Da mặt sần sùi do nổi mụn cám là vấn đề phổ biến nhiều người gặp phải, gây khó chịu và làm mất đi vẻ đẹp tự tin. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng mụn cám cũng như các biện pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện làn da mịn màng hơn.
1. Tìm hiểu mụn cám là gì?
Mụn cám là biểu hiện cho tình trạng lỗ chân lông đang bị tắc nghẽn, tuy xuất hiện nhiều nhưng không có cảm giác đau đớn hay tích tụ mủ. Biểu hiện mụn cám trên da là những nốt nhỏ, có nhân màu trắng hoặc vàng đục, ngả về màu đen. Mụn cám thường xuất hiện từng mảng và lan rộng trên bề mặt khiến da trở nên thô ráp.
Mụn cám có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, từ tuổi teen đến người trưởng thành, đặc biệt, phụ nữ mang thai thường dễ mắc phải tình trạng này do thay đổi nội tiết tố hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Mụn cám là một loại mụn không viêm thường xuất hiện dưới dạng những nốt nhỏ, màu trắng hoặc màu xám, nổi lên trên bề mặt da
2. Các vị trí mọc mụn cám thường gặp
Mụn cám mọc tập trung ở vùng mặt, khu vực chữ T (trán, mũi, cằm). Tuy nhiên, chúng cũng có thể xuất hiện ở một số vị trí khác như lưng, ngực, vai,… Mỗi vị trí mọc mụn cám đều báo hiệu những vấn đề sức khỏe mà bạn cần lưu ý.
- Mũi: Mụn cám tập trung nhiều ở mũi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cho thấy da đang thiếu nước, cần được cấp ẩm đầy đủ.
- Trán: Vùng da trán có đặc tính tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn các vùng khác, dễ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn cám.
- Cằm: Cằm là khu vực thường xuyên bị bỏ quên trong quá trình vệ sinh da mặt, tạo điều kiện cho bã nhờn, tế bào chết tích tụ và hình thành mụn cám.
- Má: Hai bên má có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh sẽ gây tình trạng lỗ chân lông to và nếu không được làm sạch kỹ lưỡng làm tăng nguy cơ hình thành mụn cám.
- Miệng: Vùng da quanh miệng thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, nước bọt, son môi,… nếu không vệ sinh kỹ càng sẽ dễ nổi mụn cám.
- Quai nón: Do tình trạng tăng tiết mồ hôi và không được làm sạch thường xuyên, da ở phần quai nón dễ tích tụ bụi bẩn, hình thành nhân mụn và có nguy cơ chuyển thành mụn mủ, mụn viêm nếu không được chăm sóc đúng cách.
3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây mụn cám
Tình trạng mụn cám mọc nhiều trên mặt có thể xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây:
3.1. Tuyến dầu hoạt động quá mức
Tuyến dầu trên da hoạt động quá mức có thể làm tăng sinh bã nhờn. Khi bã nhờn tích tụ lâu ở lỗ chân lông về lâu dài sẽ gây bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành mụn.
3.2. Vệ sinh da không sạch sẽ
Một nguyên nhân phổ biến gây ra mụn cám là vệ sinh da không sạch sẽ. Việc này có thể khiến tế bào chết, bụi bẩn bám trên da tích tụ nhiều từ đó khiến lỗ chân lông bít tắc và hình thành mụn.
Vệ sinh da không đúng cách là nguyên nhân dẫn tới tắc nghẽn lỗ chân lông và gây nên mụn cám
3.3. Không tẩy tế bào chết cho da
Trong quá trình tái tạo tế bào, da thường trải qua hiện tượng bong tróc để loại bỏ các tế bào cũ. Nếu quá trình tái tạo tế bào bị rối loạn, nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông tăng lên do sự tích tụ của các tế bào chết, làm cho mụn cám có thể xuất hiện. Đặc biệt, khi quá trình lão hóa bắt đầu, tốc độ loại bỏ tế bào cũ và thay da mới diễn ra chậm hơn. Nếu không thực hiện việc tẩy tế bào chết đều đặn hàng tuần, nguy cơ phát triển mụn trứng cá sẽ tăng cao.
3.4. Rối loạn nội tiết tố
Cơ thể bị rối loạn nội tiết tố sẽ dẫn đến tuyến bã nhờn dưới da tăng sinh hoạt động mạnh mẽ, thường gặp trong giai đoạn kinh nguyệt, tuổi dậy thì, tiền mãn kinh,… Về lâu dài làm bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn C.acnes phát triển mạnh và gây viêm nhiễm, hình thành mụn cám.
3.5. Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp
Việc lựa chọn mỹ phẩm hoặc sữa rửa mặt không phù hợp với loại da của bạn có thể dẫn đến tình trạng da trở nên tăng hoặc giảm tiết bã nhờn, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của lỗ chân lông. Ngoài ra, nếu sử dụng các sản phẩm kem trộn chứa các hợp chất hóa học có thể làm cho da trở nên nhạy cảm hơn và giãn nở lỗ chân lông, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc không phù hợp gây ra tình trạng kích ứng và nổi mụn.
3.6. Chế độ sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học
Sử dụng đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, gia vị, đồ ăn cay nóng, hoặc thường xuyên thức khuya,… sẽ làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu. Lúc này, hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây mụn.
3.7. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, mụn cám cũng nguy cơ hình thành do:
- Môi trường nóng ẩm: Nhiệt độ cũng có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn cám. Hoặc sự thay đổi đột ngột của thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao cộng với khói bụi khiến da liên tục tiết dầu và gây mụn.
- Tiền sử gia đình: Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nếu cha mẹ bạn có mụn thì tỷ lệ cao là bạn cũng sẽ có mụn.
4. Bị mụn cám có sao không? Có nên nặn mụn cám không?
Mụn cám được xem như tiền thân của nhiều loại mụn. Sự tắc nghẽn lỗ chân lông ban đầu gây mụn cám, nhưng nếu da không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến hình thành mụn đầu đen và mụn đầu trắng, khiến làn da trông không đều màu.
Tuy không nguy hiểm nhưng mụn cám ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Việc điều trị mụn cám không đúng cách có thể khiến da thêm sần sùi, đen sạm, viêm…
Hơn hết trong quá trình chăm sóc da tại nhà, bạn không nên tự ý nặn mụn cám hoặc dùng các biện pháp lột mụn. Bởi nếu thực hiện không đúng kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khiến da dễ bị viêm, sưng, nhiễm trùng. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn và giảm mụn cám hiệu quả, bạn nên đến cơ sở uy tín, có quy trình nặn mụn chuẩn Y khoa.
O2 SKIN – Hệ thống Phòng khám Chuyên Trị mụn Chuẩn Y Khoa Phòng khám O2 SKIN cung cấp dịch vụ lấy mụn chuẩn y khoa, bao gồm 15 bước giúp lấy sạch nhân mụn, rút ngắn thời gian điều trị mụn. Trải nghiệm lấy nhân mụn tại O2 SKIN, quý khách hoàn toàn an tâm bởi điều dưỡng tay nghề cao, được đào tạo bài bản, thao tác thuần thục. Đặc biệt, O2 SKIN lấy nhân mụn bằng tăm bông giúp nặn mụn nhẹ nhàng, hạn chế gây tổn thương da và nhiễm trùng chéo. Hơn nữa, các vật dụng đều được tiệt trùng cẩn thận, đảm bảo vô khuẩn và vệ sinh.
Quy trình lấy nhân mụn tại O2 SKIN gồm 15 bước chuẩn Y khoa bằng tăm bông, giúp lấy sạch nhân mụn và không để lại thâm sẹo. |
5. Cách trị mụn cám hiệu quả, chuẩn Y khoa
Hiện nay có một số phương pháp điều trị mụn cám như sau:
5.1. Sử dụng thuốc
Mỗi người có cơ địa và tình trạng sức khỏe riêng biệt, vì vậy khi điều trị mụn cám bằng thuốc bôi, thuốc uống cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Điều này giúp tránh được tình trạng sử dụng sai loại thuốc gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn, và gây khó khăn trong quá trình điều trị.
– Thuốc bôi:
- Bôi Niacinamide: Dùng Niacinamide hoặc Nicotinamide bôi tại chỗ có tác dụng kiểm soát sản xuất bã nhờn, từ đó ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Dùng Retinoids tại chỗ: Retinoids hoạt động ở cả 2 lớp bề mặt và lớp giữa của da nhằm làm thông thoáng lỗ chân lông, làm mờ sẹo và cải thiện tông màu và kết cấu. Đồng thời sử dụng Retinoids để chăm sóc da hàng ngày cũng mang lại hiệu quả trong điều trị mụn cám.
- Chất diệp lục (chlorophyllin): Được biết là có vai trò chống oxy hóa, kháng viêm và kháng khuẩn nên góp phần cải thiện mụn trứng cá. Nhưng hiện tại chỉ có một số ít nghiên cứu với cỡ mẫu khá nhỏ (10-20 người) cho thấy bôi chlorophyll dạng gel có thể giúp cải thiện mụn trứng cá và tình trạng lão hóa da. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp kết hợp sử dụng thuốc mỡ kháng sinh như clindamycin và benzoyl peroxide để kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn.
– Thuốc uống:
Các loại thuốc như spironolactone, isotretinoin hoặc thuốc tránh thai có thể được bác sĩ đề xuất để kiểm soát mụn cám và mụn trứng cá, tùy thuộc vào từng loại và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng da.
Lưu ý: Dù là sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng nên tham vấn ý kiến bác sĩ, không tự ý sử dụng.
5.2. Điều trị mụn cám bằng công nghệ cao
Để đảm bảo điều trị mụn cám an toàn, hiệu quả ngay từ ban đầu, bạn nên áp dụng các giải pháp công nghệ cao dưới đây:
- Chiếu ánh sáng và điện di: Điện di là phương pháp sử dụng dòng điện một chiều để di chuyển ion thuốc vào hoặc ra khỏi cơ thể. Công nghệ này hoạt động bằng cách sử dụng các xung năng lượng hoặc dòng xung điện để giảm tắc nghẽn mô và đưa dưỡng chất sâu vào bên trong tế bào da. Phương pháp an toàn và không gây tổn thương da, đồng thời tăng cường hiệu quả hấp thu dưỡng chất so với các phương pháp truyền thống.
- Peel da: Đây là quá trình tái tạo bề mặt da bằng cách sử dụng các hoạt chất sinh học như Salicylic acid, Glycolic acid, Mandelic acid… để loại bỏ tế bào sừng, vi khuẩn, bụi bẩn và nhờn dư và làm khô nhân mụn. Qua đó, các nhân mụn sẽ sớm được gom cồi và đào thải ra ngoài qua quá trình rửa mặt, tẩy tế bào chết.
>> Xem thêm: Bạn biết gì về phương pháp peel da?
5.3. Các liệu pháp kết hợp điều trị mụn cám tại nhà
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các giải pháp hỗ trợ chữa mụn cám tại nhà như:
- Chú ý làm sạch da đúng cách: Làm sạch da là bước quan trọng để loại bỏ bã nhờn, nguyên nhân gây ra mụn. Hãy thực hiện việc làm sạch da hàng ngày bằng cách sử dụng tẩy trang và sữa rửa mặt, và thêm vào đó là tẩy tế bào chết 2 lần mỗi tuần. Điều này giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, kiểm soát dầu thừa trên da, và giảm nguy cơ mụn tái phát.
- Dưỡng ẩm hàng ngày: Dưỡng ẩm giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da và giữ cho nó mềm mại, mịn màng. Khi da được đủ ẩm, lỗ chân lông sẽ được se khít, giúp ngăn chặn sự tích tụ của bụi bẩn và bã nhờn, từ đó giảm nguy cơ mụn phát triển.
Dưỡng ẩm giúp da mịn màng căng bóng, se khít lỗ chân lông, giảm tích tụ dầu và bã nhờn từ đó hạn chế mụn phát triển
- Đắp mặt nạ làm sạch: Sử dụng mặt nạ làm sạch có khả năng kiềm dầu như mặt nạ đất sét hoặc mặt nạ giấy chứa axit salicylic sẽ giúp loại bỏ tế bào da chết và làm sạch sâu trong lỗ chân lông, từ đó giảm nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông và ngăn hình thành mụn.
Mụn cám thường không cần điều trị y tế nếu chỉ là do lỗ chân lông bị tắc. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc tái diễn thường xuyên, có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như mụn trứng cá và các loại mụn khác. Trong trường hợp đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để điều trị mụn cám hoặc mụn trứng cá nhiễm trùng cũng như các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng da.
Nhìn chung, để điều trị mụn cám đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có phác đồ chữa trị phù hợp. Nhiều năm qua, phòng khám chuyên khoa da liễu O2 SKIN luôn nhận được sự tín nhiệm của khách hàng bởi các yếu tố:
- Sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, lập kế hoạch điều trị chuẩn Y khoa, phù hợp với tình trạng da. Cam kết không chèo kéo, chỉ định đúng dịch vụ và sản phẩm điều trị cần thiết nên bạn hoàn toàn an tâm.
- Cung cấp các dịch vụ điều trị mụn chuẩn Y khoa như lấy mụn, peel da, chiếu ánh sáng sinh học,… giúp chữa mụn hiệu quả. Bên cạnh đó, bác sĩ còn tận tình hướng dẫn khách hàng chế độ chăm sóc, ăn uống phù hợp và cách ngăn ngừa tái phát mụn hiệu quả.
- Chi phí khám và điều trị tại O2 SKIN công khai minh bạch, hợp lý, hỗ trợ thanh toán theo từng lần điều trị. Đặc biệt có ưu đãi riêng cho học sinh, sinh viên giúp bạn an tâm khám và điều trị mụn mà không lo lắng về tài chính.
Bác sĩ Da liễu O2 SKIN giàu kinh nghiệm, được cấp chứng chỉ hành nghề, xây dựng phác đồ điều trị mụn hiệu quả, cá nhân hóa cho khách hàng.
6. Cách ngăn ngừa mọc mụn cám
Bên cạnh cách điều trị mụn cám, bạn nên lưu ý các cách ngăn ngừa mọc mụn cũng như tái phát mụn cám.
- Hạn chế chạm tay vào da để tránh đưa bụi bẩn, vi khuẩn vào lỗ chân lông gây tắc nghẽn lỗ chân lông và mọc mụn.
- Tẩy da chết định kỳ để loại bỏ đi những mảng da cũ, tái tạo tế bào da mới, nên tẩy da chết với tần suất phù hợp.
- Sử dụng kem chống nắng phù hợp với từng loại da, tránh dùng kem chống nắng quá dày, gây bí da, bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn.
- Cải thiện thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và thức khuya để tình trạng mụn trở nên tệ hơn.
- Kết hợp xông hơi mặt để lỗ chân lông luôn thông thoáng và sạch sẽ, xông hơi mặt thường xuyên là cách cực kỳ đơn giản nhưng đem lại hiệu quả tuyệt vời.
Tuy vậy, để đảm bảo an toàn và tránh gây kích ứng da, bạn nên thử phản ứng trên một vùng da nhỏ ở cổ tay, mu bàn tay trước khi đắp mặt nạ lên mặt.
Bài viết trên đã tổng hợp thông tin về mụn cám cũng như cách điều trị và ngăn ngừa hiệu quả. Nếu tình trạng mụn kéo dài hoặc có dấu hiệu trở nặng thành các loại mụn khác như mụn trứng cá, mụn viêm,… bạn nên đến địa chỉ phòng khám uy tín để được bác sĩ kiểm tra, có hướng điều trị an toàn và hiệu quả nhé.