Mụn ở quai hàm: Nguyên nhân, cách điều trị và ngăn ngừa

BS CKI Trần Thị Huyền Trang

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Trần Thị Huyền Trang

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Mụn ở quai hàm có nhiều loại với mức độ nặng nhẹ khác nhau và thường gặp ở hầu hết mọi độ tuổi, làm mất đi tính thẩm mỹ của gương mặt. Nguyên nhân xuất hiện mụn 2 bên quai hàm có thể do nhiều yếu tố khác nhau như nội tiết, cách chăm sóc da,… Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, nguyên nhân và cách điều trị mụn quai hàm, mời bạn theo dõi ngay trong bài viết sau!

1. Đặc điểm của mụn ở quai hàm 

Các nghiên cứu đầu tiên cho thấy những tổn thương AFA (mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng thành Adult Female Acne) chủ yếu nằm ở phần dưới của khuôn mặt, bao gồm vùng hàm dưới, vùng quanh miệng và cằm, tạo thành khu vực hình chữ U, ngoài ra còn có vùng trước cổ.

Theo đó, mụn ở quai hàm thường đặc trưng bởi các các tổn thương viêm, sẩn và mụn mủ, mức độ nhẹ đến trung bình, với sự hiện diện của một số mụn không viêm (mụn đóng) hoặc vi nhân mụn (microcysts). Chúng xuất hiện từng mảng dày, kích thước nốt mụn to và gây đau nhức. Bên cạnh đó, quai hàm cũng là khu vực dễ nổi mụn nhất trên mặt cùng với vùng chữ T bởi lượng dầu thừa tập trung ở đây khá nhiều.

Mụn ở quai hàm khá cứng, có nhân hoặc không nhân và dễ lây lan do chứa nhiều dịch nhầy vi khuẩn, thường có mụn lớn, nang bọc và tạo ngóc ngách dị chứng để lại sẹo lồi lõm rất xấu. Theo đó, mụn 2 bên quai hàm ngoài gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khó điều trị và dễ tái phát. 

Đặc biệt, tăng sắc tố sau viêm là triệu chứng phổ biến và có thể xuất hiện sẹo ở 20% phụ nữ trưởng thành bị mụn. Vì vậy, bạn cần điều trị đúng cách và kịp thời để mới tránh sẹo hoặc thâm sau mụn.

mụn ở quai hàm

Mụn quai hàm không chỉ gây ngứa, khó chịu mà ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da.

2. Nguyên nhân nổi mụn ở quai hàm

Theo nghiên cứu của bác sĩ chuyên khoa da liễu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mọc mụn ở quai hàm, một số nguyên do chính có thể nhắc đến như:

  • Lượng dầu ở cằm tiết ra quá nhiều: Nếu lượng dầu thừa xuất hiện quá nhiều sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường thuận lợi vi khuẩn gây mụn phát triển. Thông thường, tình trạng này sẽ dễ thấy ở những người có da dầu hoặc da hỗn hợp thiên dầu.
  • Chưa vệ sinh da sạch: Làn da không được làm sạch thường xuyên khi sử dụng mỹ phẩm hay bụi bẩn trong không khí, các bã nhờn, cặn mỹ phẩm sẽ tích tụ tại các lỗ chân lông. Từ đó dễ dẫn đến bít tắc nang lông, khiến vi khuẩn P .acnes xâm nhập và gây nên mụn. 
  • Nội tiết tố thay đổi bất thường: Căng thẳng, stress kéo dài mất kiểm soát tác động lên tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, tiết nhiều dầu nhờn gây nổi mụn ở quai hàm. Ngoài ra, nổi mụn ở quai hàm nữ giới có thể là do thay đổi nồng độ nội tiết tố ở giai đoạn tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai.
  • Chọn mỹ phẩm không hợp với da: Các sản phẩm như kem dưỡng, mỹ phẩm trang điểm, chăm sóc tóc chứa nhiều dầu có thể làm tắc nghẽn nang lông và gây ra mụn. Chưa kể nếu dùng mỹ phẩm không phù hợp dễ khiến da bị kích ứng và khiến mụn quai hàm xuất hiện nhiều hơn.
  • Cao râu sai cách: Thao tác cạo râu sai cách, quá mạnh có thể gây kích ứng đến da đặc biệt là những bạn đang bị mụn. Ngoài ra, nếu sử dụng dao cạo râu cũ dễ trầy xước dẫn đến nhiễm trùng khiến tình trạng mụn ở quai hàm nặng hơn.
  • Tác dụng phụ một số loại thuốc: Một số loại thuốc như steroid, thuốc trầm cảm,… có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và khiến da tiết dầu nhiều hơn, dễ sinh mụn.
  • Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thiếu khoa học: Ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn là những nguyên nhân nổi mụn ở quai hàm. Ngoài ra, nếu bạn hay thức khuya, không ngủ đủ giấc,… cũng tăng nguy cơ mọc mụn ở quai hàm.

nổi mụn ở quai hàm nữ giới

Mọc mụn ở quai hàm có thể do nhiều nguyên nhân như rối loạn nội tiết tố, chăm sóc da hoặc cạo râu không đúng cách,… 

3. Nổi mụn ở quai hàm có nguy hiểm không?

Mụn ở quai hàm nếu được điều trị sớm sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người lại chủ quan cho rằng nổi mụn ở quai hàm sẽ tự hết nên không tiến hành điều trị. Song song, cũng không chú trọng vệ sinh và chăm sóc da nên có thể khiến mụn nổi nhiều và dày đặc hơn.

Không chỉ vậy, mụn ở quai hàm thường là mụn viêm, mụn bọc và sưng đỏ. Nếu bạn tự nặn mụn có thể gây tổn thương da và lây lan sang các vùng da xung quanh. Với ở mức độ nhẹ, sẽ để lại thâm và sẹo trên da sau này. Còn ở mức độ nghiêm trọng hơn, dịch mủ trong mụn lây lan sang vùng da khác, làm rộng vùng tổn thương; thậm chí trong trường hợp hiếm gặp, có thể gây nhiễm trùng máu.

Vì vậy, bác sĩ da liễu không khuyến khích tự nặn mụn tại nhà mà hãy đến các cơ sở y tế, phòng khám da liễu uy tín để thăm khám và điều trị mụn đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả cao.

4. Cách trị mụn ở quai hàm hiệu quả

Tùy vào từng tình trạng mụn mà có thể áp dụng phương pháp điều trị mụn khác nhau. Dưới đây là những cách trị mụn ở quai hàm phổ biến hiện nay.

4.1. Trị mụn quai hàm tại nhà

Ưu điểm của phương pháp trị mụn ở quai hàm tự nhiên đó là rẻ, dễ làm nên phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, cách này chỉ dành cho người mới bị mụn, kích thước mụn nhỏ và không chứa nhân. Một số cách điều trị bạn có thể tham khảo:

  • Chườm đá lạnh: Đá lạnh giúp co mạch máu, giảm viêm và sưng, từ đó làm cho nốt mụn giảm kích thước và cảm giác đau nhức cũng được giảm bớt. Cách thực hiện rất dễ với bước bọc một viên đá lạnh vào khăn bông, chườm khăn bông vào nốt mụn và di chuyển nhẹ tay khoảng 2 – 3 phút rồi chuyển sang vị trí khác. Lưu ý không chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh hoặc kích ứng da.
  • Mật ong: Mật ong có công dụng giảm viêm, sát khuẩn và trị mụn ở quai hàm khá hiệu quả. Bạn có thể dùng mật ong như một loại thuốc hỗ trợ loại bỏ mụn tại nhà. Hãy dùng một ít mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da nổi mụn trong 15 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm và duy trì 2 – 3 lần/ tuần.
  • Nghệ tươi: Trong nghệ có thành phần curcumin sẽ giúp tiêu diệt các ổ viêm, diệt khuẩn, trị mụn và giảm thâm khá tốt. Bạn có thể trực tiếp lấy nước cốt nghệ tươi thoa lên vùng mụn. Ngoài ra, có thể kết hợp với mật ong tạo thành mặt nạ trị mụn ở quai hàm.
  • Nha đam: Thành phần trong nha đam sẽ cấp ẩm cho làn da mềm mại và hỗ trợ giảm mụn. Bạn chỉ cần xay nhuyễn gel nha đam và đắp trực tiếp lên làn da mụn khoảng 20 phút sau đó rửa sạch với nước.

điều trị mụn quai hàm

Nghệ và mật ong là những nguyên liệu với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nên có thể hỗ trợ trong việc điều trị mụn.

Lưu ý: Các phương pháp từ thiên nhiên về hiệu quả chưa được kiểm chứng khoa học, có thể gây kích ứng đối với một số bạn. Do đó, bạn nên cân nhắc khi thực hiện và nên kiểm tra phản ứng bằng cách bôi thử tại vùng da nhỏ như cổ tay,…

4.2. Trị mụn ở quai hàm bằng thuốc

Người bị mụn viêm ở cằm nên đi khám da liễu để bác sĩ nắm được tình trạng da và tổn thương do mụn. Từ đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng cá nhân. Với những trường hợp bị mụn do vấn đề nội tiết, bác sĩ da liễu sẽ ưu tiên sử dụng thuốc để điều trị.

Để kiểm soát tình trạng mụn viêm ở cằm, bạn có thể dùng thuốc bôi chứa các thành phần như: benzoyl peroxide, salicylic acid hoặc retinoids,… Nếu bạn kiên trì sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, tình trạng mụn sẽ được cải thiện.

Trong trường hợp mụn viêm ở cằm nặng hơn có thể dùng thêm thuốc uống. Những loại thuốc uống trị mụn này thường là kháng sinh, isotretinoin, spironolactone, thuốc điều trị nội tiết cho nữ (chứa progestin, estrogen) giúp tiêu viêm, giảm sưng do mụn gây ra. Bạn nên dùng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc hoặc tự mua thuốc uống. 

Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể gặp một vài tác dụng phụ không mong muốn, bạn hãy theo dõi thật cẩn thận và báo với bác sĩ nếu cần thiết. Việc dùng thuốc không theo hướng dẫn có thể đem lại những tác dụng phụ không mong muốn.

4.3. Trị mụn 2 bên quai hàm bằng phương pháp hiện đại

Ngoài các cách trị mụn quai hàm ở trên, lựa chọn công nghệ cao trị mụn tại cơ sở y tế, phòng khám da liễu cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả và nhanh chóng.

Với các công nghệ trị mụn tiên tiến được ứng dụng như: Lấy nhân mụn Y khoa, Chiếu ánh sáng sinh học, Peel da, IPL, Laser,… Ưu điểm của hình thức này là loại bỏ triệt để mụn nhanh chóng và không gây ra tác dụng phụ như khi dùng thuốc. Đặc biệt, còn tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị mụn hơn so với các phương pháp thông thường.

mụn 2 bên quai hàm

Chiếu ánh sáng sinh học là phương pháp hiện đại có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và làm giảm mụn.

Để điều trị mụn hiệu quả, bạn cần gặp bác sĩ da liễu sẽ được tư vấn phương pháp phù hợp. Đến phòng khám O2 SKIN, bạn hoàn toàn yên tâm vì có bác sĩ da liễu sẽ thăm khám cẩn thận, đưa ra phác đồ điều trị cá nhân hóa, đồng thời kết hợp nhiều phương pháp hiện đại giúp quá trình điều trị mụn nhanh chóng hơn.

Tại O2 SKIN, các bác sĩ cho biết phòng khám đã tiếp nhận nhiều ca mụn quai hàm nặng, mụn dày đặc và đạt kết quả rất tốt sau điều trị. Trong đó điển hình là trường hợp của bạn Huỳnh Thị Út Oanh (Nhân viên ngân hàng, TP. HCM).

Bạn Oanh từng bị mụn trong hơn 10 năm, chủ yếu là mụn bọc, mụn mủ xuất hiện nhiều ở quai hàm, cằm và hai bên má. Nhờ bạn bè giới thiệu, Oanh đã đến O2 SKIN, tại đây sau khi thăm khám bác sĩ đã đưa ra phác đồ điều trị dành cho bạn bao gồm Lấy nhân mụn, Chiếu ánh sáng, Điện di, kết hợp sản phẩm bôi thoa tại nhà và thuốc chấm mụn giảm sưng viêm.

Kết quả diệu kỳ đã đến với Oanh, vì chỉ sau khoảng 3 tháng kiên trì tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ, tình trạng mụn của bạn đã thay đổi một cách rõ rệt, mụn viêm giảm hẳn. Cảm nhận về làn da của bản thân, Oanh có chia sẻ “Làn da đã cải thiện đến 80 – 90%, điều này đã giúp mình tự tin và hạnh phúc hơn, thoải mái gặp gỡ bạn bè mà không còn phải e dè như trước.”

Cùng lắng nghe những chia sẻ cụ thể hơn về hành trình trị mụn của Út Oanh tại đây nhé!

Khách hàng đến O2 SKIN, có thể an tâm vì có bác sĩ luôn theo sát quá trình điều trị, chủ động điều chỉnh phác đồ theo khả năng đáp ứng của làn da giúp đẩy nhanh tiến độ trị mụn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đồng thời, còn hướng dẫn cách chăm sóc da tại nhà duy trì làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa mụn tái phát.

Liên hệ đặt hẹn O2 SKIN và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để sớm “tạm biệt” làn da mụn, kém sắc!

5. Cách ngăn ngừa mụn ở quai hàm mà bạn cần lưu ý

Để ngăn ngừa mụn hiệu quả, bạn cần chú ý chăm sóc da hằng ngày, xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Cụ thể, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:

  • Làm sạch da mặt: Làm sạch da là cách đơn giản nhất để giảm bớt lượng dầu thừa, mồ hôi và bụi bẩn trên da. Vì vậy, bạn nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp 2 lần/ ngày.
  • Tẩy da chết định kỳ: Tẩy da chết là quá trình làm sạch da, loại bỏ dầu thừa, tế bào sừng và bụi bẩn trên da. Cách này sẽ giúp da luôn thông thoáng và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng tẩy tế bào chết quá nhiều lần vì có thể gây bào mòn da.
  • Chọn mỹ phẩm hợp với loại da: Chọn các sản phẩm chăm sóc da và tóc không chứa dầu và có nhãn không gây mụn, không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Không chạm tay vào mặt: Tay là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn nên thói quen chạm tay lên mặt là bạn đang tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công da mặt một cách nhanh nhất và gây tình ra tình trạng mụn ở quai hàm xuất hiện.
  • Không cạy nặn mụn: Tự tay cạy nặn mụn dễ khiến vi khuẩn lây lan khiến mụn trở nặng hơn. Đặc biệt là những mụn viêm, sưng có mủ nếu dùng tay nặn sẽ gây nhiễm trùng da.
  • Vệ sinh áo gối, khăn mặt: Áo gối, khăn mặt là những vật dụng tiếp xúc với da mặt mỗi ngày nên bạn cần giặt giũ định kỳ để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên bề mặt. Ngoài ra, không gian sống cũng cần được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây mụn.
  • Gội đầu thường xuyên: Tóc cũng là nơi chứa nhiều bụi bẩn, mồ hôi, bã nhờn có thể khiến vi khuẩn lây lan sang mặt. Do đó, bạn nên có thói quen gội đầu thường xuyên để hạn chế nổi mụn ở quai hàm nữ giới. 
  • Xây dựng các thói quen sống lành mạnh: Bạn cần thiết lập cho mình một lối sống khoa học, kiểm soát căng thẳng để tinh thần luôn được thư giãn như thường xuyên tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc,… Đồng thời, bạn nên cắt giảm tối đa những thức ăn có nguy cơ gây mụn, ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Cạo râu đúng cách: Bạn nên luôn thay mới dao cạo thường xuyên, rửa sạch dao cạo sau mỗi lần dùng để hạn chế vi khuẩn tích tụ gây mụn quai hàm. Song song đó, cũng cần phải thực hiện cạo râu với thao tác thật nhẹ nhàng, làm mềm da và râu trước khi cạo để tránh trầy xước, gây kích ứng da.

mọc mụn ở quai hàm

Làm sạch da thật kỹ với tẩy trang và sữa rửa mặt giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn ngăn ngừa mụn hình thành.

Nhìn chung, mụn ở quai hàm có mức độ lây lan khá cao và gây đau nhức khiến nhiều người khó chịu. Do đó, tốt nhất khi bị mụn quai hàm hay bất cứ vị trí nào, bạn nên sớm đến thăm khám với bác sĩ da liễu tại các phòng khám uy tín, để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn. 

Câu Hỏi Thường Gặp

Mụn ở quai hàm nói lên điều gì?

Mụn ở quai hàm có thể là dấu hiệu của vấn đề nội tiết, da tiết quá nhiều dầu,… kích thích quá trình hình thành mụn trứng cá, mụn mủ. Các bác sĩ cũng cho biết nếu tình trạng nổi mụn ở quai hàm nữ giới xuất hiện thường xuyên, có khả năng là họ đang bị rối loạn nội tiết hormone, ví dụ như mắc hội chứng buồng trứng đa nang,… 

Do đó, bạn nên theo dõi triệu chứng và sớm điều trị nếu tình trạng mụn 2 bên quai hàm không thuyên giảm nếu đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị.

Làm thế nào để mụn ở quai hàm không tái phát?

Để điều trị mụn hiệu quả và không tái phát, cần áp dụng các phương pháp y khoa an toàn, đồng thời có cách chăm sóc da sạch sâu toàn diện. Mụn mọc ở quai hàm rất khó để loại bỏ, vùng da này nhạy cảm lại rất dễ tổn thương nếu nặn mụn và chăm sóc da không đúng cách. Vì vậy, bạn nên điều trị theo sự tư vấn của bác sĩ da liễu để đạt được hiệu quả tốt và an toàn nhất.

Ăn gì để giảm mụn ở quai hàm hiệu quả?

Để cải thiện tình trạng mụn quai hàm, bạn có thể bổ sung một số thực phẩm sau:

  • Chất béo lành mạnh: Các chất béo lành mạnh như dầu oliu, bơ, cá hồi, cá thu… rất tốt cho da, tim, não và nội tiết tố.
  • Các loại rau: Cải xoăn, súp lơ trắng, bắp cải… giúp chống lại sự gia tăng tỉ lệ testosterone với estrogen và progesterone
  • Omega – 3: Omega – 3 rất quan trọng đối với chức năng của tế bào, đặc biệt là chức năng của hormone. Vi đây là những khối xây dựng để sản xuất hormone. Bổ sung các chất có omega – 3 tự nhiên như cá, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó…
  • Vitamin B: Các loại thực phẩm giàu vitamin B như khoai lang, khoai mỡ và rau giúp cân bằng nội tiết tố. Thời kỳ rụng trứng là thời điểm tốt nhất để nạp vitamin B và kẽm. Ngoài ra, còn có các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt không chứa gluten.

Nguồn tham khảo

  1. Heather Jones, “What Causes Acne on the Jawline?” – 24/06/2024, https://www.verywellhealth.com/jawline-acne-8646551 (đã truy cập 23/08/2024)
  2. Soccy Ponsford, “What causes acne on the jawline?” – 24/07/2023, https://www.medicalnewstoday.com/articles/321218 (đã truy cập 23/08/2024)

Bài viết cùng chuyên mục

Viêm da mụn mủ: Nguyên nhân và cách chữa trị

Viêm da mụn mủ: Nguyên nhân và cách chữa trị

Xem Chi Tiết
Top 4 loại xà phòng trị mụn lưng tốt nhất

Top 4 loại xà phòng trị mụn lưng tốt nhất

Xem Chi Tiết
Megaduo Plus: Kem trị mụn trứng cá, ngừa thâm (tuýp 15g)

Megaduo Plus: Kem trị mụn trứng cá, ngừa thâm (tuýp 15g)

Megaduo là sản phẩm trị mụn trứng cá được nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng hiện nay. Trong đó, Megaduo Plus gel là phiên…
Xem Chi Tiết
Tiêu diệt các ổ mụn viêm hiệu quả

Tiêu diệt các ổ mụn viêm hiệu quả

Xem Chi Tiết
Mụn không viêm là gì? Nguyên nhân và Cách điều trị các loại mụn không viêm

Mụn không viêm là gì? Nguyên nhân và Cách điều trị các loại mụn không viêm

Xem Chi Tiết
Mụn đầu trắng - Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Mụn đầu trắng - Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Mụn đầu trắng thường mọc thành từng cụm, khiến làn da trở nên sần sùi, kém thẩm mỹ, khiến nhiều người cảm thấy tự ti…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook