Thuốc uống trị mụn bác sĩ khuyên dùng theo chỉ định

BS CKI Nguyễn Phạm Đan Thùy

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Nguyễn Phạm Đan Thùy

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Thuốc uống là một trong những phương pháp điều trị mụn phổ biến. Cùng O2 SKIN khám phá những thuốc uống trị mụn bác sĩ khuyên dùng theo chỉ định để đạt được hiệu quả tốt nhất.

1. Có những loại thuốc uống trị mụn nào?

Có 3 loại thuốc uống giảm mụn phổ biến hiện nay là:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, từ đó giúp tình trạng mụn thuyên giảm. Một số loại thuốc kháng sinh trị mụn phổ biến là Sarecycline, Minocycline, Doxycycline…  
  • Nhóm thuốc Isotretinoin: Đây là loại thuốc uống thuộc nhóm Retinoids – dẫn xuất từ vitamin A giúp giảm nhờn và cải thiện các yếu tố sinh mụn. Thông thường, thuốc được bào chế dạng viên nén, dùng 1 – 2 lần/ngày liên tục trong vài tháng.
  • Nhóm thuốc Spironolactone: Hoạt chất có tác dụng trực tiếp lên hai loại hormone Androgen và Progesterone ở nữ giới. Nhờ đó giúp kiểm soát bã nhờn và hạn chế mụn hình thành trên da hiệu quả. 
  • Nhóm thuốc tránh thai (đối với phụ nữ): Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thuốc tác động đến hormone như viên uống tránh thai hàng ngày cho người bị mụn nội tiết từ vừa đến nặng. Phương pháp nổi bật với công dụng hỗ trợ giảm tiết hormone Androgen ở buồng trứng, nhờ vậy cân bằng nội tiết tố, hạn chế da tiết nhiều dầu thừa, cải thiện tình trạng mụn viêmmụn không viêm.
  • Nhóm thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID): Đây là nhóm thuốc nổi bật với công dụng kháng viêm, phù hợp với những ai bị mụn viêm, mụn trứng cá… cũng như hỗ trợ kiểm soát dầu nhờn tối ưu. Một số loại thông dụng gồm Ibuprofen, Meloxicam, Diclofenac Celecoxib…  

thuốc uống trị mụn

Những loại thuốc thường dùng trong điều trị mụn là kháng sinh, Isotretinoin hoặc hormone.

2. Sử dụng thuốc uống giảm mụn thế nào cho hiệu quả?

Thuốc uống hỗ trợ quá trình điều trị mụn đạt hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống thuốc trị mụn khi có bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và chỉ định để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 

Ngoài ra, thời gian thuốc uống trị mụn phát huy tác dụng ở mỗi người sẽ khác nhau, ngay cả khi đã có chỉ định đúng về liều lượng. Vì vậy, nếu thấy tình trạng mụn cải thiện chậm, bạn không nên tự tăng/giảm lượng thuốc, mà hãy gặp bác sĩ da liễu để điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp hơn. 

3. Tổng hợp các loại thuốc uống trị mụn bác sĩ khuyên dùng theo chỉ định

Thuốc uống trị mụn thường được bác sĩ da liễu chỉ định sử dụng trong các trường hợp mụn trung bình đến nặng. Dưới đây là danh sách các loại thuốc trị mụn và bạn chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ:

3.1. Thuốc uống giảm mụn Cetirizine 10mg

Giới thiệu sản phẩm: 

Cetirizine là một trong những loại thuốc kháng Histamin mạnh giúp làm giảm các triệu chứng của dị ứng (bao gồm nổi mụn đỏ, sưng viêm). Đồng thời, thuốc còn có khả năng giảm sưng tấy, sưng đỏ và ngứa ngáy trên da (triệu chứng của mề đay vô căn mãn tính).

Chống chỉ định:

  • Những ai dị ứng với Cetirizin và Hydroxyzine.
  • Bệnh nhân bị bệnh thận nặng.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Gây buồn ngủ, mệt mỏi, viêm họng, khô miệng, nhức đầu, buồn nôn… 
  • Hiếm gặp: Chán ăn hoặc thèm ăn bất thường, bí tiểu, tăng tiết nước bọt, thiếu máu, tan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp nặng, choáng phản vệ, viêm gan, ứ mật, viêm cầu thận…

Giá tham khảo: 1.000 VNĐ/viên.

thuốc Cetirizine uống trị mụn

Cetirizine giúp làm giảm triệu chứng sưng đỏ ở các nốt mụn viêm.

3.2. Thuốc Clinecid 300/ Pyclin 300

Giới thiệu sản phẩm: 

Thuốc trị mụn uống Pyclin là loại thuốc giúp điều trị mụn bọc lâu năm, mụn bọc do nhiễm vi khuẩn kháng các thuốc kháng sinh trị mụn thông thường. Bên cạnh đó, Clinecid 300/ Pyclin 300 còn được dùng cho trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nhạy cảm với Clindamycin như Bacteroides Fragilis, Staphylococcus Aureus và đặc biệt phù hợp chữa trị cho những người bệnh bị dị ứng với Penicilin như:

  • Các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, viêm mủ màng phổi và áp xe phổi.
  • Nhiễm trùng da và cấu trúc da, mô mềm.
  • Nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm trùng huyết.
  • Nhiễm trùng phụ khoa bao gồm viêm nội mạc tử cung, viêm mô tế bào chậu, nhiễm trùng vòng đáy âm đạo, áp xe tử cung buồng trứng không do lậu cầu gây bởi các vi khuẩn kỵ khí nhạy cảm.

Chống chỉ định: 

  • Bệnh nhân mẫn cảm với Clindamycin, Lincomycin hay các thành phần khác của thuốc.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nổi mẩn, hồng ban, ngứa…
  • Hiếm gặp: Gây viêm ruột kết giả mạc, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ái toan, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu…

Giá tham khảo: 4.000 VNĐ/viên.

thuốc uống giảm mụn

Thuốc uống Clinecid 300/ Pyclin 300 thường được chỉ định cho người bị mụn lâu năm.

3.3. Thuốc kháng sinh uống trị mụn Cotrimxazon 960

Giới thiệu sản phẩm: 

Thuốc uống giảm mụn Cotrimxazon 960 có tác dụng chống nhiễm khuẩn cho da mụn nhẹ và có thể sử dụng để điều trị phổ rộng các trường hợp nhiễm trùng vi khuẩn Gram (-), Gram (+). Ngoài ra, thuốc còn nổi bật với khả năng chống lại sự phát triển mạnh mẽ của các chủng vi khuẩn có dấu hiệu kháng thuốc.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.
  • Người bị thiếu máu hồng cầu.
  • Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em sinh non.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Gây buồn nôn, tiêu chảy, viêm miệng và viêm lưỡi.
  • Hiếm gặp: Gây ù tai, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson, Lyell, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu…

Giá tham khảo: 2.000 VNĐ/viên.

thuốc trị mụn uống

Cotrimxazon phù hợp trị mụn viêm mức độ vừa hoặc nặng.

3.4. Thuốc uống trị mụn giảm viêm Prednisolon

Giới thiệu sản phẩm: 

Prednisolon là một loại Glucocorticoid có nhiều tác dụng hữu ích như giảm sưng, giảm nổi mẩn đỏ khi bị mụn viêm, mụn bọc và giảm phản ứng dị ứng. Cụ thể hơn, trong điều trị mụn, thuốc Prednisolon được dùng trong thời gian ngắn hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng viêm, sưng, đau và hỗ trợ gom nhân, đẩy mụn khi mới bắt đầu điều trị. Thế nhưng không nên lạm dụng vì có thể gây nhiều tác dụng phụ toàn thân nếu dùng thời gian dài. 

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng, trừ sốc nhiễm khuẩn và lao màng não.
  • Người quá mẫn cảm với Prednisolon.
  • Người đang dùng Vaccin virus sống.
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng da do virus, nấm và lao.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Chóng mặt, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, tăng huyết áp, tăng sắc tố da, buồn nôn, chướng bụng…
  • Hiếm gặp: Co giật, loạn tâm thần, mê sảng, ảo giác, không dung nạp Glucose, viêm loét thực quản, viêm tụy… 

Giá tham khảo: 2.000 VNĐ/viên.

uống thuốc trị mụn

Prednisolon nổi bật với công dụng giảm sưng, giảm viêm cho các nốt mụn trứng cá.

3.5. Thuốc uống trị mụn bác sĩ khuyên dùng Isotretinoin Zoacnel

Giới thiệu sản phẩm: 

Dược chất chính của thuốc trị mụn uống Zoacnel là Isotretinoin, được chỉ định điều trị bệnh da liễu, mụn trứng cá nặng, hoặc các tình trạng mụn không đáp ứng với các liệu trình chuẩn bằng kháng sinh uống và thuốc bôi lên da. Tuy nhiên, người bị mụn chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Tùy thuộc vào tình trạng mụn và cơ địa của mỗi người, các bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn thuốc uống giảm mụn viêm phù hợp:

  • Mụn nhẹ: Zoacnel 10mg + NazinC.
  • Mụn nặng: Zoacnel 20mg + NazinC.

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường, béo phì, nghiện rượu, rối loạn Lipid máu.
  • Người bị thừa Vitamin A.
  • Người bị mẫn cảm với Isotretinoin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người đang sử dụng các kháng sinh nhóm Tetracyclin.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Khô niêm mạc (như khô niêm mạc môi, khô niêm mạc mũi, khô mắt…), chảy máu cam, viêm kết mạc mắt, khô da, đau khớp, đau lưng, tăng Triglyceride máu, tăng Lipid máu, tăng Cholesterol máu, tăng Glucose máu, tiểu ra máu, tiểu ra Protein…
  • Ít gặp: Dị ứng da, nổi ban đỏ, phản vệ, suy nhược, thay đổi tâm tính…
  • Hiếm gặp: Bệnh hạch bạch huyết, tiểu đường, rối loạn tâm thần, tăng huyết áp nội sọ lành tính, co giật, đục thủy tinh thể, giảm thị lực ban đêm, giảm thính lực, viêm mạch máu, hen phế quản, viêm ruột, xuất huyết tiêu hóa, buồn nôn, viêm tuyến tụy, viêm gan, bộc phát trứng cá, rụng tóc, tăng sắc tố da, tăng tiết mồ hôi, viêm cầu thận…

Giá tham khảo:

  • Zoacnel 10gm: 6.000 VNĐ/viên.
  • Zoacnel 20gm: 9.000 VNĐ/viên.

thuốc uống trị mụn bác sĩ khuyên dùng

Zoacnel với dược chất chính Isotretinoin giúp khắc phục tình trạng mụn nặng nhanh chóng.

3.6. Thuốc Myspa Isotretinoin 10mg

Giới thiệu sản phẩm: 

Myspa Isotretinoin chuyên dùng cho mục đích điều trị mụn trứng cá nặng, mụn viêm, đặc biệt là mụn bọc hay mụn trứng cá có dạng nang bọc. Vì thành phần có khả năng giảm các tác nhân gây mụn và ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường, béo phì, nghiện rượu, rối loạn Lipid máu.
  • Người bị thừa Vitamin A.
  • Bệnh nhân đang điều trị kết hợp với các kháng sinh nhóm Tetracyclin.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Khô da, tróc vảy, thay đổi sắc tố da, nổi mẩn đỏ, ngứa, khô môi, rụng tóc. Ngoài ra còn có các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, chán ăn, viêm lợi.
  • Ít gặp: Chảy máu cam, viêm kết mạc, khô mắt, rối loạn thị giác.
  • Hiếm gặp: Tăng Triglycerides huyết thanh, tăng men gan, tăng đường huyết dẫn đến các tình trạng như nhức đầu, buồn ngủ, đổ mồ hôi, thay đổi tâm trạng, các triệu chứng tâm thần, trầm cảm, co giật, viêm mạch, phản ứng quá mẫn bao gồm cả sốc phản vệ.

Giá tham khảo: 6.500 VNĐ/viên.

thuốc uống giảm mụn

Dược chất Isotretinoin trong Myspa giúp mụn viêm nặng bớt sưng, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn tốt.

3.7. Thuốc uống Allozin điều trị mụn

Giới thiệu sản phẩm: 

Allozin là một trong số các loại thuốc kháng Histamin thường dùng khác, nổi bật với khả năng giảm viêm, giảm mụn và hạn chế hình thành mụn mới. Bên cạnh đó, loại thuốc này cũng được sử dụng rộng rãi cho những bệnh nhân bị dị ứng theo mùa, chàm mạn tính…

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với Levocetirizine, Cetirizine hoặc Hydroxyzine.
  • Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Phụ nữ đang cho con bú.

Tác dụng phụ:

  • Khô miệng. 
  • Suy nhược.
  • Mệt mỏi.
  • Đau đầu.
  • Viêm mũi.
  • Viêm hầu họng.
  • Mất ngủ.
  • Đau bụng.

Giá tham khảo: 2.000 VNĐ/viên.

thuốc uống mụn

Allozin là loại thuốc uống có thể khắc phục các vấn đề liên quan đến dị ứng như nổi mẩn, hắt xì, nóng sốt…

3.8. Thuốc uống giảm mụn Fexofast 180

Giới thiệu sản phẩm: 

Mỗi viên nén Fexofast 180 chứa Fexofenadin Hydroclorid với hàm lượng 180 mg, được chỉ định giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Thêm vào đó, thuốc giúp điều trị các chứng viêm mũi dị ứng (như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa họng…) và giảm cảm giác ngứa ngáy khi bị mề đay.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân quá mẫn với Fexofenadine.

Tác dụng phụ:

  • Nhức đầu.
  • Buồn ngủ.
  • Buồn nôn.
  • Lừ đừ.
  • Mệt mỏi.

Giá tham khảo: 4.000 VNĐ/viên.

uống thuốc trị mụn

Fexofast thường được bác sĩ chỉ định cho người bị mụn sưng đỏ nghiêm trọng.

3.9. Thuốc Azissel 250mg

Giới thiệu sản phẩm: 

Thuốc chứa 250mg Azithromycin có tác dụng khắc phục tình trạng mụn viêm nhờ tác dụng giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn. Không chỉ vậy, bạn có thể thấy thuốc trong các toa thuốc chỉ định điều trị các bệnh thường gặp viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới, mô mềm, đường sinh dục… thường gặp.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân suy gan, suy thận.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Buồn nôn, nôn, đau dạ dày, tiêu chảy.
  • Hiếm gặp: Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, choáng váng, buồn ngủ, phát ban, mề đay.

Giá tham khảo: 4.500 VNĐ/viên.

thuốc uống trị mụn da liễu

Azissel có khả năng ức chế vi khuẩn gây viêm để nốt mụn giảm sưng, gom cồi nhanh chóng.

3.10. Thuốc uống trị mụn Zalenka 50mg

Giới thiệu sản phẩm: 

Thêm một loại thuốc uống trị mụn bác sĩ khuyên dùng là Zalenka với thành phần kháng sinh, nổi bật với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Do vậy, thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn khác nhau, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da, mụn trứng cá nặng… 

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Bệnh nhân suy gan thận nặng.

Tác dụng phụ:

  • Tiêu chảy.
  • Chóng mặt hoặc đầu lâng lâng.
  • Đỏ da.
  • Thay đổi màu sắc da. 
  • Ù tai.

Giá tham khảo: 6.500 VNĐ/viên.

uống thuốc kháng sinh trị mụn có tốt không

Thuốc kháng sinh Zalenka được chỉ định cho người đang điều trị mụn viêm sưng mức độ nặng.

3.11. Thuốc uống Omesel 20mg trong điều trị mụn trị mụn

Giới thiệu sản phẩm: 

Omeprazol thường được biết đến với công dụng phòng ngừa tái phát loét dạ dày song song khắc phục tình trạng ợ chua, trào ngược dạ dày và hội chứng Zollinger-Ellison (một hội chứng rối loạn tiêu hóa) hiệu quả. Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp giảm bớt tác dụng phụ của những dòng thuốc đặc trị mụn khác, nên thường dùng kèm trong toa thuốc trị mụn của những ai cơ địa có đường tiêu hóa nhạy cảm hoặc mắc bệnh lý dạ dày. Nhờ thế, bệnh nhân dung nạp thuốc điều trị mụn tốt hơn.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân nhạy cảm với Omeprazol hay viêm gan tiến triển nặng.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy, chướng bụng…
  • Hiếm gặp: Mất ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, nổi mề đay, phát ban…

Giá tham khảo: 2.500 VNĐ/viên.

uống kháng sinh trị mụn

Omesel là thuốc uống giúp kiểm soát dầu nhờn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da hiệu quả.

3.12. Thuốc Mecasel 7.5mg (MELOXICAM)

Giới thiệu sản phẩm: 

Mecasel thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt với thành phần Meloxicam 15mg, được chỉ định điều trị viêm xương khớp (hư khớp, thoái hóa khớp), viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. Thêm vào đó, thuốc có khả năng kháng viêm hữu hiệu giúp giảm sưng, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.

Chống chỉ định:

  • Người bệnh loét dạ dày tiến triển.
  • Người bị suy gan thận nặng.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Tác dụng phụ:

  • Khó tiêu.
  • Buồn nôn.
  • Nôn ói. 
  • Đau bụng.
  • Táo bón.
  • Tiêu chảy. 
  • Thiếu máu.
  • Ngứa ngày.
  • Nổi ban.

Giá tham khảo: 1.500 VNĐ/viên.

các loại thuốc uống trị mụn

Mecasel là loại thuốc uống trị mụn được bác sĩ chỉ định vì sẽ giúp nốt mụn bớt sưng tấy, đau ngứa.

3.13. Thuốc trị mụn đường uống Doxycycline 100mg 

Giới thiệu sản phẩm: 

Thuốc thuộc nhóm kháng sinh Tetracyclin được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm cả mụn trứng cá. Ngoài ra, loại thuốc này cũng được sử dụng để ngăn ngừa bệnh sốt rét.

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn cảm với các Tetracycline, hoặc thuốc gây tê loại Cain (ví dụ: Lidocaine, Procain).
  • Trẻ em dưới 8 tuổi.
  • Bệnh nhân suy gan nặng.

Tác dụng phụ:

  • Viêm thực quản.
  • Thay đổi màu răng ở trẻ em.

Giá tham khảo: 1.500 VNĐ/viên.

kháng sinh trị mụn dạng uống

Doxycycline hỗ trợ khắc phục mụn viêm vì nhiễm khuẩn.

Lưu ý quan trọng:

  • Thông tin kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho việc khám và tư vấn trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa da liễu.
  • Người bị mụn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp dựa trên tình trạng mụn, sức khỏe và các yếu tố liên quan khác. 
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc uống trị mụn khi chưa có chỉ định để tránh những rủi ro cho sức khỏe không đáng có. 
  • Người bệnh nên tuân thủ sát sao hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc để kịp thời xử lý.

Ngoài ra, để gia tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể phải phối hợp thêm nhiều phương pháp khác ngoài uống thuốc như thoa thuốc/kem trị mụn, chiếu ánh sáng xanh/đỏ, điện di dưỡng chất, peel da, lấy nhân mụn… Do vậy, tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ da liễu chuyên môn giỏi để được thăm khám kỹ càng và có phác đồ điều trị mụn thích hợp nhất ngay từ ban đầu, nhờ vậy tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. 

Tự hào là phòng khám trị mụn chuẩn y khoa uy tín hàng đầu, O2 SKIN được hàng nghìn khách hàng Việt Nam tin chọn bởi các điểm nổi bật như:

  • Thiết kế lộ trình trị mụn theo đặc điểm làn da của từng khách hàng: Sau khi khám da kỹ càng xong, bác sĩ sẽ đề xuất giải pháp phù hợp với tình trạng da. Từ đó đảm bảo khách hàng được tư vấn ĐÚNG – đề xuất ĐỦ những gì cần thiết nhất.
  • Cam kết tư vấn trung thực: Tiêu chí quan trọng nhất của O2 SKIN là đảm bảo trị mụn an toàn, tiết kiệm cho mọi người nên luôn nói “không” với chèo kéo mua thêm dịch vụ hay mua gói liệu trình, mà chỉ chỉ định các phương pháp thực sự thiết yếu.
  • Có nhà thuốc đạt chuẩn GPP: 100% thuốc chính hãng và có dược sĩ hướng dẫn cách sử dụng tận tình. Ngoài ra, tại đây còn chuyên cung cấp các loại dược mỹ phẩm chăm sóc da chất lượng cho nhiều tuýp da khác nhau.
  • Chủ động điều chỉnh phác đồ điều trị qua các lần tái khám: Tùy theo tiến triển của làn da qua từng đợt điều trị, bác sĩ sẽ linh động thay đổi phác đồ nhằm tăng hiệu quả. Vì thế giúp rút ngắn thời gian điều trị mụn. 

Để biết chính xác vấn đề làn da đang gặp phải và nhận tư vấn lộ trình chăm sóc da tối ưu, bạn đừng ngần ngại để lại thông tin tại đây để bác sĩ O2 SKIN hỗ trợ giải đáp nhé!

Trên đây là danh sách các loại thuốc uống trị mụn bác sĩ khuyên dùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, nội dung kể trên chỉ mang tính chất tham khảo và giúp các bạn hiểu rõ hơn về công dụng, giá cả… của một số sản phẩm thông dụng, hoàn toàn không khuyến khích tự ý dùng trong mọi trường hợp bị mụn. Điều bạn nên làm khi mụn bắt đầu xuất hiện là đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ da liễu của Phòng khám O2 SKIN để được khám da và tư vấn lộ trình điều trị chi tiết nhé!

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Bị mụn viêm, mụn bọc mụn mủ thì có nên uống thực phẩm bổ sung không?

Bạn không nên tự ý bổ sung các loại thực phẩm bổ sung (hoặc thực phẩm chức năng) khi chưa có chỉ định của bác sĩ, dược tá có chuyên môn. Vì nếu bạn sử dụng không đúng cách, không phù hợp với sức khỏe hiện tại thì có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không đáng có như dị ứng, ức chế hấp thu các chất khác, sỏi thận… Tốt nhất, bạn hãy tham vấn ý kiến bác sĩ da liễu để cân nhắc bổ sung thuốc nếu thực sự cần thiết.

4.2. Sau khi hết mụn viêm có phải dùng thuốc nữa không?

Thời gian uống thuốc trị mụn kéo dài bao lâu sẽ tùy theo tình trạng mụn và phác đồ điều trị của bác sĩ. Sau khi hết đợt điều trị, trong một số trường hợp nếu mụn thuyên giảm, bạn có thể không cần uống thuốc nữa. Tuy nhiên vẫn cần kết hợp thoa thuốc và chăm sóc da đúng cách tại nhà để tránh mụn tái lại.

4.3. Uống thuốc trị mụn nhiều có bị ảnh hưởng gì không?

Phần lớn các loại thuốc uống trị mụn đều để lại một số tác dụng phụ như khô da, bong tróc… Để hạn chế những ảnh hưởng đó, bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian. Đặc biệt, trong lúc dùng, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bạn nên báo ngay với bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp.

4.4. Thuốc uống trị mụn có gây lệ thuộc không?

Hầu hết các nhóm thuốc dùng trị mụn đều không gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc nếu dùng đúng theo liều lượng, thời gian mà bác sĩ hướng dẫn.

 

Xem Thêm

Nguồn tham khảo

  1. Mayo Clinic Staff. 08 10 2022. Acne. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/diagnosis-treatment/drc-20368048 (đã truy cập 27 05 2024) 
  2. National Health Service (NHS). 03 01 2023. Treatment – Acne. https://www.nhs.uk/conditions/acne/treatment/ (đã truy cập 27 05 2024)

Bài viết cùng chuyên mục

Mụn chai là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa

Mụn chai là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa

Mụn chai thường biểu hiện dưới dạng các nốt mụn bọc bị chai lại, cứng và tồn tại dai dẳng, gây khó chịu cho bất…
Xem Chi Tiết
Công Nghệ Chiếu Ánh Sáng Xanh Điều Trị Mụn Viêm Tại O2 SKIN

Công Nghệ Chiếu Ánh Sáng Xanh Điều Trị Mụn Viêm Tại O2 SKIN

Hiện nay, bên cạnh các phương pháp điều trị mụn với thuốc uống, thuốc thoa, công nghệ chiếu ánh sáng xanh (ánh sáng sinh học…
Xem Chi Tiết
Mụn Nang Trị Bao Lâu Thì Hiệu Quả?

Mụn Nang Trị Bao Lâu Thì Hiệu Quả?

Mụn nang là loại mụn ở mức độ nặng, rất nguy hiểm cho làn da. Mụn nang nếu không được điều trị sớm sẽ để…
Xem Chi Tiết
Bỏ túi cách chăm sóc da sau peel an toàn, chuẩn Y khoa

Bỏ túi cách chăm sóc da sau peel an toàn, chuẩn Y khoa

Làn da sau peel nếu không được làm sạch và phục hồi đúng cách có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và da cũng…
Xem Chi Tiết
Tìm hiểu mụn bọc không đầu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Tìm hiểu mụn bọc không đầu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn bọc không đầu (hay thường được biết đến là mụn không nhân) khó điều trị hơn so với các loại mụn thông thường vì…
Xem Chi Tiết
Nam Sinh Tiết Lộ Bí Kíp Trị Hết Mụn Ẩn Chỉ Sau 1 Tháng Tại O2 SKIN

Nam Sinh Tiết Lộ Bí Kíp Trị Hết Mụn Ẩn Chỉ Sau 1 Tháng Tại O2 SKIN

Mụn ẩn nếu không biết cách điều trị có thể chuyển biến thành mụn viêm gây đau nhức và để lại sẹo rỗ. Nếu bạn…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook