Mụn ẩn dưới cằm là tình trạng rất phổ biến, tuy không gây đau nhức nhưng nó tồn tại dai dẳng và khi sờ lên da có cảm giác rất sần sùi, khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn ẩn ở dưới cằm, nguyên nhân hình thành và cách trị mụn ẩn dưới cằm hiệu quả, an toàn.
1. Mụn ẩn dưới cằm là gì?
Mụn ẩn ở cằm là loại mụn không viêm, hình thành dưới da và gây lộm cộm, sần sùi trên bề mặt. Được biết, vùng cằm là nơi tiết nhiều dầu nhờn nên dễ sinh mụn ẩn, nếu không sớm can thiệp mụn có thể tiến triển thành viêm, gây đau nhức khó chịu và dễ để lại sẹo thâm.
Mụn ẩn hình thành dưới da và gây sần sùi trên bề mặt.
2. Nguyên nhân gây ra mụn ẩn dưới cằm
Nổi mụn ẩn có thể do rất nhiều nguyên nhân như nội tiết tố, mỹ phẩm không phù hợp với da, thói quen sinh hoạt,… Cụ thể là:
2.1. Mất cân bằng nội tiết tố
Androgen là hormone tăng lên trong tuổi dậy thì. Chúng khiến tuyến bã nhờn to ra và tiết nhiều dầu nhờn hơn. Ngoài tuổi dậy thì, sự thay đổi hormone cũng có thể xảy ra khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt hoặc trong quá trình mang thai.
2.2. Vệ sinh da không đúng cách
Sự tích tụ của vi khuẩn, bã nhờn, bụi bẩn và tế bào da chết lâu ngày không được làm sạch sẽ có thể gây tắc nghẽn nang lông, hình thành nên các nhân mụn ẩn. Bên cạnh đó, việc rửa mặt sạch quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây nên mụn ẩn ở cằm, bởi điều này làm “hao mòn” lớp màn ẩm tự nhiên khiến da dễ bị ảnh hưởng trước tác động từ môi trường.
2.3. Dùng mỹ phẩm không phù hợp với da
Việc dùng các loại mỹ phẩm không hợp da hoặc chứa thành phần gây bít tắc lỗ chân lông cũng dễ gây mụn ẩn. Chẳng hạn như nếu bạn có làn da dầu sử dụng dưỡng ẩm dạng kem thay vì dạng lỏng sẽ dễ làm tắt nghẽn lỗ chân lông, gây mụn ẩn trên da, đặc biệt là các vùng có nhiều dầu như cằm, vùng chữ T (mũi, trán),…
2.4. Ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học
Chế độ ăn uống thiếu chất, nạp nhiều đường, thường xuyên thức khuya, căng thẳng,… cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị mụn ẩn dưới cằm. Do đó, việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng góp phần bảo vệ sức khỏe và cải thiện tình trạng mụn.
>> Xem thêm: Chế độ ăn uống cần biết khi bị mụn
2.5. Do tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng các loại thuốc có chứa Corticosteroid, Testosterone hoặc Lithium cũng có thể làm cho da nổi mụn ẩn ở cằm. Vì thế, bạn nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
2.6. Thói quen thường xuyên chạm tay lên mặt, chống cằm
Thường xuyên chạm tay lên mặt, chống cằm, nặn mụn, gãi ngứa,… là những thói quen có thể gây nên mụn. Tay là bộ phận tiếp xúc với nhiều đồ vật, bề mặt,… khi chạm lên mặt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ tay lây lan lên da và sinh mụn ẩn dưới cằm.
Việc bạn bị mụn ẩn dưới cằm có thể là do một hoặc nhiều các nguyên nhân ở trên.
3. Tổng hợp cách trị mụn ẩn ở cằm hiệu quả
Để xử lý tình trạng mụn ẩn dưới cằm nhanh chóng và đem lại hiệu quả tốt bạn có thể tham khảo một số cách điều trị dưới đây:
3.1. Cách trị mụn ẩn tại nhà
Các cách trị mụn ẩn ở cằm tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với tình trạng mụn ẩn nhẹ gồm:
- Mặt nạ thiên nhiên: Mặt nạ dưỡng da từ các thành phần tự nhiên giúp bạn hỗ trợ làm dịu da và cải thiện tình trạng mụn. Một số nguyên liệu làm mặt nạ thiên nhiên bạn có thể lựa chọn là mật ong, nghệ, rau má, trà xanh,…
- Chấm mụn bằng dầu cây tràm trà: Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn và giảm sưng viêm. Theo đó, bạn nên sử dụng tinh dầu tràm thoa lên chỗ mụn ẩn 2 lần/ngày để hỗ trợ giảm tình trạng mụn ẩn.
- Chườm ấm: Hơi ấm sẽ giúp lỗ chân lông trên da mặt dãn nở, mụn ẩn có thể nổi lên trên bề mặt. Nhờ đó, khi bạn thoa các dưỡng chất hoặc đắp mặt nạ đều sẽ thẩm thấu tốt trong da, giúp điều trị mụn ẩn dưới cằm tốt hơn.
3.2. Dùng kem trị mụn
Các hoạt chất trong kem trị mụn có tác dụng đẩy nhanh quá trình đẩy mụn ẩn lên trên bề mặt da, gom và làm khô cồi mụn. Nhờ đó bạn có thể lấy nhân mụn dễ dàng hỗ trợ loại bỏ mụn ẩn “cứng đầu”.
Gợi ý đến bạn một số hoạt chất trị mụn mà bạn có thể lựa chọn để trị mụn ẩn như acid salicylic (BHA), retinoid, benzoyl peroxide,… Tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đồng thời dưỡng ẩm kỹ lưỡng, thoa kem chống nắng hàng ngày,… nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.
Sử dụng kem trị mụn chuyên biệt là một trong những cách trị mụn ẩn hiệu quả nhiều người áp dụng.
3.3. Trị mụn ẩn dưới cằm với phương pháp y khoa
Dưới đây là các cách điều trị mụn ẩn dưới cằm bằng các phương pháp y khoa được nhiều người cân nhắc như:
- Dùng thuốc: Thuốc trị mụn ẩn có tác dụng trong việc giảm viêm, bong tróc lớp sừng giảm bít tắc, làm nhân mụn mau khô cồi và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn. Khi thăm khám, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc như thuốc kháng sinh doxycycline, sarecycline hoặc minocycline; isotretinoin đường uống,…
- Lấy nhân mụn: Các nhân mụn ẩn sau khi được đẩy lên khỏi bề mặt da cần được loại bỏ bằng phương pháp lấy nhân mụn chuẩn y khoa. Điều này giúp điều trị mụn ẩn, ngăn tình trạng mụn lan rộng, đồng thời hỗ trợ các hoạt chất điều trị thẩm thấu sâu vào da.
- Peel da trị mụn: Là quá trình tái tạo bề mặt da bằng cách loại bỏ các lớp tế bào chết trên cùng của da. Nhờ đó các nhân mụn sẽ sớm được gom cồi và đào thải ra ngoài trong quá trình rửa mặt, tẩy tế bào chết.
- Chiếu ánh sáng sinh học: Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn hiệu quả mà không gây tổn thương da. Đặc biệt chiếu ánh sáng sinh học trị mụn nếu được kết hợp với các biện pháp trị mụn ẩn chuyên biệt khác sẽ giúp gia tăng hiệu quả điều trị.
- Tiêm corticosteroid: Nhằm loại bỏ mụn nang hoặc nốt mụn ẩn đang viêm và nằm sâu dưới da gây đau đớn, từ đó giúp tăng tốc độ hồi phục của làn da và giảm nguy cơ để lại sẹo.
Lưu ý: Tùy vào tình trạng mụn ẩn dưới cằm mà mỗi người sẽ có cách điều trị khác nhau. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp.
4. Các lưu ý khi trị mụn ẩn dưới cằm
Một số lưu ý dưới đây bạn cần ghi nhớ để giúp cho việc điều trị mụn ẩn dưới cằm hiệu quả hơn.
4.1. Không tùy ý nặn mụn
Mụn ẩn ở cằm thường không có đầu mụn, vì vậy nếu cố gắng lấy nhân mụn có thể dẫn đến mụn sưng tấy, bị đỏ hoặc đổi màu và gây sẹo ở vị trí đó. Ngoài ra, bàn tay còn chứa nhiều vi khuẩn khi đưa lên mặt có thể khiến tình trạng mụn thêm nghiêm trọng.
Tự nặn mụn ẩn tại nhà có thể làm tình trạng da của bạn nghiêm trọng hơn.
4.2. Gặp bác sĩ da liễu khi mụn không có dấu hiệu cải thiện
Nếu bạn gặp các tình trạng như mụn ẩn dưới cằm xuất hiện ngày càng nhiều và tái phát liên tục; mụn ẩn tiến triển thành viêm sưng, gây đau nhức; áp dụng nhiều phương pháp nhưng không cải thiện;… thì hãy đến gặp bác sĩ da liễu để có lời khuyên về cách chữa mụn ẩn ở cằm tốt nhất.
Mách nhỏ: Nếu chưa biết điều trị mụn ở đâu uy tín và chất lượng thì phóng khám O2 SKIN là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn bởi:
- O2 SKIN có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu có nhiều kinh nghiệm điều trị mụn thành công, giúp hàng nghìn bệnh nhân lấy lại sự tự tin. Đặc biệt, các bác sĩ sẽ tham gia thăm khám trực tiếp và lập pháp đồ điều trị mụn chuẩn y khoa dựa trên tình trạng da của khách hàng. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp thuốc với các phương pháp điều trị nâng cao như peel da, chiếu ánh sáng,… để tăng cường hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ để lại sẹo thâm.
- Đối với các phương pháp hỗ trợ điều trị ngoài da, phòng khám có đội ngũ điều dưỡng được đào tạo bài bản, thao tác thuần thục, cẩn thận và hạn chế gây tổn thương da nên bạn có thể yên tâm khi trải nghiệm dịch vụ.
- Chi phí điều trị công khai rõ ràng khi tư vấn và có ưu đãi riêng cho học sinh, sinh viên. Khách hàng khi khám da lần đầu chỉ 100.000 đồng và các lần tái khám sau là hoàn toàn miễn phí. Điều này giúp khách hàng có thể tiết kiệm chi phí điều trị, đồng thời chủ động tài chính hơn.
- Trong các lần tái khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ điều trị theo khả năng đáp ứng của da, giúp trị mụn hiệu quả hơn. Đồng thời, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc da tại nhà để ngăn ngừa tái phát mụn.
Là một trong những khách hàng điều trị mụn thành công tại O2 SKIN, bạn Bùi Đình Dũng chia sẻ rằng cảm thấy rất vui vẻ khi làn da giờ đây đã giảm bớt mụn và mờ thâm, kết quả trị mụn như mong đợi. Cùng theo dõi hành trình điều trị mụn của Dũng trong video dưới đây nhé.
Đặt hẹn khám da liễu tại O2 SKIN ngay hôm nay để được tư vấn phương pháp điều trị mụn ẩn dưới cằm chuẩn y khoa!
5. Cách ngăn ngừa nổi mụn ẩn ở cằm
Để giải quyết tình trạng mụn ẩn và ngăn ngừa chúng quay trở lại, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây:
- Giữ da luôn sạch sẽ sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng, kiểm soát lượng bã nhờn, từ đó hạn chế được tình trạng mụn ẩn dưới cằm hiệu quả.
- Bạn nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm phù hợp với loại da của mình, đồng thời tìm kiếm những sản phẩm không cồn, không chứa các chất có thể gây mụn.
- Không nên chạm tay vào các vùng da bị mụn bởi có thể làm tăng nguy cơ da nhiễm khuẩn, gây nên tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.
- Thoa kem chống nắng cẩn thận trước khi ra đường buổi sáng, trưa và chiều. Điều này giúp da mụn nhạy cảm của bạn tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân của môi trường, đặc biệt là tia UV.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh như hạn chế các món ăn ngọt, đồ ăn nhanh, đi ngủ đúng giờ, hạn chế sử dụng điện thoại, không uống rượu bia,… giúp hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa mụn ẩn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mụn ẩn dưới cằm từ khái niệm, nguyên nhân đến cách điều trị. Qua đó bạn có thể hiểu rõ hơn về mụn ẩn và tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp để sớm lấy lại làn da khỏe mạnh và tươi tắn.