Chia sẻ 7 cách giảm sưng sau khi nặn mụn hiệu quả tại nhà 

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Bị sưng đỏ tại vị trí nặn mụn là một tình trạng khá thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy những tác nhân đó là gì và có cách giảm sưng sau nặn khi mụn nào nhanh chóng không? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Vì sao sau khi nặn mụn lại bị sưng đỏ?

Cảm giác khó chịu nhẹ, sưng, đỏ tại vị trí nặn mụn là một phản ứng viêm, sẽ thuyên giảm và biến mất sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu sưng đỏ kéo dài có thể là biểu hiện viêm nhiễm, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ da liễu để được hướng dẫn phục hồi da. 

Theo đó, da bị sưng đỏ sau nặn mụn có thể là do: 

  • Nặn mụn với lực quá mạnh sẽ làm tổn thương các mô xung quanh, gây ra phản ứng viêm, dẫn đến sưng đỏ và đau.
  • Sử dụng dụng cụ nặn mụn không vệ sinh hoặc dùng tay không sạch sẽ cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm tình trạng sưng đỏ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nặn mụn không lấy hết nhân mụn có thể làm vỡ nang lông, đẩy vi khuẩn và mủ sâu hơn vào da. Điều này kích thích hệ miễn dịch phản ứng mạnh mẽ hơn, gây sưng đỏ và viêm nhiễm lan rộng.
  • Nặn mụn chưa khô cồi thì rất khó để nặn sạch, nếu cố gắng nặn mụn trong giai đoạn này có thể làm tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, khiến cho vùng da xung quanh mụn sẽ bị sưng đỏ và đau nhức.

Bị sưng sau khi nặn mụn

Nặn mụn khi chưa khô cồi, dụng cụ nặn không đảm bảo vệ sinh là những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng da sưng đỏ.

2. Gợi ý cách giảm sưng đau sau khi nặn mụn đơn giản 

Gợi ý đến bạn một số cách giảm sưng đỏ sau nặn mụn hiệu quả: 

2.1. Chườm đá

Đá lạnh có tác dụng giảm đau tức thì nhờ làm tê vùng da bị sưng. Hơn nữa, nhiệt độ thấp từ đá lạnh còn giúp co mạch máu, giảm lưu lượng máu đến khu vực này, từ đó làm giảm sưng đỏ sau nặn mụn.

Cách thực hiện: 

  • Bạn vệ sinh vùng da bị sưng đỏ bằng nước sạch hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch và thông thoáng lỗ chân lông.
  • Bọc đá lạnh vào túi hoặc vải sạch, chườm đá lên mụn trong khoảng 1 phút. Nếu mụn của bạn bị viêm nặng có thể tăng dần theo nhiều đợt, đảm bảo rằng thời gian là khoảng năm phút giữa mỗi phút để ngăn ngừa tổn thương da.
  • Lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày, có thể chườm hàng ngày để giảm sưng đỏ.

Lưu ý: Không để đá lạnh chườm một chỗ quá lâu hoặc quá 15 phút để tránh bỏng lạnh. Đồng thời cần sử dụng đá sạch để đảm bảo vệ sinh, tránh tổn thương da và nhiễm trùng.

2.2. Làm sạch da với nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có khả năng sát khuẩn nhẹ, giúp làm sạch da, loại bỏ vi khuẩn gây mụn và các tác nhân gây viêm nhiễm khác. Ngoài ra, nước muối còn giúp cân bằng độ pH cho da, từ đó giảm sưng và ngăn ngừa mụn tái phát.

Cách thực hiện: 

  • Sau khi nặn mụn khoảng 2 – 3 tiếng, bạn nhỏ lượng nước muối sinh lý vừa đủ lên bông tẩy trang hoặc khăn mềm.
  • Nhẹ nhàng lau lên vùng da vừa nặn xong, sau đó rửa sạch mặt với nước để tránh gây khô ráp và kích ứng da. 

Lưu ý: Nếu không có sẵn nước muối sinh lý, bạn có thể tự pha nước muối loãng để vệ sinh da với tỷ lệ 9g muối hòa tan trong 1 lít nước. 

Giảm sưng sau nặn mụn bằng nước muối

Sử dụng nước muối sinh lý có khả năng làm sạch da nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn gây mụn, hỗ trợ làm giảm sưng sau nặn mụn. 

2.3. Dùng sản phẩm phục hồi da

Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần như lô hội, cúc la mã, vitamin E, HA, B5,… có tác dụng giảm viêm, làm dịu da, đồng thời kích thích quá trình tái tạo tế bào, giúp da nhanh chóng phục hồi sau tổn thương do nặn mụn. 

Cách thực hiện: 

  • Bạn làm sạch da mặt bằng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ.
  • Sau đó, bôi một lượng vừa đủ sản phẩm lên vùng da bị sưng đỏ. 

Lưu ý: Lựa chọn sản phẩm phù hợp với loại da, tránh sử dụng sản phẩm chứa hương liệu, cồn có thể gây kích ứng.

2.4. Giảm sưng đỏ sau nặn mụn với nha đam

Nha đam chứa các dưỡng chất như aloin, anthraquinones và các polysaccharides có tính kháng khuẩn và chống viêm. Bên cạnh đó, các vitamin (như vitamin C, E) và khoáng chất trong nha đam cũng góp phần làm dịu da, cung cấp độ ẩm và kích thích tái tạo tế bào, giúp da phục hồi nhanh chóng sau khi nặn mụn.

Cách thực hiện:

  • Bạn rửa sạch nhánh nha đam, gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài rồi ngâm phần thịt nha đam trong nước muối khoảng 10 phút.
  • Sau đó xay nhuyễn nha đam bằng máy xay sinh tố.
  • Thoa đều hỗn hợp nha đam xay nhuyễn lên mặt, đặc biệt là vùng da bị sưng đỏ.
  • Thư giãn 10-15 phút, sau đó rửa sạch mặt với nước. 

Lưu ý: Sử dụng nha đam tự nhiên, làm sạch kỹ càng trước khi đắp lên da mặt.

2.5. Cách giảm sưng đỏ sau nặn mụn với mật ong

Mật ong nguyên chất có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Bên cạnh đó, mật ong còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và làm dịu da, đồng thời cung cấp độ ẩm, giúp da mềm mại và nhanh chóng phục hồi.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ hoặc tẩy tế bào chết để lỗ chân lông được giãn nở.
  • Tiếp theo, bạn thoa đều mật ong lên vùng da bị sưng đỏ và kết hợp các động tác massage nhẹ nhàng trong 3 phút để dưỡng chất được hấp thu vào da.
  • Để nguyên lớp mật ong trên da thêm từ 10 – 15 phút rồi rửa sạch với nước mát. 

Lưu ý: Lựa chọn mật ong nguyên chất, không sử dụng cho người dị ứng với mật ong.

2.6. Sử dụng tinh bột nghệ giảm sưng khi nặn mụn

Tinh bột nghệ chứa curcumin, một hoạt chất có tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Curcumin giúp giảm sưng đỏ, ức chế vi khuẩn gây mụn, đồng thời làm mờ vết thâm và ngăn ngừa hình thành sẹo. 

Cách thực hiện: 

  • Đầu tiên, bạn trộn đều tinh bột nghệ và dầu dừa (có thể thay bằng nước) tạo thành hỗn hợp sánh mịn. 
  • Tiếp theo, bạn làm sạch da bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm thông thoáng lỗ chân lông.
  • Thoa đều hỗn hợp lên da và giữ nguyên trong 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước. 

Lưu ý: Làm sạch da kỹ càng sau khi bôi tinh bột nghệ vì nghệ có thể làm da ám màu vàng. 

Giảm sưng sau nặn mụn bằng tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ có tác dụng giảm sưng đỏ, ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ phục hồi da, se khít lỗ chân lông, mờ sẹo, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa.

2.7. Cách giảm sưng sau khi nặn mụn với túi trà

Túi trà xanh chứa tanin – một chất có tính kháng viêm và làm se da. Do đó, bạn cũng có thể chườm túi trà lạnh lên da nhằm giảm sưng đỏ, làm dịu da và giảm cảm giác khó chịu.

Cách thực hiện: Ngâm túi trà trong nước nóng, để nguội rồi cho vào tủ lạnh. Chườm túi trà lạnh lên vùng da bị sưng trong 10 – 15 phút. 

Lưu ý: Sử dụng túi trà xanh hoặc trà đen, tránh sử dụng trà có hương liệu hoặc chất tạo màu.

3. Nếu nốt mụn vẫn sưng đau khó chịu thì nên làm gì?

Trường hợp đã áp dụng các cách giảm sưng như trên nhưng da vẫn sưng đỏ, đau nhức, xuất hiện mụn mủ thì có thể là do nhân mụn chưa được lấy sạch, bị viêm nhiễm. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và hướng dẫn cách xử lý. 

Phòng khám là địa chỉ điều trị mụn chuẩn y khoa, các bác sĩ tại O2 SKIN sẽ soi da cẩn thận và đưa ra phác đồ phục hồi làn da phù hợp và điều trị mụn phù hợp cá nhân hóa. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định Đắp mặt nạ, Điện di làm dịu da kết hợp sử dụng thuốc trị mụn, Peel da, Chiếu IPL,… để giảm mụn, mờ thâm.

O2 SKIN cam kết mang đến quy trình trị mụn chuẩn y khoa, được thực hiện bởi điều dưỡng giàu kinh nghiệm, nhẹ nhàng và an toàn cho làn da. Đồng thời, bác sĩ còn hướng dẫn cách chọn sản phẩm, cách chăm sóc da tại nhà để làn da phục hồi nhanh hơn, ngăn ngừa mụn tái phát. 

Nặn mụn tại O2 SKIN

Điều dưỡng O2 SKIN thực hiện Điện di giúp đưa dưỡng chất vào sâu dưới da, hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như mụn, sưng đỏ, thâm nám và thúc đẩy quá trình tái tạo da.

4. Câu hỏi thường gặp

Giải đáp một số thắc mắc xoay quanh vấn đề sau khi nặn mụn:  

4.1. Sau khi nặn mụn có nên rửa mặt?

Không nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt ngay sau khi nặn mụn vì lúc này da rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Thay vào đó, hãy dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng lên da, sau đó lau lại bằng nước sạch để tránh da bị khô và sạm màu do muối.

4.2. Nên chăm sóc da sau nặn mụn thế nào để tránh thâm sẹo?

Để tránh thâm sẹo sau khi nặn mụn, bạn hãy làm sạch da bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ như PHA, đặc biệt đối với da nhạy cảm. Tránh sử dụng sữa rửa mặt hoặc các sản phẩm khác để không gây kích ứng vùng da tổn thương.

Sau đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm, phục hồi da ở dạng gel hoặc lỏng, giúp da nhanh chóng lành lại và ngăn ngừa thâm sẹo. Đồng thời, sử dụng kem chống nắng kết hợp che chắn kỹ càng khi ra ngoài và không thức khuya để cơ thể giảm việc mất collagen ngăn ngừa hình thành sẹo.

4.3. Mới nặn mụn nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khi nặn mụn, nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt và ngũ cốc nguyên cám. Đặc biệt, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, kẽm và omega-3 sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho da, thúc đẩy quá trình lành thương và giảm viêm.

Đồng thời, cần hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, đồ ngọt và các chất kích thích như rượu bia, cà phê để tránh làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn và gây ra thâm sẹo. 

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn cách giảm sưng đỏ sau nặn mụn, hy vọng bạn có thể áp dụng và làm lành da hiệu quả. Nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn nên đến thăm khám tại các phòng khám da liễu uy tín để được điều trị kịp thời. 

Nguồn tham khảo

Angela Palmer. How to Heal an Open Pimple Wound Fast 08 06 2024. https://www.verywellhealth.com/how-to-heal-a-popped-pimple-15493 (Truy cập ngày 16/09/2024)

Bài viết cùng chuyên mục

Mặt mụn có nên dùng nước tẩy trang không? Lưu ý bạn nên biết

Mặt mụn có nên dùng nước tẩy trang không? Lưu ý bạn nên biết

Khi làn da bị mụn, việc skincare càng cần được chú trọng hơn để ngăn ngừa mụn nặng thêm hay lan sang vùng da khác.…
Xem Chi Tiết
Mụn mọc ở lông mày: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Mụn mọc ở lông mày: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Mọc mụn ở lông mày không chỉ gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt mà còn gây khó khăn…
Xem Chi Tiết
Tiêm Meso trị mụn là gì? Giá, đặc điểm và lưu ý khi tiêm

Tiêm Meso trị mụn là gì? Giá, đặc điểm và lưu ý khi tiêm

Tiêm Meso là phương pháp làm đẹp đang được ưa chuộng nhờ khả năng giải quyết nhiều vấn đề về da. Vậy tiêm Meso có…
Xem Chi Tiết
Giấm táo trị mụn được không? Cách sử dụng giấm táo trị mụn an toàn

Giấm táo trị mụn được không? Cách sử dụng giấm táo trị mụn an toàn

Giấm táo là một trong những nguyên liệu được nhiều bạn sử dụng để làm đẹp, đặc biệt là điều trị mụn. Tuy nhiên, giấm…
Xem Chi Tiết
Mặt nổi mụn lấm tấm: Đặc điểm, nguyên nhân và cách điều trị

Mặt nổi mụn lấm tấm: Đặc điểm, nguyên nhân và cách điều trị

Da mặt nổi mụn lấm tấm dù không gây đau nhức nhưng lại khiến làn da kém mịn màng và mất thẩm mỹ. Vậy đâu…
Xem Chi Tiết
Mụn trứng cá đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mụn trứng cá đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mụn trứng cá đỏ có biểu hiện thường thấy như nổi mụn đỏ, châm chích, đỏ da,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook