Sau quá trình nặn mụn, làn da trở nên nhạy cảm cần được chăm sóc đúng cách để tránh viêm nhiễm, thâm và sẹo. Trong khi đó, Niacinamide là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da. Vậy sau khi nặn mụn có nên dùng Niacinamide không? Hãy cùng tìm hiểu giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Niacinamide là gì?
Niacinamide (hay còn được gọi là Nicotinamide) là một dẫn xuất của vitamin B3. Đây là một chất chống oxy hóa và kháng viêm có trong các sản phẩm chăm sóc da hoặc thực phẩm bổ sung đường uống.
Trong lĩnh vực da liễu, Niacinamide được sử dụng phổ biến trong sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm bởi mang đến nhiều lợi ích nổi bật như:
- Cải thiện các dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn, màu da không đồng đều, vết nám và tàn nhang.
- Tăng khả năng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại như tia UV, tia cực tím, các hóa mỹ phẩm.
- Kháng viêm và kiểm soát bã nhờn, từ đó hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông và giảm mụn trứng cá.
Niacinamide là hoạt chất của vitamin B3 rất có lợi cho làn da.
2. Sau khi nặn mụn có nên dùng Niacinamide không?
Ngay sau khi nặn mụn, bạn không nên dùng sản phẩm chứa Niacinamide. Bởi da lúc này khá nhạy cảm, trong khi đó Niacinamide có nguy cơ gây dị ứng, ngứa, cảm giác bỏng nhẹ, ửng đỏ,… Do đó, việc sử dụng Niacinamide trên da sau nặn mụn sẽ gia tăng nguy cơ gây tổn thương da.
Tốt nhất, ngay sau khi nặn mụn bạn nên dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng lên làn da. Tiếp đến, bạn làm rửa mặt một lần nữa với nước sạch để da không da bị khô và sạm màu.
3. Nặn mụn bao lâu thì có thể dùng Niacinamide?
Sau khi nặn mụn 3 – 7 ngày, bạn có thể sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa Niacinamide bởi lúc này, da đã bắt đầu quá trình phục hồi và bong mài. Bên cạnh Niacinamide, bạn còn có thể sử dụng các hoạt chất như Vitamin C, Vitamin B5, Hyaluronic acid,… để thúc đẩy quá trình phục hồi, làm trắng da và ngăn ngừa thâm, sẹo.
4. Hướng dẫn dùng Niacinamide hiệu quả
Sau 3 – 7 ngày nặn mụn, bạn có thể quay lại các bước chăm sóc da như bình thường. Lúc này, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm có chứa Niacinamide (serum, kem dưỡng da, toner,…) trong chu trình. Bước này góp phần hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị mụn, đồng thời làm đều màu da, hạn chế tình trạng thâm mụn, sẹo rỗ.
Theo đó, quy trình chăm sóc da sau nặn mụn đúng chuẩn như sau:
- Bước 1: Vệ sinh da mặt bằng sữa rửa mặt dành cho da dầu mụn có chứa thành phần salicylic acid, tea tree oil, hoặc benzoyl peroxide giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và ngăn ngừa mụn hiệu quả.
- Bước 2: Sử dụng khăn mềm thấm khô nước trên da.
- Bước 3: Thoa toner có chứa thành phần cấp nước như HA (Hyaluronic Acid), Glycerin… để cân bằng pH của da.
- Bước 4: Bạn lấy một lượng serum hoặc kem dưỡng da chứa Niacinamide với nồng độ phù hợp ra lòng bàn tay. Sau đó, bạn thoa sản phẩm lên da mặt và cổ, vỗ nhẹ nhàng để hoạt chất thẩm thấu đều vào da.
- Bước 5: Bạn lấy một lượng kem dưỡng ẩm vừa đủ, thoa đều lên mặt và cổ. Sau đó, bạn massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để kem thẩm thấu hoàn toàn.
- Bước 6: Vào buổi sáng, bạn sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
Sau khi nặn mụn 3 – 7 ngày, bạn có thể kết hợp sản phẩm chứa Niacinamide vào chu trình chăm sóc da.
5. Da bị nổi nhiều mụn hơn sau khi nặn có phải do Niacinamide không?
Niacinamide giúp kiểm soát lượng bã nhờn trên da và cải thiện độ ẩm. Tuy nhiên, Niacinamide không làm tăng quá trình hoạt động của tế bào, và vì việc nổi mụn là do tăng hoạt động của tế bào da, do đó phản ứng da với niacinamide không bao gồm nổi mụn. Ngược lại hoạt chất này còn làm giảm lượng bã nhờn trên da giúp hỗ trợ quá trình điều trị mụn.
Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, vẫn ghi nhận một số tác dụng phụ như phản ứng dị ứng, đỏ da, khô da. Nguyên nhân có thể do sử dụng Niacinamide ở nồng độ cao hơn mức cần thiết, dùng sản phẩm với tần suất quá dày làm tăng khả năng kích ứng.
Nếu bạn nghĩ rằng mình đang gặp tình trạng đẩy mụn do niacinamide, nguyên nhân thực tế có thể là do một thành phần khác trong loại mỹ phẩm bạn đang sử dụng. Ví dụ như một số sản phẩm chứa cả niacinamide và retinoids, thì chính retinoids là thành phần có thể gây ra hiện tượng đẩy mụn.
Tuy nhiên, nguyên nhân hình thành mụn rất phức tạp, để xác định đúng lý do gây mụn bạn nên gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra kỹ lưỡng.
Nếu tự nặn mụn tại nhà thì nguyên nhân có thể xuất phát do dụng cụ nặn không sạch sẽ. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da và hình thành mụn. Ngoài ra, nặn mụn không đúng cách còn gia tăng nguy cơ nhiễm trùng lan rộng sang những nang lông kê cạnh gây thâm mụn và sẹo rỗ.
Lời khuyên: Bạn nên lấy nhân mụn tại phòng khám da liễu uy tín, không tự thực hiện tại nhà để tránh gây viêm nhiễm, sẹo rỗ, thâm mụn hoặc khiến mụn tiến triển nặng hơn.
O2 SKIN là địa chỉ lấy nhân mụn chuẩn Y khoa được hơn 489.000 khách hàng tin chọn. Đến đây, bạn có thể an tâm nhân mụn được lấy sạch và nhẹ nhàng bằng tăm bông, hạn chế tình trạng sưng viêm. Điều này có được là nhờ những ưu điểm nổi bật sau:
-
- Bác sĩ da liễu trực tiếp thăm khám cẩn thận trước khi lấy mụn: 100% bác sĩ O2 SKIN đều được đào tạo chuyên khoa da liễu và dày dặn kinh nghiệm. Đảm bảo thăm khám da cẩn thận và chỉ định lấy nhân mụn khi thật sự cần thiết. Bên cạnh đó, bác sĩ còn kết hợp các phương pháp điều trị nâng cao như peel da, chiếu ánh sáng, điện di,… để tăng hiệu quả điều trị mụn.
- Quy trình lấy mụn chuẩn Y khoa: Quy trình lấy nhân mụn tại O2 SKIN gồm 11 bước chuẩn Y khoa. Quá trình lấy mụn được thực hiện bằng tăm bông vô khuẩn chỉ sử dụng 1 lần, đầu bông mềm mại giúp hạn chế tổn thương da tối đa.
- Điều dưỡng thao tác thuần thục, nhẹ nhàng: Điều dưỡng lấy mụn tại O2 SKIN được đào tạo bài bản, tay nghề vững vàng nhờ chăm sóc 8 – 10 khách hàng bị mụn mỗi ngày. Nhờ vậy, quá trình lấy nhân mụn diễn ra nhanh chóng chỉ từ 60 – 120 phút với thao tác nhẹ nhàng, hạn chế gây đau hay khó chịu cho bạn.
- Cam kết dùng sản phẩm chăm sóc da chính hãng: O2 SKIN cam kết sử dụng sản phẩm chăm sóc da chính hãng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, sản phẩm có khả năng làm sạch, dưỡng ẩm vượt trội, hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả và an toàn cho mọi loại da.
- Quy trình tiệt trùng nghiêm ngặt, đạt chuẩn: Tất cả trang thiết bị và vật tư y tế sử dụng trong quá trình lấy nhân mụn đều được tiệt trùng cẩn thận, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Tại O2 SKIN, quy trình lấy nhân mụn được thực hiện theo chuẩn Y khoa bằng tăm bồng mềm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.
Qua bài viết trên, mong rằng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc sau khi nặn mụn có nên dùng Niacinamide không. Nhìn chung, bạn chỉ nên sử dụng Niacinamide sau khi nặn mụn 3 – 7 ngày để giúp da nhanh phục hồi, giảm nguy cơ thâm sẹo và rút ngắn thời gian trị mụn. Điều quan trọng là ngay từ đầu bạn nên cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tiến hành lấy nhân mụn chuẩn Y khoa đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé!