Sau 30 tuổi vẫn bị mụn là tình trạng không hề hiếm gặp. Điều này trái ngược với lầm tưởng của nhiều người rằng mụn chỉ xuất hiện trong giai đoạn dậy thì và có thể tự khỏi theo thời gian. Vậy đâu là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện ở những người 30 tuổi và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Mời bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Có rất nhiều người thường xuyên bị nổi mụn dù đã hơn 30 tuổi.
Sau 30 tuổi vẫn bị mụn, nguyên nhân do đâu?
Mụn trứng cá không chỉ xuất hiện ở tuổi dậy thì mà ngay cả khi đã trưởng thành. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp sau 30, 40 và thậm chí là 50 tuổi vẫn có thể bị mụn. Các bác sĩ da liễu gọi đây là “mụn trứng cá khởi phát ở người lớn”. Trong đó, phụ nữ thường có xu hướng bị mụn nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do:
Sự mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ vẫn bị mụn dù đã hơn 30 tuổi. Tình trạng này còn được gọi là mụn nội tiết, thường gặp khi phụ nữ vào kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh – mãn kinh, sau khi ngừng (hoặc bắt đầu) dùng thuốc tránh thai.
Căng thẳng kéo dài, thiếu ngủ
Căng thẳng và mất ngủ kéo dài sẽ thúc đẩy tuyến thượng thận sản xuất nhiều androgen. Trong khi đó, hormone này lại kích thích các tuyến dầu trên da tăng sản xuất bã nhờn. Điều này gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.
Ăn uống không khoa học
Chế độ ăn thiếu chất xơ, uống không đủ lượng nước hàng ngày và nạp nhiều thực phẩm làm da tăng tiết bã nhờn (đồ ăn cay, nhiều đường, dầu mỡ,…) sẽ khiến tình trạng mụn càng thêm trầm trọng. Chính vì thế, sau 30 tuổi vẫn bị mụn có thể do bạn đã có chế độ ăn uống thiếu khoa học.
Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh có thể khiến mụn bùng phát dữ dội.
Chăm sóc da sai cách
Chăm sóc da sai cách, chẳng hạn rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, tẩy tế bào chết quá thường xuyên, không chống nắng cho da kỹ lưỡng, không tẩy trang trước khi đi ngủ,… sẽ tạo điều kiện cho mụn hình thành và phát triển. Thậm chí về lâu dài, những thói quen xấu này còn khiến làn da lão hóa nhanh hơn.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn trứng cá ở người trưởng thành, bao gồm: thuốc chứa corticosteroid, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị động kinh,… Do đó nếu nghi ngờ loại thuốc bản thân đang sử dụng là nguyên nhân hình thành mụn, bạn hãy gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra và tư vấn.
Di truyền
Bạn có người thân huyết thống gần, chẳng hạn như cha mẹ, anh chị em ruột bị mụn trứng cá không? Các phát hiện từ các nghiên cứu cho thấy một số người có thể có khuynh hướng di truyền về mụn trứng cá. Những người có khuynh hướng này có nhiều khả năng bị mụn trứng cá dù đã hơn 30 tuổi.
Ảnh hưởng từ các bệnh lý tiềm ẩn
Một số tình trạng sức khỏe và da có thể giống với mụn trứng cá hoặc khiến mụn trứng cá bùng phát. Trong đó, những vấn đề phổ biến có thể gây hình thành mụn gồm: hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), hội chứng Cushing, dày sừng nang lông,…
Mụn xuất hiện sau 30 tuổi có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề về sức khỏe.
Mụn tuổi trưởng thành có gì khác mụn tuổi dậy thì?
Có thể thấy, tình trạng sau 30 tuổi vẫn bị mụn xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên so với mụn tuổi dậy thì, mụn ở tuổi trưởng thành thường có dạng sẩn viêm, dễ để lại sẹo, có thể xuất hiện ở má/cằm/đường viền hàm, phổ biến hơn ở phụ nữ,… Đặc biệt, loại mụn này có khả năng kháng thuốc cao hơn và thường xuyên tái phát.
Cách trị mụn sau tuổi 30 hiệu quả
Việc điều trị mụn sau tuổi 30 không hề dễ dàng. Vì thế để điều trị tình trạng này hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu. Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp điều trị phù hợp.
Tối giản quy trình chăm sóc da
Đầu tiên, bạn nên đơn giản quy trình chăm sóc da. Thay vì tự ý mua và sử dụng những mỹ phẩm chăm sóc da (sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng,…) theo quảng cáo trên mạng, bạn nên sử dụng các sản phẩm được bác sĩ tư vấn. Nhờ đó mà quá trình điều trị sẽ đạt được hiệu quả tốt và nhanh hơn.
Dùng thuốc trị mụn
Thuốc bôi và thuốc uống là những cách điều trị mụn phổ biến. Trong đó:
- Thuốc bôi: Những loại thuốc trị mụn dạng bôi có tác dụng giảm tiết nhờn, tiêu nhân mụn, giảm viêm và diệt vi khuẩn gây mụn. Các hoạt chất thường xuất hiện trong loại thuốc này thường có Retinoids và các dẫn xuất của nó, Benzoyl Peroxide, kháng sinh, Salicylic Acid (BHA),…
- Thuốc uống: Thuốc hoạt động bằng cách giảm sản xuất dầu, giảm sưng tấy hoặc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, qua đó giảm mụn. Những loại thuốc uống giảm mụn phổ biến hiện nay là thuốc chứa kháng sinh, Isotretinoin, Spironolactone và thuốc tránh thai (đối với phụ nữ).
Để điều trị có các trường hợp sau 30 tuổi vẫn bị mụn, bác sĩ thường kết hợp nhiều phương pháp với nhau.
Kết hợp các phương pháp trị mụn nâng cao
Các phương pháp điều trị mụn nâng cao gồm có:
- Lấy nhân mụn: Phương pháp này sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng để tác động vào mụn, từ đó giúp nhân mụn thoát ra ngoài. Tuy nhiên, việc lấy nhân mụn chỉ có tác dụng khi được thực hiện đúng thời điểm, đúng cách và đúng quy trình
- Peel da: Thông qua việc sử dụng các hoạt chất hóa học như Salicylic acid, Glycolic acid,…với nồng độ phù hợp, peel da giúp loại bỏ bớt các tế bào chết già cỗi. Điều này giúp lỗ chân lông được thông thoáng, se nhân mụn và hỗ trợ trị mụn hiệu quả.
- Chiếu IPL: IPL là phương pháp được ứng dụng phổ biến trong việc điều trị mụn và các vấn đề sau mụn. Cơ chế điều trị của phương pháp này là dùng năng lượng ánh sáng để loại bỏ các tế bào da hoặc nang lông bị nhiễm sắc tố hoặc bị tổn thương.
- Lăn kim trị mụn: Phương pháp này dùng dụng cụ lăn kim chuyên dụng trong y khoa để tạo “kênh dẫn” đưa serum có tác dụng điều trị mụn vào sâu bên dưới da. Nhờ đó mà nhân mụn ẩn được đẩy lên trên bề mặt da và điều trị hiệu quả.
Áp dụng liệu pháp duy trì
Vì mụn trứng cá ở người lớn có khả năng kháng thuốc cao hơn và dễ tái phát, do đó cần có liệu pháp duy trì như sử dụng Retinoid tại chỗ và Azelaic acid. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học để hạn chế tình trạng sau 30 tuổi vẫn bị mụn.
Có thể thấy, mụn ở tuổi trưởng thành thường diễn ra dai dẳng và dễ tái phát, đặc biệt nếu do thay đổi nội tiết tố. Để trị mụn đạt hiệu quả cao cũng như ngăn mụn quay lại, bạn nên thăm khám da liễu để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
O2 SKIN điều trị mụn trưởng thành chuẩn Y khoa, giảm nguy cơ tái phát lâu dài Với đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, O2 SKIN tự hào vì đã đồng hành và giúp cho nhiều trường hợp bị mụn trưởng thành có thể lấy lại làn da mịn màng, tươi tắn. Ngay từ ban đầu, các bác sĩ O2 SKIN luôn lắng nghe những tâm tư của khách hàng, kết hợp cùng kết quả của xét nghiệm hiện đại để chẩn đoán đúng nguyên nhân gây mụn. Từ đó giúp lên phác đồ điều trị phù hợp, cá nhân hóa theo tình trạng mụn. Ngoài ra, các bác sĩ tại đây còn đưa ra những lời khuyên bổ ích, giúp khách hàng kiểm soát tình trạng mụn tốt hơn tại nhà. Cùng với đó là bảng giá hợp lý, phù hợp với tài chính của nhiều khách hàng. Mời bạn cùng lắng nghe tâm sự của chị Dương Thị Hoa (32 tuổi), một trong những khách hàng đã điều trị mụn trưởng thành thành công tại O2 SKIN: >> Liên hệ O2 SKIN để được tư vấn về liệu trình điều trị hoặc đặt hẹn khám ngay hôm nay! |
Cách hạn chế xuất hiện mụn sau 30 tuổi
Mụn là một bệnh lý mạn tính, không thể điều trị tận gốc. Tuy nhiên bạn vẫn có thể cải thiện tình trạng này và hạn chế mụn trưởng thành tái phát bằng cách:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh: Tích cực bổ sung rau củ quả, trái cây trong thực đơn hàng ngày. Đồng thời bạn đừng quên uống đủ 3 lít nước hàng ngày nhé.
- Hạn chế căng thẳng: Căng thẳng có thể tình trạng mụn trở lại nhanh chóng. Do đó bạn hãy cố gắng kiểm soát căng thẳng hàng ngày bằng cách tập thể thao và nghỉ ngơi đều đặn.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya: Mỗi ngày bạn nên đảm bảo ngủ đủ 6 – 8 tiếng. Ngoài ra, bạn cũng nên đi ngủ từ 22 giờ để làn da và cơ thể có đủ thời gian phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi.
- Làm sạch da đúng cách: Bạn nên làm sạch da với sữa rửa mặt 2 lần/ ngày. Lưu ý, bạn không nên rửa mặt quá nhiều lần bởi điều này sẽ gây khô da và có nguy cơ làm mụn quay trở lại.
- Dùng mỹ phẩm hợp với loại da: Tùy theo loại da mà bản thân đang sở hữu mà bạn hãy chọn sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn nếu có làn da mụn nhạy cảm, những sản phẩm không chứa dầu và lành tính sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho bạn.
- Dưỡng ẩm và chống nắng cho da: Việc bỏ qua bước dưỡng ẩm và chống nắng là một trong những nguyên nhân khiến mụn tái phát thường xuyên. Vì thế, bạn đừng bỏ quên 2 bước này khi chăm sóc da, đặc biệt là vào ban ngày nhé.
- Tránh cạy nặn mụn: Cạy mụn không chỉ tạo điều kiện để mụn bùng phát dữ dội hơn mà còn có thể để lại sẹo thâm và sẹo rỗ, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
- Nên điều trị sớm nếu bị mụn: Trường hợp bị mụn, bạn nên điều trị sớm. Điều này hạn chế những biến chứng do mụn gây ra, cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.
Trên đây là những điều cần biết về tình trạng sau 30 tuổi vẫn bị mụn. Có thể thấy, vì là bệnh lý mãn tính về da nên mụn vẫn có thể xuất hiện ở cả tuổi trưởng thành. Do đó để hạn chế mụn tái phát, bạn nên thiết lập chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, lành mạnh.