Hiểu rõ cách phân biệt loại da giúp bạn xây dựng quy trình chăm sóc da hiệu quả. Nhờ đó bạn có thể sở hữu làn da khỏe mạnh, luôn căng bóng, tươi trẻ và ngăn ngừa được mụn trứng cá “ghé thăm”. Vậy làm sao để phân biệt đúng được các loại da? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.
1. Vì sao cần phân biệt từng loại da?
Việc phân biệt được loại da của mình giúp bạn lựa chọn sản phẩm và cách chăm sóc da phù hợp. Qua đó có thể kiểm soát lượng dầu trên da hiệu quả, bảo vệ da khỏi các vấn đề như mụn, thâm sạm cũng như hạn chế các dấu hiệu lão hóa, duy trì làn da khỏe đẹp. Ngoài ra, hiểu về loại da còn giúp bạn nhận thấy những thay đổi của da để có những điều chỉnh trong chu trình chăm sóc, dưỡng da hiệu quả hơn.
Hiểu rõ làn da của mình giúp bạn biết cách chăm sóc phù hợp để da luôn khỏe đẹp.
2. Gợi ý 3 cách phân biệt các loại da đơn giản tại nhà
Để phân biệt được các loại da không quá khó, theo đó bạn chỉ cần chọn một trong các phương pháp kiểm tra dưới đây:
2.1. Cách phân biệt da bằng cách quan sát
Bạn có thể phân biệt loại da của mình bằng cách thực hiện một số kiểm tra đơn giản thông qua việc quan sát làn da của bạn ở trạng thái bình thường (không trang điểm, không kem chống nắng,…).
- Da khô: Thường không có sự căng bóng, da dễ bị bong tróc, đặc biệt vào lúc thời tiết hanh khô.
- Da thường: Quan sát bằng mắt thường, bạn sẽ thấy làn da không bị quá khô hay quá dầu mà luôn ở có độ mềm mượt nhất định.
- Da dầu: Bề mặt da tiết dầu nhiều, tạo cảm giác bóng nhờn. Khi sờ tay lên mặt có nhờn bám vào ngón tay.
- Da hỗn hợp: Tiết dầu nhiều ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm), đồng thời những vùng này có thể có mụn đầu đen. Không có dầu ở hai bên má.
- Da nhạy cảm: Khi quan sát, làn da thường có cảm giác khá mỏng, thấy rõ các mạch máu nhỏ dưới da. Dễ bị mẩn đỏ khi sử dụng mỹ phẩm hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
2.2. Cách phân biệt loại da bằng giấy thấm dầu
Đây là phương pháp phân biệt các loại da được nhiều người áp dụng, cách thực hiện như sau:
– Bạn tẩy trang, rửa sạch mặt với sữa rửa mặt.
– Để mặt khô ráo trong vòng 1 giờ, lưu ý là không chạm tay vào mặt.
– Cắt miếng giấy thấm dầu thành 6 – 8 mảnh khác nhau.
– Dùng giấy thấm dầu đặt ở các vùng quanh khuôn mặt gồm 2 má, trán, mũi, cằm.
– Khoảng 5 phút lấy ra và kiểm tra tình trạng của giấy thấm dầu nếu:
- Da khô: Giấy thấm dầu không có dầu nhờn, da bạn có thể bị bong tróc và có các mảng đỏ.
- Da thường: Giấy thấm dầu không bị nhờn, da bạn không bị bong tróc hay có các kích ứng đỏ.
- Da dầu: Toàn bộ các giấy thấm dầu sẽ có dầu nhờn.
- Da hỗn hợp: Giấy thấm dầu vùng chữ T (trán, mũi, cằm) có dầu nhờn. Các phần còn lại có thể bị khô hoặc bong tróc.
- Da nhạy cảm: Khó có thể phân biệt bằng giấy thấm dầu. Tuy nhiên, da có thể xuất hiện nốt đỏ, bị khô.
Bạn có thể dùng giấy thấm theo hướng dẫn ở trên để phân biệt các loại da.
2.3. Cách phân biệt các loại da sau khi rửa mặt
Để xác định loại da sau khi rửa mặt, bạn có thể thực hiện theo các bước cụ thể sau:
– Tẩy trang và rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ.
– Thấm khô da mặt bằng khăn sạch.
– Để làn da khô ráo trong vài giờ, không chạm tay lên mặt.
– Sau đó tiến hành quan sát sự thay đổi của làn da, nếu:
- Da khô: Sẽ có cảm giác khô hoặc căng.
- Da dầu: Sau khi rửa có thể sạch và khô, nhưng sau một thời gian sẽ cảm thấy bóng nhờn.
- Da hỗn hợp: Vùng chữ T (trán, mũi, cằm) bóng dầu, 2 bên má thì khô ráo.
- Da bình thường: Trông sáng hơn sau khi rửa mặt, không bị căng hay kích ứng sau khi rửa.
- Da nhạy cảm: Có thể bị châm chích, bỏng rát hoặc ngứa sau khi rửa mặt.
3. Cách chăm sóc theo từng loại da
Dưới đây là các thông tin cụ thể về đặc tính của từng loại da và cách chăm sóc cụ thể:
3.1. Da dầu
Đặc điểm của làn da dầu là bóng nhờn, đặc biệt là tại vùng chữ T. Da nhờn thường có lỗ chân lông to, dễ bị bít tắc và gặp tình trạng mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm, mụn nang bọc,… Chưa kể, làn da còn dễ bị xỉn màu khi tiết quá nhiều dầu.
Để có thể điều tiết tuyến bã nhờn trên da, bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm kiềm dầu như retinoids, benzoyl peroxide, BHA,… Đồng thời lựa chọn các sản phẩm có nhãn ghi không chứa dầu, không chứa hương liệu và không gây mụn.
Bước dưỡng ẩm đối với có da dầu cũng vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ tạo lớp màng lipid mỏng bảo vệ da khỏi tác nhân bên ngoài, giữ nước giúp da căng bóng và tươi sáng. Các sản phẩm dưỡng ẩm có cấu trúc lỏng nhẹ dễ dàng thẩm thấu như serum, lotion, gel rất phù hợp với làn da dầu.
Đối với làn da dầu, bước làm sạch và dưỡng ẩm rất quan trọng giúp làn da điều tiết lượng dầu trên da mặt.
3.2. Da khô
Khi sở hữu làn da khô, bạn sẽ có cảm giác căng khô, thiếu độ ẩm, thường xuất hiện tình trạng bong tróc hoặc đóng vảy. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm có hợp chất dưỡng ẩm cao như glycerin, axit hyaluronic, jojoba, lanolin,… giúp da đủ ẩm, mềm mịn và hạn chế bị bong tróc.
Khi lựa chọn sữa rửa mặt, bạn nên sử dụng dạng kem và có chứa chất dưỡng ẩm giúp da không bị khô sau khi rửa mặt. Ngoài ra, da khô nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa cồn, retinoid, BHA, axit alpha-hydroxy,… vì sẽ khiến da bị khô nhiều hơn.
3.3. Da hỗn hợp
Da hỗn hợp là loại da kết hợp giữa da dầu và da khô. Đặc điểm của loại da này đó là có lỗ chân lông to, tiết nhiều bã nhờn nhiều ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm) nhưng lại khô/bình thường ở vùng bên má và xương hàm. Da hỗn hợp được chia làm hai loại là:
- Da hỗn hợp thiên dầu: Có đặc điểm xuất hiện nhiều dầu ở vùng chữ T kể cả trong mùa đông và mùa hè. Tuy nhiên trong mùa hè lượng dầu tiết ra sẽ nhiều hơn còn vùng má và hàm có thể bị khô hoặc bong tróc.
- Da hỗn hợp thiên khô: Khi trời lạnh vùng 2 bên cánh mũi, má, cằm sẽ bị bong tróc. Trong khi đó vào mùa hè thì vùng má, cằm vẫn bị khô nhưng mũi và trán tiết nhiều dầu.
Đây là loại da khó chăm sóc bởi mỗi vùng da mặt lại có đặc điểm khác nhau. Chẳng hạn, với kem dưỡng ẩm, bạn cần 2 loại: với vùng da khô, bạn hãy chọn kem dưỡng ẩm dạng kem; Còn với vùng dầu, hãy chọn loại kem dưỡng ẩm nhẹ có công thức nhẹ, gốc nước. Với serum, bạn nên chọn sản phẩm có chứa Axit Hyaluronic để vừa cấp ẩm cho vùng da khô, vừa không gây bết rít cho vùng da dầu.
Da hỗn hợp là loại da “lai” giữa da khô và da dầu khi phần chữ T tiết nhiều dầu, phần chữ U thì khô ráo.
3.4. Da nhạy cảm
Da nhạy cảm là làn da dễ bị kích ứng (xuất hiện ban đỏ, cảm giác nóng rát, ngứa ran,…) do các yếu tố liên quan đến mỹ phẩm, tâm lý, nội tiết tố,… Chẳng hạn, da nhạy cảm có thể xuất hiện cảm giác ngứa khó chịu khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để biết bản thân có thuộc da nhạy cảm không.
Dạ nhạy cảm nên chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa xà phòng, không gây mụn, không có hương liệu để hạn chế gây kích ứng. Đối với kem chống nắng, bạn nên chọn các sản phẩm có chứa kẽm oxit hoặc titan dioxit thay vì kem chống nắng hóa học có chứa oxybenzone.
3.5. Da thường
Da bình thường không quá khô cũng không quá nhờn. Tổng lượng bã nhờn và độ ẩm trên da thường được cân bằng nhưng vùng chữ T (trán, cằm và mũi) có thể hơi nhờn. Tuy nhiên đây là loại da hiếm gặp nhất.
Một số đặc điểm nổi bật của da thường:
- Da bình thường khỏe mạnh, mềm mại và có độ sáng
- Không có nếp nhăn hay khuyết điểm nào.
- Lỗ chân lông mịn màng.
- Có sự lưu thông máu đầy đủ ở khắp mặt
- Da không bị nhạy cảm
- Độ pH của da là 5,5–5,8.
Khi lựa chọn sản phẩm chăm sóc da thường, bạn nên tránh các sản phẩm có thể ảnh hưởng đến mức độ tiết bã nhờn trên da. Đối với toner, bạn nên lựa chọn các chất có khả năng tạo độ ẩm tốt, chứa ít/không có cồn, hương liệu. Trong chu trình chăm sóc da kết hợp thêm một số sản phẩm serum, kem dưỡng ẩm dịu nhẹ và chống lão hóa để duy trì sự tươi tắn của làn da.
Trường hợp da có mụn, làn da trở nên nhạy cảm hơn và cần được chăm sóc đúng cách để không làm mụn tiến triển nặng hơn. Một số lưu ý chăm sóc da mụn mà bạn có thể tham khảo như làm sạch da 2 lần/ngày; sử dụng các hoạt chất đặc trị mụn (BHA, AHA, salicylic acid,…); chú ý dưỡng ẩm với các thành phần lành tính, kháng khuẩn như benzoyl peroxide;…
Ngoài chăm sóc tại nhà, da mụn cần có phác đồ điều trị riêng để kiểm soát tình trạng mụn và giúp da nhanh chóng hồi phục. Để đạt hiệu quả trị mụn tối ưu, bạn nên đến phòng khám da liễu uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị khoa học. Với kinh nghiệm hơn 9 năm điều trị mụn chuẩn y khoa, O2 SKIN đã giúp 489.000+ bạn trẻ trị mụn thành công, lấy lại làn da sạch mụn và sự tự tin vốn có. Điều này là nhờ vào:
- Đội ngũ bác sĩ da liễu dày dặn kinh nghiệm, thăm khám trực tiếp và xác định đúng nguyên nhân bị mụn. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị cá nhân hóa theo từng tình trạng khách hàng dựa trên y học chứng cứ, giúp điều trị mụn đúng cách ngay từ đầu, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đặc biệt, trong suốt quá trình điều trị bác sĩ luôn tư vấn tận tình, đưa ra lời khuyên chăm sóc da tại nhà giúp khách hàng đạt được kết quả điều trị mụn tối ưu và ngừa ngừa mụn tái phát.
- Tùy trường hợp, bác sĩ sẽ kết hợp đa dạng phương pháp điều trị hiện đại như peel da, chiếu ánh sáng sinh học, lấy nhân mụn chuẩn y khoa, lăn kim,… cùng thuốc bôi, thuốc uống nhằm tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian trị mụn.
- Chi phí điều trị hợp lý, rõ ràng, cam kết không phát sinh phụ phí trong quá trình điều trị. Đặc biệt, khách hàng chi trả chi phí cho từng đợt điều trị thay vì trả một lần, giúp bạn chủ động trong vấn đề tài chính. Đối với khách hàng là học sinh, sinh viên còn có thể nhận được mức giá ưu đãi, yên tâm trị mụn mà không lo lắng về chi phí.
Để hiểu rõ hơn về quá trình điều trị mụn tại O2 SKIN, hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của các bạn trẻ về hành trình trị mụn thành công và sự thay đổi trong cuộc sống khi hết mụn.
Bạn Trương Tuệ Lâm, 16 tuổi, sinh sống tại TP.HCM đã gặp tình trạng mụn từ 3 năm trước khi biết đến O2 SKIN. Qua quá trình thăm khám, soi da, bác sĩ đã chẩn đoán bạn Lâm gặp tình trạng mụn viêm, mụn ẩn do tuổi dậy thì, điều kiện môi trường và thói quen sinh hoạt ảnh hưởng. Bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị là lấy nhân mụn, điện di vitamin C, chiếu ánh sáng xanh đỏ và lăn kim. Sau 2 tháng điều trị tại O2 SKIN, hiện tại các vấn đề về da của Tuệ Lâm đã được giải quyết, bạn cảm thấy tự tin hơn rất nhiều với làn da sáng, đều màu. Cùng theo dõi các chia sẻ của bạn Tuệ Lâm trong video dưới đây.
Trường hợp tiếp theo là của bạn Phạm Thị Minh Thư, 19 tuổi, hiện là sinh viên sinh sống tại TP.HCM. Trước khi đến với O2 SKIN, tình trạng mụn của Thư đã xuất hiện lâu (10 năm) và rất nghiêm trọng với nhiều mụn viêm, thâm mụn khiến bạn cảm thấy vô cùng tự ti. Để giúp Thư lấy lại làn da mịn màng, bác sĩ đã chỉ định phương pháp lấy nhân mụn y khoa, peel da, thuốc uống, thuốc bôi, lăn kim, đắp mặt nạ trị mụn. Và sau 3 tháng điều trị mụn tại O2 SKIN, tình trạng mụn của Minh Thư đã cải thiện hơn rất nhiều. Thư chia sẻ rằng: “Em cảm thấy làn da của mình đã có sự thay đổi rất lớn. Khi nó rất khỏe mạnh, tươi sáng và không còn lên mụn như trước đây nữa. Điều này khiến em cảm thấy rất tự tin khi giao tiếp với mọi người”.
Hình ảnh của bạn Minh Thư trước và sau khi điều trị tại O2 SKIN. Làn da có sự thay đổi rõ rệt, mụn và thâm đã giảm dần.
Cuối cùng là trường hợp của bạn Nguyễn Văn Toàn, 16 tuổi sống tại Vĩnh Long. Đến với O2 SKIN trong tình trạng mụn rất nghiêm trọng với mụn viêm nặng ở hai bên má và trán. Sau quá trình thăm khám và tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn, bác sĩ đã đưa ra lộ trình điều trị gồm uống thuốc, bôi thuốc, đắp mặt nạ trị mụn và chiếu ánh sáng. Sau 1 tháng rưỡi điều trị theo phác đồ của O2 SKIN, làn da của Toàn đã hết mụn viêm, thâm mụn mờ dần. Toàn chia sẻ thêm: “Mình lấy lấy lại được khuôn mặt tự tin là nhờ bác sĩ, điều dưỡng viên tại O2 SKIN luôn tận tình và đưa ra những lời khuyên tốt nhất trong quá trình điều trị”.
Theo dõi hành trình kiên trì lấy lại khuôn mặt tự tin và nụ cười rạng rỡ của bạn Toàn trong video sau đây.
Liên hệ với O2 SKIN để đặt lịch hẹn tư vấn cùng bác sĩ da liễu để điều trị da mụn hiệu quả.
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1. Vì sao lại có nhiều loại da khác nhau?
Đặc tính của da chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như di truyền, tuổi tác, cách chăm sóc da, chế độ ăn uống sinh hoạt, thời tiết,… nên sẽ có nhiều loại da khác nhau. Ví dụ như độ tuổi thanh thiếu niên thường có da nhờn do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ.
4.2. Loại da có thể thay đổi theo thời gian không?
Chính vì làn da chịu tác động bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, cách chăm sóc da,… nên da luôn có sự thay đổi theo từng thời điểm chứ không cố định ở một trạng thái. Tùy tính chất làn da ở mỗi giai đoạn mà bạn có cách chăm sóc phù hợp, giúp da khỏe mạnh hơn.
4.3. Vì sao da khô vẫn bị nổi mụn?
Da khô cũng có thể gặp phải tình trạng mụn. Bởi khi da khô, tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn để cân bằng độ ẩm trên da, điều này có thể khiến lỗ chân lông bít tắc và gây mụn. Ngoài ra, da khô thường có lượng ceramide thấp hơn so với da bình thường, làm cho hàng rào bảo vệ da suy yếu và dễ bị tác động bởi bụi bẩn, vi khuẩn,… dẫn đến nổi mụn.
Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn biết được cách phân biệt loại da. Từ đó biết được mình thuộc tuýp da nào để lựa chọn các loại mỹ phẩm và xây dựng chu trình chăm sóc da phù hợp, giúp da luôn khỏe đẹp.