Da nhạy cảm không đơn thuần là loại da dễ bị kích ứng với các yếu tố từ môi trường mà còn có nhiều triệu chứng khác. Để có cách chăm sóc phù hợp giúp nâng cao sức khỏe làn da, bạn cần nhận diện được da nhạy cảm là như thế nào.
1. Da nhạy cảm là gì?
Da nhạy cảm là tuýp da có sự xuất hiện ban đầu của ban đỏ hoặc cảm giác châm chích, nóng rát hoặc ngứa do nhiều yếu tố khác nhau. Theo đó, da có thể trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với các yếu tố vật lý (tia UV, nhiệt, không khí lạnh, gió), hóa chất (mỹ phẩm, xà phòng, nước, không khí ô nhiễm), tâm lý (căng thẳng) hoặc nội tiết tố (chu kỳ kinh nguyệt).
2. Cách nhận biết da nhạy cảm
Dưới đây là các dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của da nhạy cảm:
- Da thô ráp, bong tróc: Làn da nhạy cảm thường xuyên khô căng, thiếu ẩm, dễ bong tróc, vảy, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô hoặc sau khi sử dụng sản phẩm không phù hợp.
- Phát ban, có nốt sưng: Da nhạy cảm dễ nổi mẩn đỏ, phát ban, thậm chí là xuất hiện các nốt sưng nhỏ khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng.
- Cảm giác châm chích, bỏng rát: Bạn có thể cảm thấy da bị châm chích, nóng rát sau khi sử dụng các sản phẩm trang điểm hoặc chăm sóc da chứa các thành phần không phù hợp hoặc thành phần dễ gây kích ứng da.
- Nhạy cảm với tia UV, dễ bắt nắng: Da nhạy cảm thường dễ bị cháy nắng, ửng đỏ và sạm đen ngay sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, kể cả trong thời gian ngắn.
- Da mỏng, lộ rõ mạch máu: Đây là một trong những dấu hiệu da nhạy cảm dễ nhận biết, với biểu hiện là các mạch máu nhỏ li ti xuất hiện rõ ở những vùng da mỏng, độ đàn hồi kém và dễ bị tổn thương như hai bên má, thái dương, vùng đầu mũi, vùng trước xương quai hàm.
- Thường xuyên cảm thấy ngứa: Da nhạy cảm thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là sau khi làm sạch da với sản phẩm có tính tẩy quá mạnh hoặc khi trời lạnh và khô.
Da nhạy cảm thường xuyên bị ửng đỏ, có cảm giác ngứa và dễ bị kích ứng khi sử dụng mỹ phẩm không phù hợp.
Dựa vào triệu chứng trên da, yếu tố ảnh hưởng mà da nhạy cảm được phân loại thành 3 nhóm:
- Da rất nhạy cảm: Da phản ứng với nhiều loại tác nhân bên trong lẫn bên ngoài, có cả triệu chứng cấp tính như ban đỏ, ngứa, châm chích…đến các triệu chứng mãn tính như giãn mạch, da mỏng…
- Da nhạy cảm môi trường: Da khô, mỏng, có xu hướng đỏ mặt khi tiếp xúc với các yếu tố từ môi trường ngoài.
- Da nhạy cảm mỹ phẩm: Da xảy ra phản ứng nhất thời với các sản phẩm mỹ phẩm.
3. Tìm hiểu cơ chế của da nhạy cảm
Thông thường làn da sẽ tự bảo vệ bằng cách tạo ra một hàng rào vững chắc bởi lớp sừng, giúp ngăn chặn vi khuẩn, hóa chất và chất gây dị ứng xâm nhập. Trên bề mặt của chúng là lớp màng hydrolipid có tính axit nhẹ trên bề mặt da giúp duy trì độ ẩm, thúc đẩy quá trình tái tạo da và trung hòa các chất có hại. Bên cạnh đó, các enzyme trong da cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hàng rào bảo vệ và điều chỉnh độ ẩm. Nếu hoạt động của các enzyme này bị suy giảm, da sẽ dễ bị tổn thương, viêm nhiễm và mất nước.
Có 3 cơ chế chính hình thành da nhạy cảm:
- Hàng rào da bị tổn thương: Ở những người có làn da nhạy cảm, hàng rào bảo vệ da thường không hoàn chỉnh, dẫn đến tình trạng mất nước qua da (TEWL) tăng cao. Điều này khiến da trở nên khô, dễ bong tróc và dễ bị kích ứng bởi các chất bên ngoài. Ngoài ra, nồng độ các chất dưỡng ẩm tự nhiên trong da cũng giảm đi, làm mất cân bằng độ ẩm và khiến da càng thêm nhạy cảm.
- Tăng sự nhạy cảm ở đầu tiếp nhận của dây thần kinh: Đầu tiếp nhận của dây thần kinh có thể bị tăng sự nhạy cảm do bị thay đổi (chẳng hạn gia tăng thụ thể TRPM8 đối với lạnh), gia tăng giải phóng chất truyền thần kinh, chấn thương đầu dây thần kinh, mật độ sợi C ở thượng bì cao,… từ đó khiến da trở nên dễ nhạy cảm.
- Sự thay đổi về mạch máu: Mạch máu dưới da của người có da nhạy cảm thường có xu hướng giãn nở hơn so với người bình thường. Điều này lý giải tại sao da nhạy cảm dễ bị ửng đỏ khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích hoặc thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên, sự giãn nở mạch máu này thường không đi kèm với các dấu hiệu viêm da như sưng, nóng, đau.
4. Nguyên nhân khiến da nhạy cảm
Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến hình thành làn da nhạy cảm:
4.1. Sự thay đổi hormone
Nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, sự thay đổi hormone và mất cân bằng nội tiết tố trong các giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt, mang thai hay mãn kinh có thể khiến hàng rào bảo vệ da suy yếu, làm da trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Lúc này, da dễ bị kích ứng, nổi mụn và khô hơn.
4.2. Chăm sóc da không đúng cách
Việc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa quá mạnh, chà xát da quá mức khi rửa mặt hoặc bỏ qua bước chống nắng,… đều có thể làm tổn thương hàng rào bảo vệ da. Ngoài ra, sử dụng nhiều các sản phẩm chứa nhiều thành phần dễ gây kích ứng da như BHA, AHA, retinoids, sản phẩm chứa hương liệu nhiều cũng góp phần tổn hại da. Đặc biệt, lạm dụng sử dụng các sản phẩm dưỡng trắng da chứa corticosteroid hàng ngày sẽ khiến da trở nên mỏng hơn. Hậu quả là da trở nên khô, mất nước, dễ kích ứng và nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài.
Chăm sóc da không đúng cách là một trong những nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.
4.3. Chế độ dinh dưỡng không khoa học
Chế độ ăn uống thiếu khoa học, không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho da, hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, chất kích thích… có thể làm suy yếu sức khỏe làn da, khiến da dễ bị kích ứng và nhạy cảm hơn.
4.4. Sinh hoạt thiếu lành mạnh
Một số thói quen không tốt như thường xuyên thức khuya, căng thẳng kéo dài,… không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể mà còn tác động tiêu cực đến làn da. Những thói quen này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến da dễ bị viêm nhiễm và trở nên nhạy cảm hơn.
4.5. Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm
Sự thay đổi của thời tiết (nóng hoặc lạnh đột ngột), hay sống hoặc làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, khói bụi,… cũng là tác nhân gây suy yếu hàng rào bảo vệ da, khiến da tăng tính nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn.
4.6. Các bệnh lý về da
Một số bệnh lý về da như mụn trứng cá, bệnh Atopic Dermatitis, viêm da tiếp xúc, rosacea (chứng đỏ mặt)… cũng là nguyên nhân làm da thêm nhạy cảm. Bạn nên điều trị các bệnh lý này để giúp cải thiện tình trạng da và giảm thiểu nguy cơ da trở nên nhạy cảm quá mức.
5. Cách chăm sóc làn da nhạy cảm hiệu quả, giảm kích ứng tại nhà
Để chăm sóc làn da nhạy cảm khỏe đẹp và không gây ra cảm giác khó chịu, bạn hãy lưu ý những điều quan trọng dưới đây:
5.1. Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp
Đối với làn da nhạy cảm, bạn hãy ưu tiên lựa chọn mỹ phẩm có ít chất bảo quản hoặc chất hoạt động bề mặt (chất này thường có nhiều trong sữa rửa mặt kiềm dầu), tránh các dụng mô thúc đẩy sự thẩm thấu qua da như propylene glycol, các tinh dầu bạc hà. Đồng thời không dùng những sản phẩm có chất dễ gây kích ứng cao như retinol, AHA, BHA,..
Sau đây là một số gợi ý khi lựa chọn mỹ phẩm dành cho da nhạy cảm:
- Sử dụng mỹ phẩm có thể dễ dàng làm sạch bằng nước.
- Dùng bút kẻ mắt và mascara màu đen.
- Chọn dạng bút chì kẻ mắt và lông mày.
- Chọn phấn mắt tông màu đất nhạt.
- Lựa chọn chất chống nắng vật lý.
- Mua các sản phẩm mỹ phẩm có dưới 10 thành phần.
5.2. Có quy trình chăm sóc da đúng cách
Một quy trình chăm sóc da đúng cách sẽ giúp bảo vệ làn da nhạy cảm tốt hơn, tránh tác động làm ảnh hưởng đến nền da. Theo đó, bạn hãy rửa mặt nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa xà phòng và hương liệu. Tránh chà xát mạnh hoặc sử dụng nước quá nóng, vì điều này có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da, khiến da càng thêm khô và nhạy cảm.
Đồng thời, không nên lạm dụng tẩy da chết, chỉ nên tẩy da chết 1 – 2 lần/tuần. Sau khi rửa mặt, hãy thoa kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da. Đừng quên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ mỗi ngày, kể cả khi trời râm mát để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
Chăm sóc da nhạy cảm đúng cách bằng việc làm sạch, dưỡng ẩm và sử dụng kem chống nắng hàng ngày để giúp bảo vệ làn da tối ưu.
5.3. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Trong chế độ ăn uống, bạn hãy bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt vào chế độ ăn uống hàng ngày. Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều đường,… để da luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học, không thức khuya, ngủ đủ giấc, tránh chạm tay lên da, cạy nặn mụn,…
6. Trường hợp da nhạy cảm đi kèm nhiều triệu chứng cần điều trị với bác sĩ
Nếu tình trạng da nhạy cảm đi kèm với nhiều triệu chứng như ngứa, rát, nóng đỏ, hoặc phát ban khắp mặt,… rất có thể đó là dấu hiệu của các bệnh lý da liễu tiềm ẩn.
Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như:
- Kem bôi chứa steroid: Loại kem này có tác dụng giảm viêm và ngứa, giúp da dịu lại, tuy nhiên, bạn không nên bôi kem steroid cho da mặt khi chưa có sự cho phép của bác sĩ da liễu.
- Kem bôi giảm đau/ngứa: Kem này giúp làm tê vùng da bị ngứa, giảm cảm giác khó chịu và hạn chế việc gãi gây tổn thương da.
- Thuốc kháng sinh dị ứng Histamin: Nếu da nhạy cảm của bạn có liên quan đến dị ứng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn.
Trường hợp da nhạy cảm có mụn, bạn không nên tự ý nặn hoặc sử dụng các sản phẩm trị mụn không rõ nguồn gốc sẽ khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng và làm da càng thêm nhạy cảm. Tốt nhất hãy đến các phòng khám da liễu uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị mụn chuẩn y khoa, đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn.
Gợi ý bạn phòng khám chuyên khoa da liễu O2 SKIN, sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm điều trị thành công nhiều ca mụn từ đơn giản đến phức tạp. Lựa chọn điều trị mụn cho da nhạy cảm tại O2 SKIN, bạn an tâm hiệu quả rõ rệt từ đầu, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí, thời gian nhờ các điểm nổi bật như:
- Bác sĩ da liễu trực tiếp thăm khám và lập phác đồ điều trị cá nhân hóa theo tuýp da, tình trạng mụn, độ tuổi, giới tính, cấp độ mụn, khả năng tài chính,… Ngoài ra tùy theo từng giai đoạn, bác sĩ sẽ chủ động điều chỉnh phác đồ điều trị thông qua khả năng đáp ứng của da, tăng hiệu quả trị mụn và rút ngắn thời gian điều trị.
Dựa vào tình trạng da của khách hàng, bác sĩ O2 SKIN sẽ đưa phác đồ điều trị cá nhân hóa chuẩn y khoa để đạt hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo an toàn.
- Tùy trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp thuốc uống/ thuốc bôi, sản phẩm chăm sóc da với các phương pháp hiện đại như chiếu IPL, lăn kim, chiếu ánh sáng,… để vừa giải quyết mụn, vừa giúp da khỏe, bớt nhạy cảm. Bác sĩ cam kết tư vấn trung thực, không chèo kéo hay nói quá về bất kỳ sản phẩm/ dịch vụ nào, mọi quyết định là ở bạn.
- O2 SKIN tuân thủ nghiêm ngặt quy trình điều trị chuẩn y khoa, vô trùng dụng cụ nhằm đảm bảo an toàn cho làn da. Hơn nữa, đội ngũ điều dưỡng được đào tạo bài bản, tay nghề thuần thục thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, hạn chế sưng đau.
- Sau quá trình điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc da tại nhà, lựa chọn sản phẩm phù hợp và xây dựng lối sống lành mạnh để ngăn ngừa mụn tái phát.
Mỗi ngày O2 SKIN tiếp nhận lên đến 1500 ca điều trị mụn, có tới 489.000+ khách hàng đã điều trị thành công và để lại đánh giá tích cực. Anh Nguyễn Bảo Trung là một trong số các khách hàng có nền da nhạy cảm, dễ lên mụn, anh bị mụn viêm và mụn đầu đen nổi xung quanh mặt. Qua quá trình thăm khám, anh có chia sẻ rằng bản thân không có thói quen sinh hoạt lành mạnh và chăm sóc da không đúng cách dẫn tới mụn xuất hiện dai dẳng. Với làn da của anh Trung, bác sĩ đã xây dựng phác đồ điều trị kết hợp các phương pháp Lấy nhân mụn, Điện di, Peel da, Chiếu ánh sáng.
Chỉ sau 1 tháng điều trị, anh Trung đã cảm thấy làn da được cải thiện rõ rệt, không còn mụn viêm, mụn đầu đen và da đã khỏe hơn trước nhiều. Anh vui vẻ chia sẻ rằng “Mình cảm thấy làn da đã cải thiện hơn trước nhiều, mụn đã thuyên giảm và da khỏe hơn. Mình cũng rất hài lòng về dịch vụ tại O2 SKIN, các bác sĩ và điều dưỡng viên chăm sóc chu đáo trong quá trình điều trị.”
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn có thể hiểu rõ da nhạy cảm là gì cũng như cách chăm sóc da nhạy cảm phù hợp. Nếu nhận thấy da nhạy cảm nổi mụn hoặc có những biểu hiện kích ứng nặng, bạn nên đến cơ sở da liễu uy tín để được tư vấn cách khắc phục cũng như tiếp nhận liệu trình điều trị đúng hướng, tránh tình trạng nghiêm trọng hơn nhé!