Da dầu có cần dưỡng ẩm không? Cách chọn sản phẩm và các lưu ý

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Không ít người thắc mắc rằng da dầu có cần dưỡng ẩm không khi da có vẻ luôn “bóng bẩy”? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây.  

1. Đặc điểm của da dầu nhờn

Da dầu nhờn là loại da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, sản xuất nhiều dầu hơn mức bình thường, khiến bề mặt da luôn bóng loáng, lỗ chân lông to và dễ nổi mụn. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng da dầu nhờn, có thể là do sự thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống thiếu khoa học, môi trường nhiều khói bụi và cách chăm sóc da chưa phù hợp. 

Đặc biệt, tình trạng này còn có thể là do da thiếu ẩm và kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn để bù đắp lượng dầu đã mất, khiến da càng trở nên bóng nhờn. Vì vậy, nhiều người lầm tưởng rằng da dầu đã tiết nhiều dầu nên không cần dưỡng ẩm. 

Da dầu có cần dưỡng ẩm không

Da dầu là làn da tiết nhiều dầu, lỗ chân lông to và dễ nổi mụn.

2. Trả lời: Da dầu có cần dưỡng ẩm không?

Mặc dù làn da dầu bóng nhờn có thể khiến bạn cảm thấy da đủ ẩm, nhưng vẫn cần phải dưỡng ẩm đầy đủ vì: 

2.1. Ngăn da tiết dầu quá mức

Khi da thiếu ẩm, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh khiến da càng tiết dầu nhiều hơn. Ngược lại, khi da được cung cấp đủ độ ẩm, lượng dầu được tiết ra sẽ được kiểm soát, giúp da bớt bóng nhờn và hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông gây mụn. 

2.2. Làm chậm quá trình lão hóa da

Dưỡng ẩm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa. Khi da đủ ẩm, các tế bào da sẽ đàn hồi, giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm còn tạo một lớp màng bảo vệ da khỏi tác động của môi trường, ngăn ngừa tình trạng mất nước.

2.3. Cải thiện tình trạng khô da do dùng sản phẩm trị mụn

Các sản phẩm trị mụn thường chứa các thành phần có tính kiềm dầu, làm khô da. Nếu không dưỡng ẩm, da sẽ bị mất nước, trở nên khô ráp, bong tróc, kích ứng và nhạy cảm hơn. Dưỡng ẩm giúp bổ sung độ ẩm cho da, làm dịu da, giảm kích ứng, hỗ trợ quá trình trị mụn hiệu quả hơn. 

da dầu cần dưỡng ẩm không

Dưỡng ẩm giúp da hạn chế tiết dầu, cải thiện tình trạng khô da khi dùng sản phẩm trị mụn.

2.4. Phục hồi hàng rào bảo vệ da, ngăn ngừa sự nhiễm trùng

Da dầu thường dễ bị mụn trứng cá, nếu dùng sản phẩm chăm sóc da hay thuốc bôi điều trị mụn không đúng sẽ làm cho hàng rào bảo vệ da suy yếu, da tiết dầu nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nên mụn viêm, nhọt. Vì vậy dưỡng ẩm cho làn da dầu là điều cần thiết để giúp da khỏe, giảm bớt tình trạng mụn viêm xuất hiện.

3. Cách dưỡng ẩm cho da dầu từ bên ngoài

Ngoài biết được da dầu cần dưỡng ẩm không, bạn cũng nên chú ý cách dưỡng ẩm đúng cho làn da dầu như sau:  

3.1. Chọn kem dưỡng ẩm phù hợp

Chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu là bước quan trọng bởi kem tác động trực tiếp lên da. Theo đó, khi chọn kem dưỡng ẩm, bạn cần lưu ý các điều sau:  

  • Thành phần an toàn cho da dầu: Bạn nên ưu tiên các sản phẩm có chứa các thành phần cấp ẩm như Hyaluronic Acid, Glycolic Axit, Salicylic Axit, Niacinamide,… bởi những thành phần này giúp cấp nước và giữ ẩm cho da mà không gây bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa các chiết xuất từ thiên nhiên như lô hội, trà xanh,… vừa giúp làm dịu da, vừa kháng viêm, ngăn ngừa mụn. 
  • Kết cấu mỏng nhẹ, dễ thấm vào da: Kết cấu kem mỏng nhẹ như dạng gel, lotion,… giúp thẩm thấu nhanh vào da, không gây cảm giác nhờn rít, bết dính. Đồng thời, hạn chế sử dụng các loại kem dưỡng ẩm quá đặc, có thể gây bít tắc lỗ chân lông và khiến da tiết dầu nhiều hơn. 
  • Sản phẩm dán nhãn không chứa dầu, không gây mụn: Bạn ưu tiên lựa chọn những sản phẩm ghi rõ “oil-free” hoặc “non-comedogenic” trên bao bì để đảm bảo không chứa các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn hình thành. 
  • Tránh thành phần hương hiệu, cồn, dầu khoáng,…: Những thành phần này có thể gây kích ứng da, khiến da nhạy cảm hơn, thậm chí gây mụn. Vì vậy, nên ưu tiên các sản phẩm có công thức đơn giản, thành phần lành tính để đảm bảo an toàn cho da. 

3.2. Dùng thêm xịt khoáng cấp ẩm

Xịt khoáng có tác dụng làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn, đồng thời cấp ẩm, kiềm dầu và giúp các dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn. Để đạt hiệu quả cấp ẩm với da dầu, bạn cần làm sạch da trước, sau đó xịt đều xịt khoáng lên mặt, vỗ nhẹ và thấm khô. Nên chọn xịt khoáng có thành phần tự nhiên, không chứa cồn, hương liệu. 

4. Cách cấp ẩm cho da dầu từ bên trong

Việc dưỡng ẩm cho da dầu không chỉ đến từ các sản phẩm bôi ngoài da mà còn cần sự kết hợp từ bên trong cơ thể. Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm các loại thức uống tốt cho da,… Bên cạnh đó, hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ nhằm duy trì làn da khỏe mạnh, đủ ẩm từ sâu bên trong.

Cấp ẩm cho da dầu bằng nước lọc

Uống đủ nước giúp da được cấp ẩm từ bên trong, khỏe mạnh. 

5. Cần lưu ý gì khi dưỡng ẩm cho da dầu nhờn?

Khi bôi kem dưỡng ẩm cho da dầu, bạn cần chú ý một số điều quan trọng sau đây: 

  • Thoa một lượng kem dưỡng vừa đủ, không bôi quá dày.
  • Luôn làm sạch da với nước tẩy trang và sữa rửa mặt trước khi thoa kem dưỡng ẩm.
  • Thoa thử kem lên vùng da nhỏ ở cổ hoặc cổ tay để kiểm tra phản ứng dị ứng.
  • Massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu tốt hơn.
  • Chờ khoảng 2 – 3 phút để kem dưỡng ẩm thẩm thấu hoàn toàn trước khi sử dụng các sản phẩm khác.
  • Ngừng sử dụng ngay nếu thấy da có dấu hiệu kích ứng như ngứa, rát, nổi mẩn đỏ hoặc mụn.
  • Tránh thức khuya, căng thẳng để duy trì làn da khỏe đẹp.

Trường hợp da nhiều dầu kèm theo mụn trứng cá, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp. Nếu dùng sai sản phẩm có thể gây bít tắc chân lông và làm cho mụn nghiêm trọng hơn. 

Đến phòng khám O2 SKIN, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám da cẩn thận, tư vấn sản phẩm và có phác đồ điều trị mụn thích hợp. Trong đó, bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp trị mụn, được thực hiện bởi điều dưỡng tay nghề thuần thục, giúp mang lại hiệu quả trị mụn cao. Cùng với đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn chăm sóc da tại nhà, giúp bạn giảm mụn và cải thiện tình trạng da hiệu quả hơn.

IPL trị mụn tại O2 SKIN

Phương pháp IPL tại O2 SKIN sử dụng chùm ánh sáng đa sắc để điều trị các vấn đề về da như mụn, nám, tàn nhang và kiềm dầu nhờn.

Ngoài ra, O2 SKIN còn có nhà thuốc đạt chuẩn GPP, cung cấp sản phẩm chính hãng, bạn yên tâm khi mua mỹ phẩm chăm sóc da. 

Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ da dầu có cần dùng kem dưỡng ẩm không cũng như cách chọn kem và sử dụng phù hợp. Nếu tình trạng da dầu kèm theo mụn, tốt nhất bạn nên đến cơ sở da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị đạt hiệu quả, an toàn. 

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Vì sao bôi kem dưỡng ẩm cho da dầu lại gây bết rít?

Kem dưỡng ẩm gây bết rít trên da dầu thường là do bạn chọn sản phẩm quá đặc, chứa nhiều dầu hoặc thoa quá nhiều kem. Do đó, hãy chọn loại kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh, chỉ dùng một lượng vừa đủ và tán đều để tránh cảm giác nhờn rít.

6.2. Nếu bị mụn thì nên bôi kem trị mụn trước hay sau dưỡng ẩm?

Nếu làn da bị mụn, bạn hãy quan tâm đến tình trạng da và loại kem trị mụn bạn đang sử dụng. Với da khỏe mạnh, nên thoa kem trị mụn trước để hoạt chất thẩm thấu tốt hơn. Ngược lại, với da nhạy cảm, nên dưỡng ẩm trước để bảo vệ da, hạn chế kích ứng.

6.3. Nên làm gì để da bớt tiết dầu nhờn?

Để kiểm soát dầu nhờn, bạn nên rửa mặt 2 lần/ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ, dưỡng ẩm đều đặn, ăn uống lành mạnh, uống đủ nước, chọn mỹ phẩm không chứa gốc dầu và chống nắng kỹ và sinh hoạt điều độ. 

Xem Thêm

Nguồn tham khảo

  1. Kristeen Cherney. 7 Causes of Oily Skin 14 04 2023 https://www.healthline.com/health/oily-skin-causes (Truy cập ngày 26 09 2024)
  2. Angela Palmer. Does Oily Skin Need a Moisturizer? 15 02 2023 https://www.verywellhealth.com/do-i-need-a-moisturizer-if-i-have-oily-skin-15595 (Truy cập ngày 26 09 2024)
  3. Brooke Schleehauf. How to control oily skin 03 09 2024 https://www.aad.org/public/everyday-care/skin-care-basics/dry/oily-skin (Truy cập ngày 26 09 2024)

Bài viết cùng chuyên mục

Khám Phá Làn Da Ở Các Độ Tuổi Khác Nhau

Khám Phá Làn Da Ở Các Độ Tuổi Khác Nhau

Làn da là một cơ quan sống và trải qua các sự thay đổi quan trọng trong suốt cuộc đời của mỗi người. Từ làn…
Xem Chi Tiết
TOP 10 mặt nạ kháng viêm hiệu quả được ưa chuộng hiện nay

TOP 10 mặt nạ kháng viêm hiệu quả được ưa chuộng hiện nay

Mụn viêm sưng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức và ảnh hưởng tâm lý của người bị mụn. Việc đắp mặt…
Xem Chi Tiết
Da bị mụn có nên dùng sữa rửa mặt không? Lưu ý chăm sóc da mụn

Da bị mụn có nên dùng sữa rửa mặt không? Lưu ý chăm sóc da mụn

Trong quá trình chăm sóc da, làm sạch là bước quan trọng không thể thiếu để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, ngăn ngừa bít…
Xem Chi Tiết
Các bước skincare cho da mụn ẩn tại nhà nhất định phải biết

Các bước skincare cho da mụn ẩn tại nhà nhất định phải biết

Điều trị mụn ẩn đúng cách mang lại rất nhiều tác động tích cực như tăng cường “hàng rào” bảo vệ da trước vi khuẩn…
Xem Chi Tiết
Peel da có phải lột da? Có nguy hiểm không?

Peel da có phải lột da? Có nguy hiểm không?

Peel da là một phương pháp làm đẹp da, đặc biệt, đối với những làn da nhiều khuyết điểm như mụn, thâm, lão hóa, lỗ…
Xem Chi Tiết
Sẹo lồi là gì? Các phương pháp trị sẹo lồi tốt nhất hiện nay

Sẹo lồi là gì? Các phương pháp trị sẹo lồi tốt nhất hiện nay

Sẹo lồi là hiện tượng tự nhiên của quá trình làm lành vết thương, những vết sẹo sẽ đỏ hoặc sậm màu, nhìn giống như…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook