Sẹo rỗ là một trong những di chứng thường gặp nhất khi da bị tổn thương nhưng không được xử trí đúng cách, dứt điểm. Các vết sẹo này khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày nên việc tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hợp lý hết sức cần thiết. Mời bạn đọc cùng O2 SKIN tìm hiểu chi tiết hơn về sẹo rỗ trong bài viết sau đây nhé!
1. Sẹo rỗ là gì?
Sẹo rỗ (hay sẹo lõm) là loại sẹo có hình dạng như một vết lõm trên bề mặt da. Kích thước sẹo rỗ có thể không giống kích cỡ nốt mụn ban đầu, mà thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (như liệu pháp xử trí mụn, quá trình tự lành lại của da, cách chăm sóc da…).
Vậy, sẹo rỗ hình thành như thế nào? Loại sẹo này hình thành khi tổ chức nguyên bào sợi ở tầng trung bì bị tổn thương, đứt gãy, không còn khả năng tái tạo, không thể tự làm đầy vết thương nên khi vết thương lành sẽ để lại vết lõm trên da.
Sẹo rỗ ở mặt khiến da sần sùi, kém sắc, vì vậy mà nhiều người trở nên tự ti.
2. Phân loại sẹo rỗ
Sẹo rỗ được chia thành 3 loại chính:
- Sẹo rỗ đá nhọn (Ice Pick Scar): Là dạng sẹo sâu (nằm sâu ở lớp trung bì hoặc mô dưới da), kích thước nhỏ (đường kính không vượt quá 2mm), hình chữ V và thường gây ra bởi mụn trứng cá dai dẳng, không được điều trị sớm.
- Sẹo rỗ hình lượn sóng (Rolling Scar): Là dạng sẹo tựa như hình sóng lượn, bề mặt gồ ghề, kích thước lớn (khoảng 4 – 5mm) và có thể đến từ việc tự nặn mụn không đúng phương pháp.
- Sẹo rỗ chân vuông (Boxcar Scar): Là dạng sẹo hình tròn hoặc bầu dục, đáy phẳng, bờ rõ và thẳng đứng, đường kính khoảng 1.5 – 4mm và thường hình thành do mụn trứng cá tự vỡ hoặc nặn mụn sai cách.
Ngoài ra, sẹo lõm còn được phân loại theo 3 mức độ cơ bản là:
- Nhẹ: Là tình trạng sẹo rỗ chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định, khó nhìn thấy nếu không nhìn kỹ và có thể được che phủ bằng kem che khuyết điểm.
- Trung bình: Là tình trạng sẹo xuất hiện dày đặc ở hai bên má, có thể nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường và có thể mất khi căng da ra.
- Nặng: Là tình trạng sẹo lõm (thường là sẹo hình chân đáy nhọn và sẹo hỗn hợp) có mặt ở hầu hết mọi vị trí trên khuôn mặt, nhiều nhất ở hai bên má, trán, cằm… và không mờ khi trang điểm, không mất khi căng da ra.
3. Nguyên nhân gây sẹo rỗ
Dưới đây là những nguyên do khiến sẹo lõm xuất hiện trên da:
- Do mụn: Các loại mụn (phổ biến nhất là mụn trứng cá ở giai đoạn dậy thì) là tác nhân gây ra sẹo rỗ thường gặp nhất. Bên cạnh đó, nếu gặp phải mụn bọc, mụn mủ, mụn đầu đen… nhưng một số bạn trẻ không xử lý kịp thời hoặc xử trí sai cách thì vẫn có khả năng khiến lỗ chân lông tắc nghẽn, bề mặt da tổn thương và hình thành sẹo.
- Do thủy đậu: Những nốt mụn nước khắp cơ thể gây ra bởi virus bệnh thủy đậu Varicella Zoster khi không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ nhiễm trùng, lâu lành, tổn thương mô da nhiều và dễ để lại sẹo khắp cơ thể.
- Do tai nạn: Một số biến cố bất ngờ như bị bỏng, vấp ngã, tai nạn giao thông… cũng là một trong các nguyên nhân làm cho sẹo lõm xuất hiện. Loại sẹo do tai nạn này thường mất nhiều thời gian điều trị hơn vì kích thước khá lớn.
- Do phẫu thuật: Trong trường hợp nhận chỉ định phẫu thuật thì những vết sẹo đó dù lớn hay nhỏ đều có khả năng để lại sẹo rỗ trên da.
Một trong các tác nhân khiến da có sẹo lõm phổ biến nhất là không chăm sóc mụn đúng cách.
4. Sẹo rỗ có tự hết không?
Sẹo rỗ không thể tự đầy lên được, vì đây là dạng tổn thương vĩnh viễn trên da – kết quả của quá trình lấp đầy cấu trúc mô da bị thương tổn bằng mô collagen. Để khắc phục sẹo rỗ hiệu quả cần phải có hướng can thiệp thẩm mỹ thích hợp.
5. Cách điều trị sẹo rỗ
Sau đây là tất cả phương pháp chữa trị sẹo lõm phổ biến cho bạn đọc tham khảo:
5.1. Peel da
Peel da (Chemical Peel) là phương pháp “lột da” bằng các hoạt chất hóa học (như Glycolic Acid – một loại AHA, Salicylic Acid – BHA, Mandelic Acid – MA…). Dựa trên cơ chế “thay” da mới tự nhiên của cơ thể, peel da sẽ phá vỡ liên kết ở lớp thượng bì và bong tróc tế bào sừng nhanh chóng để kích thích da sản sinh collagen tự nhiên lấp đầy sẹo lõm trước đó.
5.2. Lăn kim
Lăn kim là kỹ thuật sử dụng những kim lăn đường kính siêu nhỏ nhằm tạo ra các tổn thương mới giúp loại bỏ tế bào chết và lớp sừng già “cứng đầu” để da tự động sửa chữa, tái tạo. Muốn đạt kết quả tốt nhất, quá trình lăn kim phải sử dụng sản phẩm kim lăn chất lượng, thực hiện ở không gian vô trùng và bảo đảm chăm sóc da cẩn thận sau điều trị.
Lăn kim tác động trực tiếp lên bề mặt da sẹo giúp đẩy nhanh quá trình tự lành thương, tái tạo da.
5.3. Laser
Thêm một phương pháp khắc phục sẹo lõm thông dụng nhất là chiếu tia Laser (cụ thể hơn là Laser Fractional CO2). Theo đó, Fractional CO2 là một loại Laser vi phân, được sử dụng để thúc đẩy quá trình tái tạo da dựa trên nguyên lý ly giải quang nhiệt vi phân. Cụ thể, thiết bị laser phát ra năng lượng sẽ tạo ra các tổn thương da có kích thước tương đối nhỏ, được bao bọc xung quanh là vùng mô lành, không tổn thương, nhờ đó giúp quá trình lành thương, tái tạo da và đầy sẹo diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, loại tia này còn hỗ trợ làm mờ vết thâm, nám, sạm… mang lại làn da sáng khỏe, căng bóng.
5.4. Bóc tách sẹo
Bóc tách sẹo (hay cắt đáy sẹo) là một thủ thuật y tế được dùng cho mục đích phá vỡ các mô sẹo tồn tại dưới da, chân sẹo xơ cứng,… Đặc biệt, phương pháp giúp cắt đứt liên kết giữa chân sẹo và bề mặt da, nhờ vậy làm đầy sẹo tốt hơn và hạn chế tái phát.
5.5. Chấm TCA
Bên cạnh các phương pháp kể trên, ở trường hợp sẹo rỗ kích thước 1 – 3mm và đã ổn định trên da, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chấm TCA (hay còn gọi là kỹ thuật TCA Cross). Kỹ thuật này dùng TCA nồng độ cao, chấm tạo các vết sẹo để phá hủy xơ và thúc đẩy quá trình sẹo liền lại.
Nhìn chung, dù lựa chọn hình thức điều trị sẹo nào, các bạn đều nên lựa chọn cơ sở da liễu uy tín, có bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại để bảo đảm khắc phục hiệu quả, an toàn.
O2SKIN – Địa chỉ trị sẹo do di chứng sau mụn chuẩn y khoa Chỉ sau 9 năm thành lập, các chi nhánh phòng khám O2SKIN ở TP.HCM và Cần Thơ trở thành địa chỉ khắc phục sẹo rỗ hình thành do mụn trứng cá được nhiều khách hàng Việt Nam tin tưởng vì những ưu điểm nổi bật sau:
O2SKIN có quy trình thăm khám – chữa trị minh bạch, chuẩn y khoa mang lại kết quả tích cực nếu tuân thủ sát sao hướng dẫn của bác sĩ. |
6. Các lưu ý khi điều trị sẹo rỗ và cách ngăn ngừa sẹo
Dưới đây là những điều quan trọng trong quá trình khắc phục và phòng ngừa sẹo rỗ mà bạn đọc cần biết:
- Không tự ý nặn mụn tại nhà hoặc sử dụng sản phẩm chữa mụn không rõ nguồn gốc.
- Chủ động tham khảo chỉ định bác sĩ để chọn phương pháp điều trị mụn và sẹo sau mụn phù hợp nhất.
- Nên điều trị sẹo rỗ sớm nhất có thể, vì sẹo mới hình thành dễ cải thiện nhanh và lành thương tốt hơn.
- Chăm sóc da đúng cách, đúng sản phẩm để hạn chế nổi mụn hoặc để lại nốt sẹo.
- Trong quá trình điều trị nên kết hợp sản phẩm chăm sóc da phù hợp theo chỉ định bác sĩ.
- Kiên trì thực hiện chữa trị sẹo theo quy trình để đạt kết quả cao nhất.
Đến đây, hy vọng bạn đọc đã nắm rõ sẹo rỗ là gì và hình thành thế nào, cùng những vấn đề liên quan như nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng tránh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn đừng ngần ngại liên hệ O2SKIN để đội ngũ bác sĩ chuyên gia tư vấn trực tiếp nhé!