Nặn mụn bằng tăm bông có tốt không? 5 lưu ý để tránh thâm sẹo

BS CKII Đoàn Thị Thiện Tâm

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKII Đoàn Thị Thiện Tâm

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Nặn mụn là bước loại bỏ nhân mụn ra khỏi da, làm sạch lỗ chân lông và hạn chế viêm nhiễm. Trong đó, nặn mụn bằng tăm bông là phương pháp được nhiều người tìm hiểu và áp dụng nhờ tính vệ sinh hơn so với việc dùng tay. Tuy nhiên, liệu cách làm này có thực sự hiệu quả và an toàn cho da? Cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn trước khi áp dụng nhé!

Nặn mụn bằng tăm bông

Lấy nhân mụn bằng tăm bông là phương pháp được áp dụng trong quy trình điều trị mụn.

Nặn mụn bằng tăm bông là như thế nào?

Nặn mụn bằng tăm bông là phương pháp sử dụng đầu tăm bông y tế (loại chuyên dụng, vô trùng) để tạo áp lực nhẹ nhàng và có kiểm soát lên vùng da xung quanh nốt mụn, nhằm mục đích đẩy nhân mụn (cồi mụn) ra khỏi lỗ chân lông. Các loại tăm bông nặn mụn thường được làm bằng gỗ, một đầu bông, một đầu tròn đóng gói từng cây riêng lẻ trong túi đảm bảo vô trùng. 

Nặn mụn bằng tăm bông có tốt không?

Nặn mụn bằng tăm bông có thể là một phương pháp tốt và an toàn nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng loại mụn và đảm bảo yếu tố vô trùng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Hạn chế cảm giác đau khi nặn mụn nhờ thực hiện với đầu tăm mềm mại, giảm áp lực vùng da xung quanh. 
  • Giảm nguy cơ để lại thâm, sẹo rỗ nhờ việc loại bỏ cồi mụn hiệu quả mà không tác động mạnh, gây tổn thương da.
  • Tránh lây nhiễm vi khuẩn, bởi tăm bông được đóng gói vô trùng kỹ càng. 
  • Nốt mụn nhanh lành hơn nếu được thực hiện nặn mụn đúng cách. 
  • Phương pháp không phù hợp với những tình trạng mụn viêm, mụn chưa khô cồi. 
  • Dễ gây tổn thương da nếu thực hiện sai kỹ thuật (ví dụ: dùng lực tỳ đè vào da quá mạnh, đặt tăm bông không đúng vị trí). 
  • Lực ấn của đầu tăm bông khá nhẹ, có thể không lấy hết nhân mụn. Từ đó có thể ổ viêm có thể tái phát nhiều lần. 

Theo BS CKII Đoàn Thị Thiện Tâm (Bác sĩ da liễu tại Phòng khám O2 SKIN), phương pháp nặn mụn bằng tăm bông chỉ an toàn khi đảm bảo tuân thủ 3 nguyên tắc gồm: tăm bông vô trùng, nặn đúng loại mụn và đúng kỹ thuật. Do vậy, nếu bạn điều trị mụn kết hợp kết hợp với phương pháp trên, hãy ưu tiên lựa chọn cơ sở uy tín có quy trình nặn mụn chuẩn y khoa, để đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng. 

Nặn mụn bằng tăm bông có tốt không

Nặn mụn bằng tăm bông có thể hỗ trợ giảm đau trong quá trình nặn mụn, nốt mụn mau lành, giảm nguy cơ bị sẹo thâm,…

Cách nặn mụn bằng tăm bông với các bước cơ bản

O2 SKIN chia sẻ các bước nặn mụn với tăm bông đúng cách bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lấy nhân mụn và các sản phẩm làm sạch, sát trùng
  • Bước 2: Làm sạch da (tẩy trang, rửa mặt)
  • Bước 3: Sát khuẩn trước khi nặn mụn
  • Bước 4: Nặn mụn bằng tăm bông
  • Bước 5: Sát khuẩn sau khi lấy nhân mụn
  • Bước 6: Làm sạch da và đắp mặt nạ

1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lấy nhân mụn và các sản phẩm làm sạch, sát trùng

Điều dưỡng viên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ lấy nhân mụn bao gồm tăm bông, bông vô trùng, bao tay y tế, các sản phẩm làm sạch, sát trùng,… Những dụng cụ và sản phẩm này giúp quá trình lấy nhân mụn thực hiện đạt hiệu quả hơn. 

2. Bước 2: Làm sạch da (tẩy trang, rửa mặt)

Điều dưỡng viên dùng nước tẩy trang và sữa rửa mặt để làm sạch da của khách hàng. Điều này giúp quá trình lấy nhân mụn dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế tình trạng bụi bẩn, dầu thừa,… vào trong lỗ chân lông gây viêm nhiễm. 

3. Bước 3: Sát khuẩn trước khi nặn mụn

Điều dưỡng viên lấy dung dịch sát khuẩn thấm vào bông rồi thoa đều trên gương mặt khách hàng. Bước này giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công da khiến mụn mới hình thành có khả năng bị viêm và lan rộng.  

Sát khuẩn mặt trước khi nặn mụn

Sát khuẩn trước khi nặn mụn là bước quan trọng giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông gây mụn.

4. Bước 4: Nặn mụn bằng tăm bông

Điều dưỡng viên lấy tăm bông, thực hiện nặn các mụn đã khô cồi, gom nhân, đồng thời không tác động vào mụn viêm, mụn mủ. Qua đó giúp lỗ chân lông được thông thoáng, hỗ trợ trị giúp vùng bị mụn mau lành. 

5. Bước 5: Sát khuẩn sau khi lấy nhân mụn

Sau khi lấy nhân mụn xong, điều dưỡng viên sẽ thực hiện sát khuẩn lại lần nữa, để hạn chế các vi khuẩn từ mụn lây lan đến các vùng da khác. Sau đó, điều dưỡng viên có thể thoa dung dịch PHA để kiểm soát nhiễm khuẩn tối ưu, hỗ trợ khô cồi với những mụn viêm, mụn mủ khác. 

6. Bước 6: Làm sạch da và đắp mặt nạ

Điều dưỡng viên làm sạch lại da mặt với nước sạch, giúp làm sạch vùng da có acid. Tiếp đến, điều dưỡng viên thoa toner để cân bằng độ pH, đắp mặt nạ làm dịu da sau khi lấy mụn và hỗ trợ se khít lỗ chân lông. 

Cách nặn mụn bằng tăm bông

Sau khi lấy nhân mụn, điều dưỡng viên sẽ đắp mặt nạ giúp làm dịu da, hỗ trợ se khít lỗ chân lông.

Có nên nặn mụn bằng tăm bông tại nhà không?

Bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà bởi có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như viêm nhiễm, không lấy hết nhân khiến mụn tái phát,… Thay vào đó, bạn hãy đến các cơ sở y tế, phòng khám da liễu để được thực hiện đúng kỹ thuật và tuân thủ quy trình chuẩn y khoa.

Lấy nhân mụn chuẩn Y khoa tại O2 SKIN: Da sạch cồi mụn, hỗ trợ trị mụn tối ưu

O2 SKIN là phòng khám da liễu điều trị mụn chuẩn Y khoa đã giúp cho hơn 490.000 khách hàng điều trị mụn thành công, mỗi ngày có 10.000 lượt khách thăm khám và điều trị. Trong đó dịch vụ lấy nhân mụn chuẩn y khoa bằng tăm bông vô khuẩn tại O2 SKIN có quy trình tiệt trùng đầy đủ, điều dưỡng viên thao tác nhẹ nhàng, giúp giảm đau, ngừa thâm sẹo và đảm bảo an toàn cho làn da. 

Quy trình lấy nhân mụn chuẩn y khoa tại O2SKIN

Quy trình lấy nhân mụn tại O2 SKIN được thực hiện đúng chuẩn Y khoa, đảm bảo an toàn cho làn da của bạn, đẩy nhanh quá trình điều trị mụn.

>> Đặt lịch hẹn thăm khám tại O2 SKIN ngay hôm nay để lấy nhân mụn hiệu quả, hỗ trợ điều trị mụn tối ưu. 

5 lưu ý quan trọng cần biết sau khi nặn mụn để ngừa sẹo và thâm hiệu quả

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nắm sau khi thực hiện phương pháp nặn mụn với tăm bông: 

  • Thoa kem dưỡng ẩm để làm dịu da, phục hồi hư tổn.
  • Tránh nắng kỹ cho da bằng cách che chắn với áo khoác, khẩu trang,… thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên,…
  • Trong chu trình chăm sóc da, bạn nên thêm vào các sản phẩm hỗ trợ trị thâm và ngừa sẹo. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau củ tươi, trái cây giúp da được cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. 
  • Tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng như thức ăn nhanh, mì gói, gà rán,… 

Một số câu hỏi thường gặp

Nặn mụn bằng tăm bông có an toàn không?

Đây là phương pháp an toàn nếu bạn thực hiện tại các cơ sở uy tín, có đội ngũ điều dưỡng giỏi cùng quy trình thực hiện chuẩn y khoa. Bởi các bác sĩ có thể khoanh vùng mụn được phép và không được phép nặn, tránh nguy cơ nốt mụn lây lan. 

Bao lâu có thể lấy nhân mụn bằng tăm bông một lần?

Với tình trạng da dầu, da thường với số lượng mụn ở mức trung bình có thể lấy nhân mụn 2 tuần/lần. Tuy nhiên, trường hợp da quá nhiều mụn, quá trình gom cồi mụn của từng vùng mụn khác nhau, người thực hiện có thể phải lấy nhân mụn 1 lần/tuần. Do đó tùy vào tình trạng da thực tế, các nốt mụn đã khô cồi, giảm viêm hay chưa mà bác sĩ có thể chỉ định thời gian lấy nhân mụn phù hợp.

Sau khi lấy nhân mụn bằng tăm bông thì bao lâu da lành lại?

Thời gian lành của da có thể từ 3 – 7 ngày nếu việc lấy mụn bằng tăm bông được thực hiện đúng cách. Ngược lại, quá trình lấy nhân mụn không được thực hiện đúng quy trình, vùng mụn có thể bị tổn thương, lâu lành hơn. 

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu hơn về phương pháp nặn mụn bằng tăm bông. Để thực hiện lấy nhân mụn bằng tăm bông an toàn và hiệu quả, bạn nên đến các phòng khám da liễu uy tín, quy trình thực hiện chuẩn y khoa, vô trùng đầy đủ để thăm khám và có phương án thực hiện tối ưu.

Bài viết cùng chuyên mục

Xông mặt trị mụn có hiệu quả không? Gợi ý 5 cách thực hiện 

Xông mặt trị mụn có hiệu quả không? Gợi ý 5 cách thực hiện 

Xông mặt trị mụn là phương pháp sử dụng hơi nước nóng để xông trên da mặt, giúp các lỗ chân lông được giãn nở,…
Xem Chi Tiết
Nặn mụn ống tre có an toàn không? Lời giải đáp từ chuyên gia

Nặn mụn ống tre có an toàn không? Lời giải đáp từ chuyên gia

Nếu bạn quan tâm đến các giải pháp điều trị mụn, chắc hẳn đã từng nghe đến “trào lưu” nặn mụn ống tre. Phương pháp…
Xem Chi Tiết
10 Cách Trị Mụn Phổ Biến Nhưng Dễ Sai Lầm Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng

10 Cách Trị Mụn Phổ Biến Nhưng Dễ Sai Lầm Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng

90% người trị mụn thất bại do mắc phải ít nhất 3/10 sai lầm này!  Bác sĩ CKII Da liễu Đoàn Thị Thiện Tâm (O2…
Xem Chi Tiết
Sau 30 tuổi vẫn bị mụn: Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

Sau 30 tuổi vẫn bị mụn: Nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

Sau 30 tuổi vẫn bị mụn là tình trạng không hề hiếm gặp. Điều này trái ngược với lầm tưởng của nhiều người rằng mụn…
Xem Chi Tiết
Vết thâm mụn mãi không hết do đâu và cách điều trị hiệu quả

Vết thâm mụn mãi không hết do đâu và cách điều trị hiệu quả

Vết thâm mụn mãi không hết khiến không ít bạn cảm thấy tự ti vì làn da xỉn màu và kém tươi tắn. Để sớm…
Xem Chi Tiết
Mụn cứng dưới da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mụn cứng dưới da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Mụn cứng dưới da được xem là một dạng mụn trứng cá nặng và nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm, mụn có thể…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook