Non comedogenic là gì được rất nhiều người quan tâm. Bởi hiện nay có rất nhiều sản phẩm chăm sóc da gắn nhãn “Non comedogenic”. Vậy những sản phẩm này mang đến lợi ích gì cho làn da và thường bao gồm những thành phần nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm Non comedogenic, bao gồm cả sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm trang điểm.
Non comedogenic là gì?
Non comedogenic là sản phẩm chăm sóc da không chứa các thành phần gây mụn. Các sản phẩm này có thể không có tác dụng điều trị mụn, nhưng cũng không làm tình trạng mụn trầm trọng hơn. Do đó, những sản phẩm này vẫn rất phù hợp với những người sở hữu làn da dầu, dầu mụn.
Cần lưu ý, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không quản lý việc sử dụng thuật ngữ “Non comedogenic”. Đồng thời, phần lớn thông tin về thành phần gây mụn đến từ thử nghiệm sản phẩm trên động vật diễn ra trước năm 2013, trong khi hiện nay việc các thử nghiệm này đã được các thương hiệu mỹ phẩm hạn chế thực hiện. Do đó việc dán nhãn “Non comedogenic” trên sản phẩm chủ yếu do các thương hiệu mỹ phẩm tự thực hiện mà không có quy chuẩn chung.
Lợi ích khi dùng sản phẩm Non comedogenic
Về mặt lý thuyết, các sản phẩm có nhãn “Non comedogenic” mang đến những lợi ích như:
- Hạn chế nguy cơ nổi mụn
- Tránh để tình trạng mụn trầm trọng hơn
1. Hạn chế bị nổi mụn
Hiểu một cách đơn giản, các thành phần Non comedogenic không gây bít tắc lỗ chân lông – nguyên nhân gây ra mụn. Do đó việc sử dụng sản phẩm trang điểm hoặc chăm sóc da có dán nhãn này sẽ ít có nguy cơ nổi mụn hơn những sản phẩm khác.
2. Tránh để tình trạng mụn trầm trọng hơn
Do không gây bít tắc lỗ chân lông nên sản phẩm Non comedogenic cũng không khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn. Tuy nhiên cần lưu ý, những sản phẩm này đôi khi cũng không có tác dụng điều trị mụn.
Lợi ích chính của Non comedogenic là không gây hoặc bùng phát mụn.
Trường hợp bị nổi mụn, bạn nên đến những cơ sở da liễu uy tín, chẳng hạn như O2 SKIN. Sau khi thăm khám, bên cạnh có phác đồ điều trị chuẩn Y khoa, bạn còn được bác sĩ tư vấn cách lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Nhờ đó tránh được nguy cơ bùng phát mụn, sẹo thâm, sẹo rỗ,… cũng như hạn chế mụn tái phát lâu dài.
Cách nhận biết sản phẩm Non comedogenic thông qua thành phần
Sau khi tìm hiểu lợi ích của sản phẩm có Non comedogenic là gì, mời bạn cùng khám phá tiếp những thành phần nên có và không nên có trong sản phẩm này. Dưới đây là một số thành phần không gây mụn (Non comedogenic) và thành phần có nguy cơ gây mụn (Comedogenic). Dựa vào đó, bạn có thể nhận biết và chọn sản phẩm gắn nhãn “Non comedogenic” phù hợp với bản thân.
Các thành phần Non comedogenic
Hiện nay có rất nhiều thành phần không hoặc ít có khả năng gây mụn. Trong đó, những thành phần phổ biến có thể kể đến như:
- Lô hội.
- Cây phỉ (witch hazel).
- Nước hoa hồng (rose water).
- Vitamin C.
- Vitamin E.
- Niacinamide.
- Allantoin.
- Dimethicone.
- Glycerin.
- Cetearyl Alcohol.
- Polyethylene Glycol.
- Sodium Hyaluronate, một dạng Axit Hyaluronic.
- Carmine.
Ngoài ra khi chọn các sản phẩm chăm sóc da (skincare), bạn nên ưu tiên sản phẩm có thêm những thành phần hỗ trợ điều trị mụn như:
- Benzoyl Peroxide.
- Axit Beta Hydroxy, chẳng hạn như Axit Salicylic.
- Retinol và các retinoid khác.
- Axit Azelaic.
Một số sản phẩm Non comedogenic còn được bổ sung thêm các thành phần có tác dụng giảm sưng, kháng viêm để trị mụn.
Các thành phần Comedogenic
Phần lớn thông tin về thành phần gây mụn đều xuất phát từ một nghiên cứu năm 1984 trên thỏ của bác sĩ, tiến sĩ James E.Fulton và các cộng sự. Tuy nhiên, vì nghiên cứu này đã cũ và được thử nghiệm trên động vật nên danh sách các thành phần sau hiện khiến một số nhà khoa học bất đồng quan điểm:
- Isopropyl Palmitate
- Isopropyl Isostearate
- Butyl Stearate
- Isostearyl Neopentanoate
- Myristyl Myristate
- Decyl Oleate
- Octyl Stearate
- Octyl Palmitate
- Isocetyl Stearate
- Propylene Glycol-2 (Ppg-2)
- Lanolin.
- Các dẫn xuất từ nhựa than đá, chẳng hạn như thuốc nhuộm đỏ D&C.
Ngoài ra, một số nghiên cứu nhỏ lẻ khác cũng đã bổ sung thêm vào danh sách những sản phẩm có thể gây mụn, có thể kể đến như:
- Dẫn xuất từ dầu mỏ, chẳng hạn như Petrolatum và dầu khoáng.
- Axit Oleic.
- Bơ ca cao.
- Natri Lauryl Sulphate (SLS).
- Chiết xuất tảo.
- Dầu dừa.
- Dầu mầm lúa mì.
- Dầu cọ.
- Dầu hạt lanh.
Cách chọn sản phẩm là non comedogenic
Một số sản phẩm được dán nhãn “Non comedogenic” (hoặc “Noncomedogenic”) trên bao bì. Trường hợp sản phẩm không được dán nhãn, bạn có thể kiểm tra xem sản phẩm có chứa các thành phần có nguy cơ gây mụn Comedogenic (đã được đề cập ở 3.2) hay không. Nếu xuất hiện các thành phần Comedogenic, sản phẩm đó không phải là “Non comedogenic”.
Bạn hãy đọc kỹ bảng thành phần được in trên bao bì để biết sản phẩm có phải là Non comedogenic hay không.
Cách sử dụng sản phẩm Non comedogenic
Bên cạnh việc tìm hiểu định nghĩa sản phẩm và thành phần Non comedogenic là gì, làm thế nào để sử dụng những sản phẩm này cũng được nhiều người quan tâm.
Tương tự như việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da khác, bạn nên thử trước sản phẩm nhãn “Non comedogenic” lên vùng da bên trong khuỷu tay hoặc dưới cổ. Nếu trong 48 – 72 giờ và kiểm tra có các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa, sưng hay không. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì bạn có thể dùng sản phẩm theo quy trình cơ bản sau:
Quy trình sử dụng sản phẩm buổi sáng
- Sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ dầu thừa.
- Kem dưỡng ban ngày Non comedogenic.
- Kem chống nắng Non comedogenic.
- Nếu trang điểm, bạn cũng nên ưu tiên sản phẩm có nhãn “Non comedogenic”.
Quy trình dùng sản phẩm buổi tối
- Dầu/ nước tẩy trang và sữa rửa mặt để làm sạch da.
- Thuốc trị mụn có chứa một thành phần hoạt tính, chẳng hạn như Retinol.
- kem dưỡng ban đêm Non comedogenic.
Câu hỏi thường gặp
Non comedogenic và oil-free có gì khác nhau?
Non comedogenic là sản phẩm không chứa các thành phần gây mụn, nhưng có thể chứa dầu (bởi một số loại dầu được cho rằng không hoặc ít có nguy cơ gây mụn như dầu hạt nho, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân,…). Trong khi đó, oil-free là sản phẩm hoàn toàn không chứa dầu.
Thành phần Non comedogenic có giúp trị mụn không?
Về cơ bản, non comedogenic chỉ giúp hạn chế nguy cơ nổi mụn. Tuy nhiên tùy theo sản phẩm cụ thể mà nhà sản xuất có thể bổ sung thêm các thành phần điều trị mụn.
Thành phần Non comedogenic có thể gây mụn không?
Có thể. Nguyên nhân là bởi bạn bị dị ứng với thành phần bất kỳ trong sản phẩm, mua nhầm sản phẩm kém chất lượng, dùng sản phẩm sai cách (không tuân theo nguyên tắc lỏng trước, đặc sau),… Trường hợp bị nổi mụn sau khi mới dùng sản phẩm non comedogenic hoặc mỹ phẩm nói chung, hãy đến O2 SKIN để được các bác sĩ kiểm tra và có giải pháp khắc phục kịp thời.
Trường hợp bất ngờ bị nổi mụn sau khi dùng thử mỹ phẩm mới, hãy đến O2 SKIN để được kiểm tra.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp non comedogenic là gì. Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm chăm sóc da không gây mụn, hỗ trợ điều trị mụn và các vấn đề kèm theo (thâm, lão hóa, sẹo,…), bạn có thể đến Ori Derm – hệ thống nhà thuốc da liễu thuộc phòng khám O2 SKIN. Tại đây, bên cạnh các sản phẩm chất lượng đến từ các thương hiệu hàng đầu với mức giá hợp lý, bạn còn được đội ngũ bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp tư vấn, hướng dẫn cách dùng sản phẩm chi tiết.