Nám da là các mảng hoặc đốm sắc tố màu nâu, đen xuất hiện trên da khiến làn da không đều màu, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và làm mất tự tin trong giao tiếp. Do đó, nhiều bạn đã tìm đến phương pháp peel da với hy vọng cải thiện tình trạng nám của mình. Vậy peel da có hết nám không? Mời bạn tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
1. [Giải đáp] Peel da có hết nám không?
Nám da (thuật ngữ y học là Melasma) có biểu hiện dưới dạng các mảng tăng sắc tố dạng lưới đối xứng, giới hạn không rõ, thường xuất hiện ở vùng trung tâm mặt, má và hàm dưới. Thời gian càng lâu thì những mảng nám càng lan rộng ra, chuyển sang màu nâu sậm hơn và hầu như không thể chữa trị dứt điểm. Nám da khiến gương mặt nhìn mất thẩm mỹ, già hơn tuổi và thiếu sức sống.
Peel da có thể khắc phục tình trạng nám da bằng cách sử dụng các hoạt chất hóa học tác động lên lớp thượng bì, đẩy nhanh quá trình thay da sinh học, loại bỏ các lớp da tổn thương và thúc đẩy sự sản sinh tế bào da mới giúp làm mờ nám.
Peel da đã chứng minh hiệu quả trong điều trị nám thông qua việc loại bỏ lớp da bề mặt chứa melanin dư thừa. Ngoài ra, khi sử dụng các hoạt chất peel khác nhau, nồng độ khác nhau có cơ chế tác động và độ sâu không giống nhau, từ đó mang lại hiệu quả điều trị khác biệt.
2. Các hoạt chất peel và nồng độ thường dùng trong điều trị nám
Có nhiều chất được dùng để peel da trong điều trị nám, các chất thường được sử dụng bao gồm:
- TCA 10 – 30% (Trichloroacetic Acid): TCA là một axit hữu cơ, được sử dụng để làm sạch bề mặt, tẩy tế bào chết trên da. Ngoài ra còn giúp chữa lành vết thương, kích thích da sản sinh collagen, elastin, acid trichloracetic giúp trị nám, tàn nhang, đốm nâu, trẻ hóa da và cải thiện nếp nhăn.
- AHA 30 – 70%: Các loại AHA như glycolic, lactic, citric, malic, tartaric acid, glycolic sẽ tác động lên bề mặt da, giúp loại bỏ tế bào da chết và vi khuẩn, bụi bẩn nằm sâu dưới lỗ chân lông. Đồng thời kích thích tế bào da bong tróc, tái tạo làn da mới sáng hơn, mờ nám và giảm bớt nếp nhăn.
- Salicylic Acid 20 – 30%: Đây là một loại axit beta-hydroxy, thường dùng kèm với điều trị mụn. Hoạt chất này có khả năng thấm sâu vào lỗ chân lông, ngăn chặn bã nhờn và điều trị tăng sắc tố sau mụn.
- Retinoic 1 – 5%: Hoạt chất này là một loại dẫn xuất vitamin A, cấu trúc phân tử nhỏ có thể đi xuống sâu và tác động vào các lớp bên dưới biểu bì. Từ đó hỗ trợ tái tạo tế bào mới cho da mịn màng, mờ thâm nám, sạm da.
Ngoài các hoạt chất kể trên, một số loại acid khác như azelaic acid, kojic acid, I-ascobic acid cũng được sử dụng để làm mờ vết nám.
3. Ưu và nhược điểm của phương pháp peel da trị nám
Dưới đây là ưu và nhược điểm của phương pháp peel da trị nám bạn nên biết.
3.1. Ưu điểm
Peel da trị nám sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Peel da sẽ giúp tái tạo lại tế bào, loại bỏ tế bào chết nhẹ nhàng, thúc đẩy tái tạo da mới, giúp làn da mới mịn màng, mờ đốm nâu, sạm nám và thâm mụn hiệu quả.
- Peel da giúp phá vỡ các tế bào da bị hư tổn và kích thích tăng sinh collagen giúp duy trì làn da trẻ trung, tươi sáng, mịn màng hơn.
- Peel da mang lại hiệu quả nhanh, chỉ 7 – 14 ngày sau khi peel bạn sẽ thấy làn da có sự cải thiện. Đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí, khoảng vài lần peel bạn sẽ thấy tình trạng da có sự thay đổi và thời gian phục hồi cũng nhanh chóng.
Peel da có thể làm mờ nám, dưỡng sáng da hiệu quả nếu bạn thực hiện đúng cách.
3.2. Nhược điểm
Mặc dù mang lại hiệu quả trong việc điều trị nám, peel da vẫn có một số nhược điểm như sau:
- Không phải da nào cũng thực hiện được. Tùy tình trạng và tính chất da mà bác sĩ sẽ chỉ định có nên peel hay không.
- Cần chăm sóc da sau peel cẩn thận, tránh tình trạng da bị thâm sạm nặng hơn. Bởi vì da sau peel rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các tác nhân như khói bụi, ánh nắng mặt trời.
- Nguy cơ rủi ro cao nếu chọn nơi peel không uy tín, có thể làm tình trạng da trở nên tệ hơn hoặc thậm chí gây ra biến chứng như nổi mụn li ti, sưng viêm và bỏng rát kéo dài,…
- Peel da mang lại hiệu quả nhanh chóng với chi phí thấp nên nhiều bạn làm dụng khiến da mỏng, yếu, khô ráp, kích ứng,…
4. Phương pháp peel da trị nám dành cho đối tượng nào?
Không phải ai cũng thích hợp để peel da trị nám. Dưới đây là những đối tượng nên và không nên áp dụng peel da:
4.1. Đối tượng phù hợp với peel da trị nám
Các trường hợp nên peel da trị nám bao gồm:
- Da bị mụn ở mức độ nhẹ đến trung bình.
- Da nám, tàn nhang ở nông.
- Da xuất hiện vết thâm, sẹo do mụn gây ra.
- Da xỉn màu, thô ráp, sần sùi.
Bên cạnh trị nám, peel da còn là phương pháp thích hợp cho những bạn có làn da mụn, thâm sạm.
4.2. Đối tượng không nên peel da trị nám
Dưới đây là những đối tượng không phù hợp đối với phương pháp peel da trị nám:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Người có tiền sử các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim,…
- Có vết thương hở, tình trạng da nhiễm khuẩn, nhiễm nấm,…
- Mắc các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, vảy nến.
- Người có tiền sử bị sẹo lồi, sẹo xấu.
5. Lưu ý quan trọng khi thực hiện peel da trị nám
Nhìn chung, phương pháp peel da có cải thiện với các trường hợp nám biểu bì. Còn đối với nám trung bì là nám sâu, peel nông và peel trung bình sẽ không mang lại hiệu quả.
Theo đó, để peel da trị nám biểu bì đạt hiệu quả tối đa, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chọn sơ sở da liễu uy tín: Các cơ sở uy tín sẽ có bác sĩ da liễu thăm khám trực tiếp tình trạng nám, từ đó sẽ tư vấn phác đồ điều trị, chỉ định hoạt chất peel và nồng độ phù hợp. Chưa kể quy trình peel da cũng đảm bảo chuẩn y khoa, tiệt trùng nghiêm ngặt sẽ hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo hay biến chứng cho da.
- Chăm sóc da sau peel đúng cách: Bạn cần tránh nắng thật kỹ và có một chế độ chăm sóc da thật tốt sau khi peel. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin, khoáng chất như rau củ, trái cây,… giúp da phục hồi nhanh chóng.
- Tuân thủ liệu trình điều trị: Vì nám da là bệnh lý khó điều trị, bạn cần kiên trì theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu ngừng lại giữa chừng khi thấy vết nám nhạt màu dù chưa hết liệu trình có thể khiến nám đậm màu trở lại hoặc lan rộng hơn.
6. Peel da trị nám ở đâu uy tín, an toàn?
Phòng khám chuyên khoa da liễu O2 SKIN là một trong những địa chỉ trị sạm nám hiệu quả với phác đồ điều trị cá nhân hóa được bác sĩ da liễu thiết kế và theo dõi sát sao. Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng da và xác định loại nám da, mức độ nám. Từ đó lựa chọn hoạt chất và nồng độ peel da phù hợp để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.
Quy trình peel trị nám gồm 11 bước chuẩn y khoa, đảm bảo tiệt trùng nghiêm ngặt, an toàn cho làn da. Peel da được thực hiện bởi các điều dưỡng viên được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật peel da, thao tác đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng và tránh làm tổn thương da. Sau khi peel da khách hàng sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc da tại nhà để nhanh chóng hồi phục.
O2 SKIN cam kết sử dụng các hoạt chất peel da đã được FDA công nhận, đảm bảo tất cả đều là sản phẩm chính hãng 100%, giúp bạn yên tâm hơn khi thực hiện. Ngoài ra, chi phí dịch vụ peel da của phòng khám ở mức hợp lý, thông báo khi tư vấn và bảng giá luôn được O2 SKIN công khai rõ ràng để bạn tham khảo.
Quy trình peel da tại O2 SKIN đạt chuẩn y khoa, hoạt chất được bác sẽ chỉ định đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu cho khách hàng.
Liên hệ ngay với O2 SKIN để được tư vấn và đặt hẹn thăm khám với bác sĩ da liễu, điều trị nám hiệu quả bạn nhé!
7. Câu hỏi thường gặp
7.1. Peel da trị nám sử dụng các loại hóa chất nào?
Khi peel da trị nám, bác sĩ chỉ định hoạt chất và nồng độ phù hợp với tình trạng da của mỗi người. Một số hoạt chất được sử dụng gồm Trichloroacetic Acid, Alpha Hydroxy Acid, Retinoic Acid.
7.2. Nám có thể tái phát sau khi peel da không?
Nám có thể quay lại sau khi peel da nếu chăm sóc da không đúng cách hoặc do yếu tố cơ địa. Do đó, để có kết quả trị nám lâu dài bạn nên bôi kem chống nắng có chỉ số SPF 50 trở lên, chế độ ăn uống lành mạnh bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây giúp dưỡng da trắng khỏe từ bên trong. Đồng thời hạn chế thức khuya và đi ra ngoài trong khung giờ có ánh nắng gay gắt 10h – 16h.
7.3. Sau khi peel da trị nám có nên dùng sản phẩm phục hồi da?
Sau khi peel da trị nám, bạn nên sử dụng xịt khoáng, kem dưỡng ẩm để làm dịu da, giảm các cảm giác khô căng khó chịu sau peel. Ngoài ra, bạn nên tránh các sản phẩm chứa chất làm trắng nhanh vì dễ dẫn đến kích ứng, bắt nắng.
Qua bài viết trên, mong rằng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc peel da có hết nám không cho riêng mình. Đừng quên lựa chọn cơ sở da liễu uy tín, có bác sĩ chuyên môn giỏi để được hướng dẫn cách trị nám phù hợp.