Vết thâm mụn mãi không hết khiến không ít bạn cảm thấy tự ti vì làn da xỉn màu và kém tươi tắn. Để sớm lấy lại làn da sáng mịn như ý, hãy cùng O2 SKIN tìm hiểu nguyên nhân khiến thâm mụn mãi không mờ và cách điều trị những vết thâm ‘cứng đầu’ này nhé.
Khám phá nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng thâm mụn mãi không hết hiệu quả.
Lý do khiến vết thâm mụn mãi không hết
Thâm mụn tồn tại trên da mãi không hết do rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số yếu tố phổ biến:
Nặn mụn chưa chín
Việc nặn mụn chưa chín có thể khiến mạch máu dưới da bị tổn thương, tăng viêm, nhiễm trùng hoặc sót nhân mụn, từ đó làm thâm mụn tiến triển nặng hơn. Chưa kể, nặn mụn sai cách còn có thể gây phá vỡ lớp tế bào đáy ở thượng bì dẫn đến giải phóng melanin vào trung bì làm cho thâm mụn lâu lành.
Sử dụng sản phẩm bôi thoa không rõ nguồn gốc
Nếu sử dụng sản phẩm gel/kem trị thâm mụn không rõ nguồn gốc, kém chất lượng có thể làm tình trạng thâm mụn thêm trầm trọng. Hơn nữa, các sản phẩm này có thể chứa một số thành phần gây bít tắc lỗ chân lông hoặc cồn, hương liệu,… khiến da gặp các vấn đề khác như tái phát mụn, dị ứng, kích ứng,…
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc khiến thâm mụn không mờ, mà còn có thể bị bùng phát mụn, kích ứng,…
Áp dụng sai cách trị thâm mụn
Thâm mụn được chia thành 2 loại phổ biến gồm thâm đen và thâm đỏ. Hai tình trạng thâm này có nguyên nhân hình thành khác nhau, cụ thể:
- Thâm đen: Loại thâm này xảy ra do tăng sản xuất lượng melanin ở lớp thượng bì, thường xuất hiện sau khi da bị mụn trứng cá, viêm da tiếp xúc,…
- Thâm đỏ: Thâm đỏ là hình thành do sự giãn nở, viêm hoặc tổn thương các mạch máu nhỏ là mao mạch nằm dưới da.
Với nguyên nhân hình thành khác nhau nên cách điều trị hai loại thâm cũng không giống nhau. Nếu bạn không xác định chính xác loại thâm mụn và áp dụng sai cách điều trị có thể khiến tình trạng thâm nặng hơn.
Da bị viêm nhiễm kéo dài
Vết thâm mụn mãi không hết có thể do da bị viêm nhiễm kéo dài bởi những tác động xấu từ môi trường xung quanh như khói bụi, nguồn nước ô nhiễm… Các tình trạng này khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da thông qua các nốt mụn. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng, làm thâm mụn không hết, thậm chí để lại sẹo rỗ.
Chăm sóc da không đúng cách
Không chăm sóc và vệ sinh da đúng cách có thể là nguyên nhân khiến thâm mụn mãi không hết. Cụ thể, nếu bạn không tẩy trang kỹ, không tẩy tế bào chết định kỳ, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp,… có thể khiến da bị bít tắc, nổi mụn và gây thâm mụn kéo dài.
Không bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời
Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời là tác nhân khiến thâm mụn xuất hiện trên da mãi không hết. Vì khi tia cực tím tiếp xúc với da, tế bào melanocyte có ở lớp thượng bì và trung bì sẽ tăng tiết melanin để ngăn chặn tia UV gây hại cho da. Điều này làm tăng sắc tố và gây thâm sạm da trong thời gian dài.
Nếu bạn không bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời thì vết thâm mụn mãi không hết, thậm chí còn đậm màu hơn.
Vết thâm mụn có tự hết không?
Thông thường thâm mụn có thể mờ dần theo thời gian, khoảng vài tháng đến vài năm. Tuy nhiên nếu tổn thương do mụn nặng như mụn nang, mụn bọc thì vết thâm khó cải thiện, thậm chí là tồn tại vĩnh viễn trên da.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học đã có nhiều cách khắc phục thâm mụn hiệu quả, trả lại vẻ đẹp sáng khỏe cho làn da. Để biết đó là những cách nào, bạn hãy theo dõi những chia sẻ ở phần tiếp theo.
Cách khắc phục vết thâm mụn hiệu quả
Để thâm mụn ‘cứng đầu’ nhanh chóng mờ và biến mất bạn có thể áp dụng các cách điều trị dưới đây:
Thuốc bôi trị thâm mụn
Thuốc bôi trị thâm mụn hoạt động dựa trên các cơ chế như chống oxy hóa, tẩy tế bào chết – kích thích bong sừng, ức chế tổng hợp melanin,… giúp mờ thâm và làm đều màu da. Theo đó, với thâm mụn đỏ bạn có thể sử dụng thuốc bôi chứa một số thành phần dưới đây:
- Vitamin C: Vitamin C có hiệu quả trong việc giảm ban đỏ do tia cực tím UVB.
- Niacinamide: Niacinamide giúp kích thích sản sinh Ceramides tự nhiên, thúc đẩy tăng sinh collagen trên da nên có khả năng mờ thâm mụn một cách đáng kể.
- Tranexamic acid: Tranexamic acid có tác dụng ức chế sự sản sinh tế bào hắc tố trên làn da, hỗ trợ làm mờ vết nám sạm, thâm mụn cho làn da trắng hồng rạng rỡ.
Trường hợp vết thâm đen mãi không hết, bạn có thể chọn thuốc bôi trị thâm chứa các thành phần sau:
- Tyrosinase: Chất ức chế tyrosinase giúp ngăn sản xuất melanin, từ đó làm mờ vết thâm đen sau mụn hiệu quả.
- Acid azelaic: Acid azelaic có khả năng ức chế enzyme tyrosinase – một loại enzyme chịu trách nhiệm sản xuất melanin. Qua đó giúp làm mờ các vết thâm đen và hạn chế chúng trở nên đậm màu hơn.
Tùy vào loại thâm mụn, bạn chọn sản phẩm bôi ngoài da có chứa thành phần phù hợp để trị thâm hiệu quả.
Điều trị thâm mụn chuyên sâu
Bên cạnh sử dụng thuốc bôi ngoài da, các phương pháp chăm sóc da y khoa tiên tiến dưới đây cũng thường được bác sĩ da liễu chỉ định để làm sáng và đều màu da.
- Peel da: Peel da là dùng hoạt chất hóa học như TCA, Glycolic acid,… để phá hủy các tế bào biểu bì chứa melanin dư thừa. Điều này giúp thúc đẩy quá trình tái tạo của tế bào mới giúp da mờ thâm và mịn màng hơn. Hiện tại, peel da trị thâm có 3 cấp độ (peel nông, peel trung bình và peel sâu) được áp dụng linh hoạt theo từng tình trạng thâm.
- Laser: Tia laser giúp phá vỡ các hạt sắc tố, tạo thành những phân tử sắc tố nhỏ li ti và bị thực bào tiêu hóa rồi bài tiết ra ngoài cơ thể. Điều này giúp các vết thâm mờ dần, da sạch và mịn màng hơn. Hiện nay có 3 công nghệ giảm thâm thường được dùng bao gồm laser Q-switched ruby, laser Q-Switched Nd:YAG và laser picosecond Nd:YAG.
- IPL: IPL là phương pháp sử dụng thiết bị xung nhiệt tạo ra nguồn ánh sáng mạnh phổ rộng, được lọc qua kính lọc chuyên dụng để có bước sóng phù hợp với mục tiêu điều trị. Cụ thể IPL bước sóng 530nm cải thiện các vấn đề liên quan đến sắc tố da (thâm đen) và IPL bước sóng 590nm cải thiện hồng ban do mụn (thâm đỏ).
- Tiêm Meso: Phương pháp này phù hợp với tình trạng thâm đen và thâm đỏ lâu năm. Cụ thể, tiêm meso sử dụng vitamin C, glutathione và axit tranexamic để giảm thiểu sự phân hủy hóa học trên bề mặt da, mang lại hiệu quả trị thâm cao. Ngoài ra, tiêm meso PRP sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân giúp kích thích tái tạo da, sản sinh collagen từ đó giảm thâm mụn.
Trị thâm mụn bằng các công nghệ hiện đại cho hiệu quả làm mờ thâm mụn tối ưu, giúp bạn sớm lấy lại làn da sáng khỏe.
Dùng nguyên liệu tự nhiên
Ngoài các cách kể trên, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên dưới đây để cải thiện tình trạng vết thâm mụn mãi không hết:
- Nghệ: Hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng cải thiện thâm mụn. Đồng thời, curcumin còn giúp ngăn chặn da hình thành thâm mụn hoặc sẹo rỗ mới.
- Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và làm dịu da. Nguyên liệu này có thể làm mờ các vết thâm sau mụn mãi không hết.
- Dầu dừa: Trong dầu dừa có chứa vitamin E dạng toco-trienol và các axit béo kháng khuẩn cao. Những thành phần này có khả năng giảm vết thâm và làm lành mụn trứng cá.
- Khoai tây: Khoai tây cung cấp hàm lượng lớn vitamin C, vitamin B1, B2 và nhiều chất chống oxy hóa. Các chất này có khả năng cải thiện vết thâm mụn lâu năm hiệu quả.
Trị thâm mụn không khó với O2 SKIN
Nhìn chung việc kết hợp nhiều phương pháp sẽ giúp giảm thâm mụn hiệu quả hơn và rút ngắn thời gian điều trị. Hiểu được điều này, bác sĩ O2 SKIN thường cá nhân hóa phác đồ trị thâm cho từng khách hàng với nhiều phương pháp hiện đại như peel da, điện di, chiếu IPL,… Quy trình điều trị được thực hiện bởi bác sĩ và điều dưỡng có chuyên môn, đảm bảo đúng kỹ thuật, mang đến sự an toàn và hiệu quả.
Ngoài điều trị ở phòng khám, bác sĩ còn hướng dẫn bạn chọn sản phẩm cũng như cách chăm sóc da đúng chuẩn tại nhà để tăng hiệu quả điều trị, đồng thời hỗ trợ da khỏe hạn chế nổi mụn gây ra thâm. Bạn đừng quên tái khám đúng hẹn theo chỉ định bác sĩ để được điều chỉnh phác đồ trị thâm mụn kịp thời và cải thiện làn da tốt hơn.
Với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, O2 SKIN được nhiều khách hàng tin chọn để điều trị thâm mụn, lấy lại làn da sáng khỏe đều màu.
>> Nếu thâm mụn đang làm phiền bạn, hãy liên hệ O2 SKIN để được thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị ngay hôm nay nhé.
Cách ngăn ngừa làn da bị thâm mụn
Vết thâm là hệ quả do mụn trứng cá gây ra. Do đó để tránh thâm mụn, bạn cần áp dụng các cách dưới đây để ngăn ngừa da nổi mụn:
- Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Mỗi loại da sẽ phù hợp với sản phẩm chăm sóc khác nhau. Bạn cần chọn sản phẩm phù hợp để tránh gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn trứng cá.
- Làm sạch da kỹ: Bạn nên làm sạch da mỗi ngày với nước tẩy trang và sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn giúp lỗ chân lông được thông thoáng. Điều này không chỉ giúp da hạn chế hình thành mụn mà còn hấp thu dưỡng chất từ sản phẩm chăm sóc da tốt hơn.
- Không tự cạy nặn mụn: Khi da nổi mụn, bạn không tự ý nặn mụn để tránh da bị tổn tưởng, gây viêm nhiễm và dẫn đến thâm mụn khó điều trị.
- Bôi kem dưỡng ẩm cho da: Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da, ưu tiên thành phần từ thiên nhiên như trà xanh, nha đam,… để cấp ẩm cho da, hạn chế tình trạng da khô gây nổi mụn trứng cá.
- Sử dụng kem chống nắng vào ban ngày: Bạn đừng quên bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia UV gây hại. Nhờ đó làn da khỏe hơn, giảm khả năng nổi mụn cũng như xuất hiện thâm sau mụn.
Câu hỏi thường gặp
Thâm mụn bao lâu thì hết?
Đối với tình trạng thâm nhẹ, vết thâm nông thì có thể mờ sau khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, vết thâm mụn sâu, màu sắc đậm và diện tích lớn thì sẽ mất nhiều thời gian vì chúng không thể tự hết mà cần can thiệp điều trị chuyên sâu để làm mờ thâm.
Trị thâm mụn tốn bao nhiêu tiền?
Trị thâm mụn bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phương pháp điều trị, cơ sở da liễu,… Tại O2 SKIN, mức giá dịch vụ điều trị thâm sẽ dao động từ 100.000 – 2.750.000 đồng (tùy phương pháp và vùng da cần điều trị). Nếu là học sinh – sinh viên mức giá điều trị sẽ ưu đãi hơn. Để xem chi tiết chi phí trị thâm tại O2 SKIN bạn truy cập TẠI ĐÂY.
Cách phân biệt tình trạng thâm đỏ với thâm đen
Để phân biệt thâm đỏ và thâm đen, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây:
- Màu sắc vết thâm: Thâm đỏ thường xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ, hồng hoặc tím trên bề mặt da. Còn thâm đen gây ra các vết nâu, xám hoặc sẫm màu trên da.
- Nguyên nhân hình thành vết thâm: Thâm đỏ hình thành do sự giãn nở, viêm hoặc tổn thương các mạch máu khi da bị mụn nang, viêm da hoặc cháy nắng. Còn nguyên nhân hình thành thâm đen là do mụn trứng cá, viêm da dị ứng và bong tróc.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về vết thâm mụn mãi không hết. Nhìn chung, tình trạng thâm mụn điều trị mãi không khỏi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bạn cần xác định đúng nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện làn da trắng mịn, tươi tắn một cách hiệu quà.