Da mụn có nên tẩy tế bào chết? Hướng dẫn thực hiện đúng cách

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Tẩy tế bào chết từ lâu được áp dụng để làm sạch da, giúp lỗ chân lông thông thoáng, đồng thời hỗ trợ dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng da bị mụn có nên tẩy tế bào chết không và cách tẩy da chết nào phù hợp. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngay sau đây. 

1. Giải đáp: Da mụn có nên tẩy tế bào chết không?

Theo cơ chế sinh học, da sẽ tự đào thải tế bào chết, nhưng đối với làn da mụn thì quá trình này kém hiệu quả, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Do đó, da mụn nên tẩy tế bào chết để làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và tế bào da chết tích tụ, giúp da mềm mịn hơn. Đồng thời, khi lỗ chân lông thông thoáng, da sẽ dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất từ sản phẩm chăm sóc da, kem trị mụn,… từ đó giúp giảm mụn và ngăn ngừa mụn mới hình thành.

Lưu ý, tẩy da chết chỉ phù hợp với các loại mụn không viêm như mụn ẩn, mụn cám, mụn đầu đen. Đối với mụn viêm, sưng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi tẩy da chết.

Tẩy tế bào chết để loại bỏ bã nhờn

Da mụn nên tẩy tế bào chết để loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn, lỗ chân lông thông thoáng và hạn chế hình thành mụn mới.

2. Da dầu mụn nên dùng tẩy tế bào chết nào?

Da dầu mụn nên lựa chọn phương pháp tẩy da chết phù hợp để đạt hiệu quả tốt mà không gây kích ứng. Có 2 phương pháp tẩy da chết phổ biến là vật lý và hóa học. Trong đó, tẩy da chết vật lý sử dụng các hạt nhỏ để ma sát và loại bỏ tế bào chết trên da, tuy nhiên, phương pháp này có thể gây tổn thương cho da mụn nhạy cảm. 

Ngược lại, tẩy da chết hóa học sử dụng các thành phần như AHA, BHA,… để hòa tan hoặc nới lỏng liên kết giữa các tế bào chết, nhẹ nhàng loại bỏ chúng mà không cần ma sát mạnh.

Tuy nhiên, việc lựa chọn sản phẩm tẩy da chết dạng vật lý hay hóa học còn phụ thuộc vào tình trạng da, tổn thương mụn trứng cá đang có. Ví dụ như da dầu đang có nhiều mụn sưng viêm, đau thì không nên chọn tẩy da chết vật lý mà nên ưu tiên tẩy da chết hóa học như BHA, AHA để giúp giảm phản ứng viêm tại chỗ. Ngược lại da dầu đang bị mẫn cảm, da sần yếu thì nên tránh tẩy da chết hóa học vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tự phục hồi của da. 

Vì vậy, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để lựa chọn đúng sản phẩm tẩy da chết phù hợp với tình trạng da dầu mụn của mình.

3. Hướng dẫn cách tẩy da chết hóa học cho da mụn

Sau khi giải đáp thắc mắc da bị mụn có nên tẩy tế bào chết không, bạn có thể tham khảo các cách tẩy tế bào da chết hóa học dưới đây để đảm bảo đạt hiệu quả và an toàn. 

3.1. Lựa chọn sản phẩm tẩy da chết

Đối với làn da dầu mụn, bạn nên lựa chọn sản phẩm có chứa các thành phần như: 

  • AHA: AHA (Alpha Hydroxy Acid) là nhóm axit gốc nước, có khả năng tẩy tế bào chết trên bề mặt da, giúp da sáng mịn, đều màu. Thành phần này phù hợp với da khô, da xỉn màu, có các nếp nhăn li ti.
  • BHA: BHA (Beta Hydroxy Acid) là nhóm axit gốc dầu, có khả năng tan trong dầu nên thấm sâu vào lỗ chân lông, loại bỏ bã nhờn, tế bào chết, ngăn ngừa mụn. BHA phù hợp với da dầu mụn, lỗ chân lông to.
  • PHA: PHA (Poly Hydroxy Acid) cũng là một loại axit tẩy da chết hóa học, nhưng có kích thước phân tử lớn hơn AHA nên hoạt động nhẹ nhàng hơn, ít gây kích ứng, phù hợp với da nhạy cảm.
  • Retinoids: Retinoids là một dạng thức của vitamin A, có tác dụng tẩy tế bào chết, kích thích tái tạo da, giảm mụn và chống lão hóa. Tuy nhiên, retinoids có thể gây kích ứng, cần bắt đầu với nồng độ thấp và sử dụng vào buổi tối.

3.2. Nồng độ hoạt chất trong tẩy da chết hóa học 

Ban đầu, bạn nên bắt đầu với các sản phẩm có nồng độ thấp, khoảng 2 – 5% đối với AHA/BHA và PHA. Nồng độ thấp sẽ giúp da làm quen dần với sản phẩm, hạn chế kích ứng. Sau một thời gian sử dụng, nếu da thích ứng tốt, bạn có thể tăng dần nồng độ lên để đạt hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, luôn quan sát các dấu hiệu kích ứng như đỏ, rát, ngứa, nếu gặp phải các dấu hiệu này, hãy ngừng sử dụng và nên tham vấn ý kiến bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm phù hợp. 

Tẩy da chết hóa học 

Lựa chọn sản phẩm bắt đầu từ nồng độ thấp để kiểm tra phản ứng và cho da từ từ thích nghi hiệu quả. 

3.3. Tần suất sử dụng

Tần suất sử dụng tẩy da chết hóa học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại da, nồng độ sản phẩm và tình trạng da hiện tại. Da mụn vốn nhạy cảm, tẩy da chết quá thường xuyên sẽ khiến da khô, tiết dầu nhiều hơn và mụn càng nặng thêm. Vì vậy, bạn chỉ nên tẩy da chết 1-2 lần/tuần để làm sạch da hiệu quả mà vẫn bảo vệ lớp màng tự nhiên. 

3.4. Thời gian để sản phẩm trên da

Mỗi sản phẩm tẩy da chết hóa học sẽ có hướng dẫn sử dụng cụ thể về thời gian lưu lại trên da. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn này để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Thông thường, thời gian lưu lại trên da khoảng 30 – 60 giây đối với tẩy da chết dạng sữa rửa mặt và 10 – 15 phút dạng mặt nạ. Với da nhạy cảm, bạn có thể rửa mặt lại với nước sạch sau khi tẩy da chết để tránh kích ứng. 

3.5. Cách chăm sóc da sau tẩy da chết

Sau khi tẩy da chết hóa học, làn da trở nên mỏng và nhạy cảm hơn, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, bạn cần dưỡng ẩm đầy đủ cho da bằng kem dưỡng ẩm phù hợp. Bên cạnh đó, luôn nhớ thoa kem chống nắng với chỉ số SPF 30 trở lên vào ban ngày để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa tình trạng tăng sắc tố và lão hóa da.

Chống nắng cho da cẩn thận say khi tẩy da tế bào chết

Sau khi tẩy da chết, bạn nên chống nắng cho da cẩn thận để tránh khiến làn da bị tổn thương.

4. Trường hợp nào không nên tẩy da chết?

Mặc dù tẩy da chết mang lại nhiều lợi ích cho da Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc thực hiện tẩy da chết với các trường hợp da mụn sau:

  • Da nhiều mụn viêm, có dấu hiệu lan rộng: Khi da đang bị mụn viêm, sưng tấy hoặc có dấu hiệu lan rộng, việc tẩy da chết có thể làm tổn thương da, khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Da đang bị kích ứng: Lúc này, hàng rào bảo vệ da đang bị suy yếu. Vì vậy, bạn hãy để da có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi cũng như giảm tình trạng kích ứng. 
  • Da sau khi áp dụng các phương pháp điều trị: Sau khi thực hiện các phương pháp điều trị da như laser, peel da, hoặc sử dụng các loại thuốc đặc trị, da thường trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Do đó, bạn nên tránh tẩy da chết trong 2 tuần trong thời gian điều trị để da có thể phục hồi hoàn toàn. 

5. Một số lưu ý khi tẩy da chết cho da mụn

Khi tẩy da chết cho da mụn, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây: 

  • Tần suất: Đối với làn da mụn nhạy cảm, bạn chỉ nên tẩy da chết 1-2 lần/tuần. 
  • Tránh tẩy da chết nếu có vết thương hở: Khi da có vết thương hở, việc tẩy da chết có thể gây đau rát, nhiễm trùng và làm chậm quá trình lành vết thương. 
  • Chọn sản phẩm phù hợp với da mụn: Da mụn cần những sản phẩm tẩy da chết dịu nhẹ, không chứa các thành phần gây kích ứng như hương liệu, cồn, paraben… Ưu tiên các sản phẩm có chứa AHA, BHA hoặc PHA với nồng độ thấp để làm sạch sâu lỗ chân lông mà không gây tổn thương da.
  • Tuân thủ thời gian thực hiện: Mỗi sản phẩm tẩy da chết sẽ có hướng dẫn sử dụng riêng về thời gian lưu trên da. Hãy đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ đúng thời gian để tránh gây kích ứng da.
  • Nên thực hiện vào buổi tối: Tẩy da chết vào buổi tối giúp da có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sau khi tiếp xúc với các hoạt chất và giảm thiểu tác hại của tia UV.
  • Thực hiện đúng kỹ thuật: Khi tẩy da chết, hãy massage nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh gây tổn thương da.
  • Bôi kem dưỡng ẩm sau khi tẩy tế bào chết: Sau khi tẩy da chết, bạn hãy bôi kem dưỡng ẩm ngay sau đó để cấp ẩm và làm dịu da, giúp da mềm mại và khỏe mạnh hơn. 
  • Ngưng tẩy tế bào chết nếu có mẩn đỏ hoặc kích ứng: Nếu da xuất hiện các dấu hiệu kích ứng như mẩn đỏ, ngứa, rát sau khi tẩy da chết, hãy ngừng sử dụng sản phẩm ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.

Lời khuyên: Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm tẩy da chết phù hợp, hạn chế kích ứng hay tổn thương da. Ngoài ra, với tình trạng mụn thì bạn cũng nên có phác đồ điều trị khoa học để kiểm soát và giảm mụn hiệu quả. 

Phòng khám O2 SKIN có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả giảm mụn, mờ thâm, làn da mịn màng và sáng hơn. 

O2 SKIN mang đến quá trình điều trị an toàn, được thực hiện bởi các điều dưỡng giàu kinh nghiệm, thao tác nhẹ nhàng không gây đau, tổn thương da. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chọn sản phẩm, chăm sóc da tại nhà để ngừa mụn tái phát. Hơn nữa, nhà thuốc O2 SKIN đạt chuẩn GPP, bạn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm chăm sóc da hàng ngày. 

Nhà thuốc O2 SKIN

Nhà thuốc O2 SKIN đạt chuẩn GPP, cam kết sản phẩm chăm sóc da chính hãng, chất lượng giúp bạn an tâm sử dụng trong quy trình chăm sóc da. 

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Da mụn viêm có nên tẩy tế bào chết không?

Da mụn sưng viêm to, lan rộng khắp mặt không nên tẩy tế bào chết. Việc tẩy da chết có thể làm tổn thương da, khiến mụn bị kích thích và viêm nhiễm nặng hơn. Trong trường hợp này, bạn nên tập trung vào việc làm dịu và giảm viêm cho da, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị mụn phù hợp.

6.2. Vì sao tẩy tế bào chết xong bị nổi mụn?

Nếu bạn tẩy da chết xong mà bị nổi mụn, có thể là do các hoạt chất trong sản phẩm tẩy da chết hóa học đã giúp gom cồi và đẩy nhân mụn ẩn lên bề mặt da. Đây là một phản ứng bình thường của da trong quá trình làm sạch sâu. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn nổi nhiều và kéo dài, bạn nên xem xét lại sản phẩm tẩy da chết mình đang sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu. 

6.3. Sau khi tẩy tế bào chết mặt nên làm gì?

Sau khi tẩy tế bào chết, da thường mất đi một phần độ ẩm tự nhiên và trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, bạn nên thoa toner, dưỡng ẩm ngay sau đó để giúp cân bằng lại pH và duy trì độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, đừng quên thoa kem chống nắng vào ban ngày để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa tình trạng tăng sắc tố và lão hóa da. 

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc da mụn có nên tẩy tế bào chết không cùng với cách tẩy tế bào chết phù hợp cho da mụn. Nếu sau khi tẩy da chết mà tình trạng mụn trở nặng hơn thì bạn nên ngưng sử dụng và đến cơ sở da liễu uy tín để được thăm khám kịp thời nhé

Nguồn tham khảo

  1. Olivia Kelava. Your FAQs Answered: Acne and Exfoliation 07 03 2022 https://www.healthline.com/health/acne/your-faqs-answered-acne-and-exfoliation (Truy cập ngày 27 09 2024)

Bài viết cùng chuyên mục

Mụn trứng cá đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mụn trứng cá đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Mụn trứng cá đỏ có biểu hiện thường thấy như nổi mụn đỏ, châm chích, đỏ da,... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ…
Xem Chi Tiết
Chia sẻ 7 cách giảm sưng sau khi nặn mụn hiệu quả tại nhà 

Chia sẻ 7 cách giảm sưng sau khi nặn mụn hiệu quả tại nhà 

Bị sưng đỏ tại vị trí nặn mụn là một tình trạng khá thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy những tác nhân…
Xem Chi Tiết
Mặt mụn có nên dùng nước tẩy trang không? Lưu ý bạn nên biết

Mặt mụn có nên dùng nước tẩy trang không? Lưu ý bạn nên biết

Khi làn da bị mụn, việc skincare càng cần được chú trọng hơn để ngăn ngừa mụn nặng thêm hay lan sang vùng da khác.…
Xem Chi Tiết
Mụn mọc ở lông mày: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Mụn mọc ở lông mày: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Mọc mụn ở lông mày không chỉ gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt mà còn gây khó khăn…
Xem Chi Tiết
Tiêm Meso trị mụn là gì? Giá, đặc điểm và lưu ý khi tiêm

Tiêm Meso trị mụn là gì? Giá, đặc điểm và lưu ý khi tiêm

Tiêm Meso là phương pháp làm đẹp đang được ưa chuộng nhờ khả năng giải quyết nhiều vấn đề về da. Vậy tiêm Meso có…
Xem Chi Tiết
Sau khi peel da bị thâm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Sau khi peel da bị thâm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Peel da là phương pháp điều trị các vấn đề thâm, mụn, làm sáng da hiệu quả. Tuy nhiên, hiện tượng da thâm sạm và…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook