Mụn bọc ở mũi do đâu? Cách trị mụn bọc mũi nhanh, hiệu quả

Ths.BS Phan Minh Đoàn

Tham vấn y khoa bài viết:

Ths.BS Phan Minh Đoàn

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Mụn bọc ở mũi là nỗi lo của rất nhiều người vì không chỉ khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ, mà còn gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị phù hợp cho tình trạng này? Hãy cùng O2 SKIN tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé!

1. Mụn bọc ở mũi là gì?

Mụn bọc (hay còn gọi là mụn nang, cục, nốt, tiếng anh là cyst hoặc nodular acne) là một dạng biến thể mức độ nặng của mụn viêm. Dấu hiệu mụn bọc ở mũi là các nốt mụn màu đỏ ửng, sưng to, có kích thước lớn (4 – 6mm), đồng thời bên trong mụn có và dịch mủ trắng (hoặc vàng nhạt).

Không chỉ ở đầu mũi, cánh mũi, mụn bọc có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên khuôn mặt nhưng nhiều nhất ở vùng chữ T (gồm khu vực trán và sống mũi trở xuống). Điều này khiến người mắc cảm thấy khó chịu, đau nhức, ngứa ngáy… nên nhiều người có thói quen chạm vào những nốt mụn, làm cho chúng lớn dần theo thời gian.

mụn bọc ở mũi

Mụn bọc ở mũi – nỗi “ám ảnh” của rất nhiều bạn trẻ.

2. Các nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây mụn bọc ở mũi

Nguyên do và các yếu tố làm dễ xuất hiện mụn bọc xuất hiện hầu hết ở mũi rất đa dạng. Điển hình trong đó là:

2.1. Da tiết nhiều dầu, bít tắc lỗ chân lông

Vì nhiều yếu tố mà tuyến bã nhờn trên da tăng tiết quá mức, dẫn đến bít tắc nang lông. Lúc này, nếu bạn không vệ sinh da kỹ càng và có cách chăm sóc phù hợp thì sẽ hình thành mụn viêm, mụn bọc.

2.2. Làm sạch da không kỹ

Một số vấn đề mà nhiều bạn trẻ mắc phải như không rửa mặt và tẩy trang sạch sẽ trước khi đi ngủ, không tẩy tế bào chết định kỳ,… khiến tế bào chết, bã nhờn dư, bụi bẩn, mỹ phẩm tích tụ lâu ngày gây bít tắc nang lông, dẫn đến hình thành mụn.

2.3. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da (như nước tẩy trang, sữa rửa mặt…) không đúng với tuýp da, tình trạng da hiện tại; hoặc mua mỹ phẩm trang điểm (như kem nền, kem lót…) không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến mụn bọc ở mũi dai dẳng. Nghiêm trọng hơn, một số sản phẩm còn chứa hoạt chất sinh cồi, gây tắc nghẽn lỗ chân lông như Lanolin, Cetyl Alcohol, Glyceryl Alcohol… 

2.4. Rối loạn nội tiết tố

Sự mất cân bằng nội tiết tố là yếu tố hàng đầu gây mụn bọc ngay mũi. Vì điều đó kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh (nhất là ở vùng chữ T), nhưng nếu bạn không làm sạch da đúng cách thì lỗ chân lông dễ bị bít tắc. Qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn C. acnes phát triển, gây nên phản ứng viêm, tạo ra mụn bọc.

2.5. Ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến da. Khi bạn tiêu thụ nhiều đồ ngọt, thức ăn chiên rán nhiều dầu… nhưng lại “lười” ăn trái cây, rau củ; ít vận động thể chất và thức khuya sẽ khiến cơ thể tăng tiết dầu bất thường, tạo điều kiện cho mụn xuất hiện tràn lan (nhất là ở mũi). Đồng thời, sức đề kháng tự nhiên của bạn cũng suy giảm hẳn nên mụn viêm cũng có cơ hội hình thành. 

2.6. Viêm tiền đình mũi

Tiền đình mũi (khu vực trước hốc mũi) nếu bị rối loạn sự cân bằng vi khuẩn (bởi các thói quen xấu như ngoáy mũi, hỉ mũi quá mức, đeo khuyên mũi nhưng vệ sinh không kỹ càng…) thì có nguy cơ viêm nhiễm. Biểu hiện rõ nét của tình trạng này là xuất hiện các nốt sưng trắng, sưng đỏ trong mũi. 

3. Các cách trị mụn bọc ở mũi hiệu quả, an toàn

Điều tiên quyết bạn nên làm để điều trị mụn bọc tối ưu là đến cơ sở da liễu uy tín, gặp bác sĩ da liễu chuyên môn giỏi. 

Thông qua thăm khám da cẩn thận, bác sĩ sẽ nhận định chính xác vấn đề da đang gặp phải, từ đó giúp bạn tìm ra nguyên nhân bị mụn chuẩn xác, điều trị dựa trên nguyên nhân gây mụn và các triệu chứng đi kèm bằng phương pháp khoa học và hiện đại, giúp bạn sớm sạch mụn với chi phí tiết kiệm.

Dưới đây là 3 cách điều trị mụn bọc ở mũi hiệu quả được nhiều người đánh giá tích cực hiện nay:

3.1. Điều trị mụn bọc ở mũi bằng thuốc

Đây là phương pháp phổ biến và mang lại nhiều kết quả tích cực. Nếu tình trạng mụn nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc bôi ngoài da; còn nếu mụn nặng, gây đau nhức và lây lan nhiều, bác sĩ cân nhắc kê đơn thuốc uống để kiểm soát mụn hiệu quả và ngăn ngừa lây lan.

cách trị mụn bọc ở mũi

Dùng thuốc bôi và thuốc uống đúng cách sẽ giúp cồi mụn gom nhanh, hạn chế đau nhức và để lại thâm sau này. (Nguồn ảnh: O2 SKIN)

Đội ngũ bác sĩ O2 SKIN giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên khoa da liễu vững vàng sẽ dựa trên tình trạng da hiện tại để kê đơn thuốc uống hoặc thuốc bôi phù hợp. Qua đó giúp bạn kiểm soát mụn và giảm sưng viêm hiệu quả. 

3.2. Điều trị mụn bọc ở mũi bằng công nghệ cao

Ngoài cách trị mụn bằng thuốc như trên, một số liệu pháp nội tiết hay các phương pháp kỹ thuật cao cũng là những cách trị mụn bọc ở má, mũi, cằm an toàn và nhanh chóng. Chẳng hạn:

  • Chiếu ánh sáng sinh học: Liệu pháp dùng ánh sáng xanh lam có vùng quang phổ thích hợp, mang lại tác dụng làm khô nhân mụn và kích thích nhân trồi lên trên. Hơn nữa, ánh sáng xanh lam còn góp phần “tiêu diệt” vi khuẩn C. acnes gây mụn, hạn chế mụn bọc quay trở lại và kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn.
  • Công nghệ IPL: Đây là phương pháp trị mụn không xâm lấn được FDA chứng nhận an toàn, sử dụng thiết bị tạo ra ánh sáng phổ rộng, dạng xung cường độ cao. Qua đó giúp “tiêu diệt” vi khuẩn gây mụn ẩn sâu dưới bề mặt da, cải thiện tổn thương, giảm hoạt động của tuyến bã nhờn và hỗ trợ điều trị thâm đỏ do mụn (bằng cách hấp thụ Melanin, Hemoglobin).
  • Peel da: Đó là phương pháp trị mụn bọc bằng các hóa chất chuyên dụng như Salicylic Acid, Glycolic Acid, Mandelic Acid… nhằm mục đích làm bong tróc các tế bào sừng dư, tế bào da chết, vi khuẩn gây mụn, bụi bẩn, cặn trang điểm… Nhờ đó giảm bớt sự bít tắc ở nang lông và làm khô nhân mụn nhanh chóng.

Phòng khám chuyên khoa da liễu O2 SKIN: Cam kết điều trị mụn giá sinh viên, chất lượng chuẩn Y khoa 

Với sự tin tưởng của hơn 489.000 khách hàng trong hơn 9 năm, hệ thống phòng khám O2 SKIN ngày một hoàn thiện chất lượng dịch vụ giúp mọi người lấy lại làn da sáng khỏe như mong đợi nhanh chóng. 

Cụ thể, đội ngũ bác sĩ tại phòng khám chuyên môn giỏi, dày dặn kinh nghiệm và luôn cá nhân hóa phác đồ điều trị theo từng tình trạng da; đồng thời chỉ tư vấn, chỉ định các phương pháp điều trị cần thiết nhất, cam kết không chèo kéo, mọi quyết định là ở khách hàng. Điều này tạo ra trải nghiệm điều trị thoải mái, hướng đến kết quả da đẹp duy trì bền vững nhưng không tốn kém nhiều chi phí.

Đặc biệt, khách hàng được tái khám miễn phí trong suốt quá trình điều trị để bác sĩ có thể đánh giá mức độ đáp ứng và cải thiện của da chuẩn xác, đồng thời điều chỉnh phác đồ (nếu cần thiết) nhằm mang đến hiệu quả tối ưu. Cũng như bác sĩ luôn hướng dẫn tận tình cho bạn cách chăm sóc da ngừa mụn tại nhà (với những sản phẩm dược mỹ phẩm chất lượng cao), rất đơn giản và dễ áp dụng, góp phần rút ngắn thời gian chữa trị mụn.

Bên cạnh đó, O2 SKIN sử dụng máy móc, sản phẩm điều trị mụn nhập khẩu chính hãng. Cùng quy trình sát khuẩn, sát trùng kỹ lưỡng dụng cụ, thiết bị trước và sau khi thực hiện giúp đảm bảo an toàn cho làn da, tránh viêm nhiễm hay lây nhiễm chéo.

Cuối cùng, yếu tố tạo ấn tượng nhất với khách hàng là chi phí hợp lý, công khai minh bạch trên website và được nhân viên tư vấn rõ ràng trước khi điều trị; cũng như không phát sinh thêm chi phí nào khác ngoài mong muốn của quý khách. 

mụn bọc ở mũi có tự hết được không

Bác sĩ da liễu O2 SKIN luôn tiến hành kiểm tra tình trạng da kỹ càng, sau đó đề xuất lộ trình điều trị tối ưu, tiết kiệm nhất cho khách.

Nếu khách hàng có nhu cầu thăm khám da và mong muốn trải nghiệm thử dịch vụ của O2 SKIN, vui lòng để lại thông tin liên hệ để nhân viên hỗ trợ ngay nhé!

3.3. Các phương pháp kết hợp trị mụn bọc ở mũi tại nhà

Điều trị mụn bọc ở mũi tại nhà cần kết hợp giữa rất nhiều yếu tố để có thể làm giảm sự lây lan của mụn và giúp kiểm soát mụn viêm kịp thời.

  • Kết hợp dược mỹ phẩm trị mụn: Ngoài việc điều trị với bác sĩ da liễu ở phòng khám, bạn đừng quên kết hợp sử dụng các dược mỹ phẩm (theo chỉ định) nhằm hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.
  • Chăm sóc da khoa học: Sau khi được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc da khoa học, bạn nên tuân thủ sát sao việc dùng thuốc uống, thuốc bôi và dược mỹ phẩm theo lộ trình cá nhân hoá giúp đẩy nhanh tốc độ gom cồi, đẩy mụn và mờ thâm.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý: Ngoài thực hiện vệ sinh, chăm sóc làn da kỹ càng, bạn cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, tạo điều kiện cho da sáng khỏe từ bên trong. Chẳng hạn như không được thức khuya, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, hạn chế ăn đồ cay nóng, bổ sung rau củ quả, uống đủ nước, luyện tập thể thao…
  • Loại bỏ các thói quen xấu: Bên cạnh đó còn một số thói quen không tốt mà bạn nên loại bỏ ngay để tránh tình trạng mụn nặng hơn, ví dụ như chống cằm, sờ tay cạy, nặn mụn, ngoáy mũi…
Tại O2 SKIN, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên tình trạng da từng người thiết kế lộ trình, phương pháp điều trị thích hợp và lựa chọn dược mỹ phẩm an toàn sử dụng tại nhà. Nhờ đó mang lại hiệu quả trị mụn, mờ thâm cao nhất cho bạn.

4. Cần lưu ý gì để ngừa mụn bọc ở mũi?

Bạn có thể chủ động ngăn ngừa mụn bọc xuất hiện ở mũi ngay từ đầu bằng một số gợi ý hữu ích bên dưới để tránh làn da bị tổn thương, mất thẩm mỹ:

  • Ăn uống khoa học: Bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất cơ bản (gồm chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất), trong đó ưu tiên ăn thực phẩm giàu chất xơ (như trái cây, rau xanh…) giúp đẹp da. Thêm vào đó, hãy tránh tiêu thụ đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường, nhiều muối… nhằm hạn chế da tiết nhiều dầu, gây bít tắc nang lông.
  • Kiểm soát sự căng thẳng, ngủ đủ giấc: Bạn cũng đừng quên giữ tâm lý thoải mái, sảng khoái mỗi ngày thay vì mãi âu lo bằng cách học thiền, học yoga, đi bộ sau giờ làm, giờ học mệt mỏi. Đồng thời, bạn tránh thức quá khuya (sau 11 giờ đêm) vì thói quen đó không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi vào ban ngày, mà còn gia tăng nguy cơ nổi mụn bọc rất cao.
  • Vệ sinh da cẩn thận trước khi đi ngủ: Bạn cân nhắc sử dụng những sản phẩm dược mỹ phẩm an toàn, lành tính để tẩy trang, rửa mặt đều đặn 2 lần/ngày. Bên cạnh đó, hãy đều đặn tẩy tế bào chết cho da nhẹ nhàng 1 – 2 lần/tuần giúp hạn chế tế bào sừng, da chết gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Hạn chế rửa mặt quá nhiều: Rửa mặt với sữa rửa mặt nhẹ dịu 2 lần/ngày (mỗi buổi sáng khi thức dậy và mỗi buổi tối trước khi ngủ) là vừa đủ, giúp lấy sạch bụi bẩn, bã nhờn… Ngoài ra, nếu bạn có làn da dầu thì có thể cân nhắc rửa mặt với nước sạch thêm một vài lần trong ngày để cảm thấy thoải mái hơn.
  • Không sờ tay lên mặt thường xuyên: Sờ tay lên mặt, nhất là ở nơi có mụn, là một thói quen không tốt mà bạn phải loại bỏ ngay, bởi có khả năng khiến mụn sưng viêm to hơn, lây lan ra các khu vực lân cận.
  • Không tự nặn mụn: Bạn không nên tự ý nặn mụn ở nhà vì nếu lấy nhân mụn sai kỹ thuật, lấy không sạch thì tình trạng mụn sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, bạn hãy đến cơ sở da liễu tin cậy để điều dưỡng viên hỗ trợ gom cồi, lấy nhân hiệu quả nhé.

cách trị mụn bọc ở mũi

Bạn không nên tự nặn mụn bọc ở mũi vì có thể để lại sẹo xấu và khiến mụn lây lan sang các vùng da khác.

Hy vọng những chia sẻ từ bài viết kể trên mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Có thể thấy, tuy mụn bọc ở mũi là một trong những loại mụn “cứng đầu”, khó điều trị thành công ngay từ lần đầu tiên, nhưng khi tìm đúng cách, được thực hiện bởi cơ sở da liễu đáng tin cậy thì không còn đáng lo ngại. 

Xem Thêm

Câu Hỏi Thường Gặp

Mụn bọc ở mũi có tự hết được không?

Tình trạng mụn bọc ngay mũi không thể tự khỏi nếu không điều trị đúng cách. Nghiêm trọng hơn, khi mụn tồn tại trong thời gian dài, sẽ trở nên chai sần, để lại sẹo và khó điều trị hơn.

Mụn bọc ở mũi bao lâu thì khỏi?

Mụn bọc ở mũi, trán, cằm từ lúc bắt đầu xuất hiện nhân đỏ, rồi sưng lên cho đến khi hình thành nhân mụn và khô cồi mất từ 5 – 6 ngày. Tuy nhiên, thời gian mụn bọc gom cồi sẽ khác nhau tuỳ vào cơ địa của mỗi người. 

Do đó, bạn cần giữ gìn vệ sinh vùng da mặt sạch sẽ và tuyệt đối không nặn khi mụn chưa chín (vì có khả năng để lại tổn thương do mụn). Ngoài ra, bạn có thể rút ngắn thời gian khô cồi bằng cách sử dụng thuốc bôi, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Mụn bọc không điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả gì?

Nếu bạn không điều trị mụn bọc kịp thời thì sẽ để lại những hậu quả dưới đây:

  • Mụn lây lan sang các vùng da khác khiến bạn đau nhức, mất tự tin.
  • Hình thành vết thâm do mụn để lại.
  • Để lại sẹo rỗ, sẹo lõm.
  • Khả năng phục hồi của làn da không còn như lúc ban đầu khiến bạn tiêu tốn nhiều chi phí và thời gian điều trị hơn.

mụn bọc ngay mũi

Ngay khi da xuất hiện mụn bọc, bạn nên đến phòng khám da liễu để bác sĩ tư vấn hướng xử trí phù hợp.

Hạn chế mụn bọc như thế nào trong ăn uống hàng ngày?

Sau khi điều trị, mụn bọc vẫn có thể quay trở lại bình thường nhưng bạn có thể thực hiện một số điều sau để hạn chế mụn tái phát:

  • Không sờ tay lên da và không tự ý nặn mụn tại nhà.
  • Với các nốt mụn mới, bạn nên sử dụng kem bôi, thuốc uống giúp gom cồi nhanh hơn theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu.
  • Che chắn, bảo vệ da cẩn thận trước ánh sáng mặt trời, bụi bẩn… bằng cách đội mũ/nón rộng vành, đeo kính râm, thoa kem chống nắng… 
  • Tẩy trang, làm sạch da, thực hiện dưỡng da với sản phẩm chăm sóc da thích hợp vào mỗi cuối ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.

Xử lý mụn bọc bị vỡ như thế nào để hạn chế sẹo rỗ?

Khi mụn bọc bị vỡ, nếu xử lý không đúng cách sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, lây lan sang các vùng khác. Để hạn chế được tình trạng sẹo khi mụn vỡ, bạn cân nhắc tham khảo cách xử lý dưới đây:

  • Bước 1: Làm sạch da bàn tay với muối loãng hoặc xà phòng diệt khuẩn trước khi chạm vào vùng da bị mụn.
  • Bước 2: Lấy vải mềm hay bông gạc y tế lau sạch dịch mủ bị vỡ quanh nốt mụn. Sau đó dùng vải/bông gạc thấm nước muối sinh lý lau lại một lần nữa tránh mụn lây lan.
  • Bước 3: Sử dụng tăm bông nhẹ nhàng lấy hết phần nhân mụn còn lại.
  • Bước 4: Vệ sinh da mặt bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn còn sót trên da.
  • Bước 5: Thực hiện chườm đá lạnh nhẹ nhàng khu vực xung quanh nốt mụn giúp giảm đau, giảm sưng và miệng vết thương nhanh co lại.
  • Bước 6: Sử dụng kem trị mụn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguồn tham khảo

  1. Cleveland Clinic. 05 02 2022. Nodular Acne. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22888-nodular-acne (đã truy cập 09 04 2024).
  2. Kristeen Cherney. 06 03 2022. What Is Nodular Acne and How Is It Treated?. https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/nodular-acne (đã truy cập 09 04 2024).

Bài viết cùng chuyên mục

Tips Giảm Nhờn Hiệu Quả Cho Da Mụn Viêm Nhạy Cảm

Tips Giảm Nhờn Hiệu Quả Cho Da Mụn Viêm Nhạy Cảm

Một gương mặt bóng nhẫy, da đổ nhờn và bụi bẩn tích tụ trên da nhạy cảm là những nguyên nhân phổ biến gây nên…
Xem Chi Tiết
Da Bị Mụn Đầu Đen Nên Dùng Sản Phẩm Gì?

Da Bị Mụn Đầu Đen Nên Dùng Sản Phẩm Gì?

Mụn đầu đen tuy không nguy hiểm nhưng với sự xuất hiện nhiều, dai dẳng làm làn da kém mịn màng và mất thẩm mỹ,…
Xem Chi Tiết
3 Sai Lầm Khiến Bạn Trị Mụn Thất Bại

3 Sai Lầm Khiến Bạn Trị Mụn Thất Bại

Bạn đã tốn rất nhiều tiền bạc và công sức để trị mụn nhưng vẫn không thành công? Hãy cùng O₂ SKIN tìm hiểu xem…
Xem Chi Tiết
Gợi ý 11 loại kem chống nắng cho da dầu mụn tốt hiện nay

Gợi ý 11 loại kem chống nắng cho da dầu mụn tốt hiện nay

Sử dụng kem chống nắng là bước cần thiết giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV trong ánh nắng mặt trời. Tuy…
Xem Chi Tiết
Mụn trứng cá ở lưng do đâu? Cách trị mụn lưng nhanh, hiệu quả

Mụn trứng cá ở lưng do đâu? Cách trị mụn lưng nhanh, hiệu quả

Mụn trứng cá là một bệnh lý về da phổ biến, không chỉ riêng trên mặt mà còn xuất hiện ở cả lưng. Mụn trứng…
Xem Chi Tiết
TOP 6 cách trị mụn lưng tại nhà hiệu quả và tiết kiệm nhất

TOP 6 cách trị mụn lưng tại nhà hiệu quả và tiết kiệm nhất

Trị mụn lưng không còn là vấn đề nan giải! Bạn có thể tự tin diện những trang phục hở lưng vì đã có ngay…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook