị trí nào.
  • Giữ chân khô ráo để ngăn ngừa sự lây lan của mụn cơm ở bàn chân.

Giữ cho chân luôn khô ráo

Luôn giữ chân được khô ráo, hạn chế ẩm ướt để ngăn ngừa mụn cơm ở chân. 

6. Với mụn cơm, khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu đã áp dụng các phương pháp điều trị không kê đơn nhưng mụn cơm vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí tiến triển nặng và xuất hiện các triệu chứng như:

  • Mụn cơm đau, dễ chảy máu.
  • Mụn thay đổi hình dáng, lan rộng và nhanh.
  • Mụn cơm ở mặt, bộ phận sinh dục, trực tràng hoặc trong miệng.
  • Mụn cơm quay trở lại sau khi được cắt bỏ.

Đến đây, mong rằng đã giúp bạn hiểu được mụn cơm là gì, nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị mụn cơm. Hiện có nhiều cách trị mụn cơm ở mặt, quanh mắt, chân, tây,… từ thuốc bôi đến phương pháp y tế chuyên nghiệp. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tối ưu, người mắc mụn cơm nên lựa chọn phương pháp phù hợp và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu khi cần thiết.

7. Câu hỏi thường gặp

7.1. Mụn cơm có thể tự biến mất không?

Có, khoảng 65% mụn cơm sẽ tự biến mất sau hai năm với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

7.2. Mụn hạt cơm có dễ lây lan không?

Mụn hạt cơm rất dễ lây lan từ vùng này sang vùng khác trên cơ thể. Ngoài ra, cũng có thể lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc qua những tổn thương nhỏ trên da như những vết cào, trầy xước hoặc gãi.

7.3. Có nên điều trị mụn cơm không?

Có nên điều trị mụn cơm hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, sức khỏe, loại mụn cơm và vị trí xuất hiện của mụn cơm. Bạn nên theo dõi thêm, nếu thấy có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có cách điều trị phù hợp.

Nguồn tham khảo

  1. Dany Paul Baby, MD . Visual Guide to Warts. 22/08/2023. https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/ss/slideshow-warts (đã truy cập 28/09/2024)
  2. Warts. 20/02/2024. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15045-warts (đã truy cập 28/09/2024)

Bài viết cùng chuyên mục

Thức khuya có nổi mụn không? Bí quyết chăm da khỏe đẹp

Thức khuya có nổi mụn không? Bí quyết chăm da khỏe đẹp

Thức khuya có nổi mụn không là một trong những vấn đề lớn mà nhiều bạn quan tâm. Hiểu được điều này, bài viết dưới…
Xem Chi Tiết
Mụn ẩn có tự hết được không? Không xử lý có sao không?

Mụn ẩn có tự hết được không? Không xử lý có sao không?

Mụn ẩn tuy không nguy hiểm nhưng ẩn sâu dưới da, khó lấy nhân mụn và làm da kém mịn màng. Vậy mụn ẩn có…
Xem Chi Tiết
Sẹo mụn có tự hết không? Làm thế nào để hết sẹo mụn?

Sẹo mụn có tự hết không? Làm thế nào để hết sẹo mụn?

Mụn không chỉ gây ra những vấn đề tạm thời, mà còn để lại những dấu vết lâu dài dưới dạng sẹo khiến làn da…
Xem Chi Tiết
Uống Vitamin C có trị mụn không? Những lưu ý bạn cần biết

Uống Vitamin C có trị mụn không? Những lưu ý bạn cần biết

Vitamin C là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Nó có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn…
Xem Chi Tiết
Uống trà nhiều có nổi mụn không? Nguyên nhân và giải pháp

Uống trà nhiều có nổi mụn không? Nguyên nhân và giải pháp

Trà là thức uống được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi hương vị hấp dẫn mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức…
Xem Chi Tiết
Da mặt bị break out là gì? Khác gì purging và cách khắc phục

Da mặt bị break out là gì? Khác gì purging và cách khắc phục

Nhiều bạn đang sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thì gặp bị nổi mụn bất thường, liên tục và không có dấu hiệu…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook