Mụn bọc ở cằm: Nguyên nhân, cách điều trị và các lưu ý cần biết

BS CKI Nguyễn Phạm Đan Thùy

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Nguyễn Phạm Đan Thùy

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Sưng tấy, viêm đau là những dấu hiệu phổ biến của mụn bọc. Trường hợp nổi mụn bọc ở cằm có thể do rối loạn nội tiết tố hay chăm sóc da chưa đúng cách. Để trị mụn bọc dưới cằm và ngăn ngừa mụn tái phát hiệu quả bạn hãy cùng O2 SKIN tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé. 

1. Mụn bọc ở cằm là gì?

Mụn bọc ở cằm thường là loại mụn viêm đang ở giai đoạn phát triển nặng của mụn trứng cá. Chúng có kích thước lớn khoảng từ 4 ~ 6mm, bên trong có thể không có nhân hoặc có nhân cứng, mủ trắng, viêm đỏ trên da. Tình trạng mụn bọc ở cằm thường gây sưng đau, đôi khi gây ngứa và khó chịu.

mụn bọc ở cằm

Mụn bọc ở cằm thường sưng đau, viêm, bên trong có nhân hoặc không nhân.

Mụn bọc ở cằm được chia thành 3 loại gồm:

  • Mụn bọc có nhân: Thường mọc thành từng nốt to, nằm sâu trong da và nang lông nên rất lâu khỏi, có đầu trắng, khi sờ vào có cảm giác cứng và đau. Mụn bọc có nhân nếu bị tác động sai cách như dùng tay hay vật sắc nhọn để lấy nhân mụn rất dễ gây viêm nhiễm nặng và để lại sẹo rỗ trên da.
  • Mụn bọc không nhân: Mụn bọc to, không có đầu trắng, dùng tay sờ vào sẽ thấy cộm và cứng, gây đau nhức. Thực chất loại mụn bọc này vẫn có nhân nhưng nằm ẩn sâu dưới da và nang lông, gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Nếu như lấy mụn bọc không nhân sai cách sẽ để lại sẹo rỗ trên da.
  • Mụn bọc bị chai: Thường có nhân mụn khô cứng và các nốt mụn chuyển sang màu đen thâm. Khi các nhân mụn bọc không được loại bỏ hoàn toàn sẽ ẩn sâu dưới da và dần hình thành nên mụn bọc chai cứng. Biến thể này khiến da không đều màu và gây mất thẩm mỹ.

2. Mụn bọc dưới cằm phát triển thế nào?

Mụn bọc dưới cằm sẽ phát triển qua các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn tăng tiết bã nhờn: Khi mà cơ thể có sự thay đổi về hormone thì tuyến bã nhờn thời điểm này sẽ hoạt động quá mức nên tiết ra nhiều dầu thừa, bã nhờn hơn.
  • Giai đoạn tăng sừng: Nếu như quá trình tái tạo của da có rối loạn, các tế bào sừng không bong ra đúng theo chu kỳ thay mới da hoặc da lão hóa chậm bong sừng thì nang lông sẽ bít tắc. Bên cạnh đó, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh cùng với tác nhân khác như bụi bẩn mà vệ sinh không đúng cách sẽ càng gây bít tắc lỗ chân lông phát sinh mụn.
  • Giai đoạn tăng vi khuẩn gây mụn: Khi lỗ chân lông không được làm sạch và gây bít tắc sẽ tạo môi trường kỵ khí làm cho vi khuẩn C.acnes phát triển mạnh mẽ và cũng chính vi khuẩn này lại làm thay đổi tính chất tế bào sừng gây bít tắc nang lông thêm.
  • Giai đoạn viêm: Khi vi khuẩn C.acnes tấn công, cơ thể sẽ có cơ chế tự bảo vệ, bạch cầu đến để bảo vệ vùng da này và vì thế hình thành nên các vết u sưng tấy đỏ. Nếu như không xử lý đúng cách và kịp thời, những vi khuẩn này sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn làm cho nốt mụn bọc sưng to và gây đau nhức. Sau đó sẽ tạo thành màng bọc bao quanh nhân chứa dịch mủ vàng hoặc trắng.

Tình trạng mụn bọc dưới cằm thông thường sẽ dễ gặp phải đối với trẻ vị thành niên, phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh.

3. Nguyên nhân gây nổi mụn bọc ở cằm

Trước khi tìm hiểu về cách trị mụn bọc ở cằm như thế nào cho hiệu quả, bạn cần biết rõ nguyên nhân gây ra chúng. Dưới đây là 7 nguyên nhân xuất hiện tình trạng mụn bọc dưới cằm.

nguyên nhân mụn bọc ở cằm

Đa phần mụn bọc ở cằm là do nhiều lý do như rối loạn nội tiết tố, vệ sinh da không đúng cách,…

3.1. Tăng sinh tiết dầu

Các tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh làm tăng khả năng tiết dầu trên da. Đặc biệt, vùng chữ T (cằm, hai bên má, mũi và trán) nên làm da luôn trong tình trạng bóng dầu. Khi da tiết nhiều dầu gặp phải bụi bẩn, vi khuẩn,… sẽ gây nên tình trạng bít tắc và hình thành nên mụn bọc ở mũi, má, cằm, trán,…

3.2. Rối loạn hóc-môn

Đa phần những người trong độ tuổi dậy thì có nhiều khả năng bị nổi mụn bọc dưới cằm, do nồng độ hormone androgen tăng cao sẽ làm tăng tiết dầu, dẫn đến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, đang có kinh nguyệt hoặc trong thời kỳ mãn kinh cũng bị nổi mụn bọc ở cằm. Các tình trạng khác như hội chứng đa nang buồng trứng cũng có thể làm mất cân bằng nội tiết tố, tăng tiết dầu, tế bào chết và sinh ra mụn bọc ở cằm.

3.3. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Do thói quen ăn uống thường xuyên các thực phẩm chiên xào, hoặc thức ăn nhanh, các loại đồ uống có gas, đồ ngọt, sữa,… cũng có gây ảnh hưởng đến nội tiết tố, làm da tăng tiết dầu nhờn khiến tình trạng mụn bọc, viêm xuất hiện thường xuyên hơn.

3.4. Vệ sinh da không đúng cách

Khi da tăng tiết dầu quá nhiều mà không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển, đặc biệt ở cằm là nơi có nhiều tuyến bã nhờn. Ngoài ra, khi dùng sản phẩm làm sạch da chứa xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, độ pH cao thời gian dài cũng khiến da bị quá khô và làm tổn thương đến hàng rào bảo vệ da.

3.5. Dùng mỹ phẩm không hợp da, mỹ phẩm kém chất lượng

Sữa rửa mặt, kem dưỡng hay đồ trang điểm không phù hợp da có thể làm bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến mụn bọc ở cằm. Ví dụ những sản phẩm có chứa silicon hoặc dầu có hàm lượng cao oleic acid như dầu olive, tinh dầu quả bơ sẽ khiến tình trạng da đổ dầu nhiều hơn, có thể gây ra mụn.

3.6. Thói quen sờ tay lên mặt, tự cạy nặn mụn

Thói quen sờ tay lên mặt vô tình đưa nhiều vi khuẩn lên da. Vì tay thường xuyên tiếp xúc hầu hết mọi vật xung quanh, nên chắc chắn chứa rất nhiều vi khuẩn, nếu bạn sờ tay lên mặt sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn lây lan và gây nổi mụn bọc. Đồng thời, tự cạy nặn mụn bằng tay còn dẫn đến các vấn đề như viêm da, nhiễm trùng. Đặc biệt là đối với mụn bọc, mụn mủ sẽ càng dễ bị nhiễm trùng hơn, gây sưng và đau nhức.

mụn bọc ở cằm nguyên nhân

Một số thói quen xấu như sờ tay lên mặt hoặc tự cạy nặn mụn cũng khiến cho mụn bọc dễ lây lan hơn.

3.7. Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc

Thường xuyên thức khuya, không ngủ đủ giấc có thể làm giảm sức đề kháng cơ thể, da tăng tiết nhờn nhiều hơn, nhất là ở khu vực tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như cằm, hai bên má,… từ đó gây nên mụn bọc. 

Với bất kỳ nguyên nhân nào bạn cũng nên tìm cho mình cách khắc phục phù hợp nhất. Việc điều trị mụn bọc từ nguyên nhân sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho làn da. Không nhiều cơ sở trị mụn ở TP.HCM làm được điều này. Đa phần đều tập trung vào giải quyết triệu chứng, nhưng nguyên nhân gây mụn vẫn chưa được loại bỏ. Đây là lý do nhiều người trị mụn xong nhưng mụn vẫn tái phát. Do đó cần tìm hiểu kỹ những nơi uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho làn da của bạn.

4. Các cách trị mụn bọc ở cằm chuẩn y khoa

Mụn bọc ở cằm tùy vào mức độ mà thời gian điều trị khác nhau. Nhưng nhìn chung việc điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ mang lại hiệu quả tốt và ít để lại di chứng cho da. Dưới đây là những cách trị mụn bọc cằm hiệu quả.

4.1. Sử dụng thuốc thoa trị mụn 

Dùng các loại thuốc trị mụn bọc ở cằm là phương pháp phổ biến, vì chúng có khả năng làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết, diệt khuẩn, gom cồi mụn và giảm sự phát triển của nhân mụn. 

Các loại thuốc thoa trị mụn thường chứa các hoạt chất như Benzoyl Peroxide, AHA/BHA/PHA, Axit azelaic, Retinoid,… 

nổi mụn bọc ở cằm

Dùng thuốc thoa trị mụn giúp kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ gom cồi mụn nhanh hơn.

4.2. Dùng thuốc uống/ kháng sinh giảm viêm

Dùng thuốc uống hay kháng sinh đường uống có tác dụng giảm sự phát triển của các vi khuẩn trên da, mang lại hiệu quả trị mụn bọc nhanh hơn. Có nhiều loại thuốc kháng sinh đường uống được sử dụng để cải thiện mụn bọc ở cằm, trong đó nhóm kháng sinh thường được sử dụng là kháng sinh nhóm Tetracyclin (Doxycycline và Minocycline).

Tuy nhiên, đối với việc sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Bạn không nên tự mua thuốc để tránh gặp những tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị. Tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn dùng đúng lúc, đúng thuốc, đúng liều và đúng cách giúp tình trạng mụn bọc sớm cải thiện.

4.3. Công nghệ IPL

IPL là công nghệ sử dụng ánh sáng phổ rộng chuyển hóa thành nhiệt năng để diệt khuẩn mụn trên da. Ngăn ngừa nổi mụn bọc ở cằm tái phát và lây lan sang vùng da khác. Công nghệ IPL chỉ tác động sâu vào lớp trung bì và các ổ vi khuẩn gây viêm để điều trị mụn bọc, điều tiết bã nhờn trên da. 

Khi điều trị mụn bọc ở cằm bằng công nghệ IPL bạn nên tránh tẩy lông, peel da, sử dụng sản phẩm có chứa vitamin A. Đồng thời nên tránh nắng ít nhất 2 tuần, không dùng bất kỳ loại nước hoa hoặc chất khử mùi nào trên vùng điều trị. Đặc biệt, bạn nên chọn cơ sở uy tín có máy móc hiện đại để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị cao.

cách trị mụn bọc ở cằm

Công nghệ IPL có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm và điều tiết bã nhờn giúp giảm mụn bọc hiệu quả.

4.4. Liệu pháp laser

Liệu pháp laser có các bước sóng tác động trực tiếp lên da, các lớp cấu trúc da sẽ hấp thụ năng lượng từ tia laser giảm tình trạng mụn, kháng viêm, đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây nổi mụn bọc. Tia laser còn có khả năng kích thích tái tạo tế bào, cải thiện sẹo mụn khá hiệu quả.

Đối với cách chữa mụn bọc ở cằm bằng laser, bạn cần lưu ý bôi kem chống nắng để bảo vệ da, tránh sử dụng sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh,… và tuân thủ chế độ chăm sóc theo hướng dẫn của chuyên gia để mang lại hiệu quả tốt nhất sau điều trị.

4.5. Peel retinol

Peel retinol giúp loại bỏ tế bào da chết, kích thích tế bào được tái tạo da mới và mịn màng. Ngoài ra, phương pháp này còn làm cho các nốt mụn bọc gom cồi nhanh và làm mờ vết thâm nám. Thời gian điều trị ngắn, phục hồi nhanh và hiệu quả lâu dài.

Với phương pháp này, sau quá trình peel có thể gây đỏ hơi căng da. Trong vài ngày đầu sẽ thấy da sạm đi, khô, bong tróc và cực kỳ nhạy cảm. Do đó, bạn cần phải che chắn thật kĩ, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời và dùng kem chống nắng để bảo vệ da.

bị mụn bọc ở cằm

Peel da giúp loại bỏ tế bào da chết, tái tạo tế bào da mới và giảm mụn sưng viêm.

5. Cách trị mụn bọc ở cằm tại nhà

Đối với một số trường hợp tình trạng mụn bọc ở cằm nhẹ có thể điều trị tại nhà với các phương pháp sau:

5.1. Giữ da sạch, rửa mặt 2 lần/ngày

Luôn giữ cho da sạch, thông thoáng và hạn chế bụi bẩn tích tụ bằng cách rửa mặt bằng sữa rửa mặt 2 lần mỗi ngày và tẩy trang trước khi đi ngủ. Ngoài ra sau khi tập thể dục bạn cũng nên rửa mặt nhé.

Bạn chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa chất tẩy mạnh. Thao tác rửa mặt nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay, massage theo chuyển động tròn và sau đó rửa mặt lại bằng nước ấm.

5.2. Chườm lạnh

Chườm đá lạnh cũng là cách chữa mụn bọc ở cằm tại nhà hiệu quả, giúp giảm sưng viêm và đỏ. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ bằng sữa rửa mặt, bạn dùng một miếng vải sạch bọc đá, rồi chườm lên vết mụn khoảng 5 – 10 phút.

5.3. Đắp mặt nạ thiên nhiên 

Sử dụng mặt nạ thiên nhiên là cách trị mụn bọc ở cằm tại nhà được nhiều người áp dụng. Một số nguyên liệu có thể giúp bạn giảm mụn gồm:

cách chữa mụn bọc ở cằm

Đắp mặt nạ thiên nhiên hỗ trợ giảm sưng viêm, cải thiện mụn bọc dưới cằm.

  • Nha đam

Trong nha đam có nhiều thành phần chống viêm giúp giảm sưng đau và lành vết thương nhanh hơn. Ngoài ra, phần gel nha đam có chứa hợp chất aloin có khả năng giảm sắc tố trên da, cải thiện thâm mụn.

Cách thực hiện: Nha đam rửa sạch và lấy phần thịt bên trong. Rửa mặt sạch và lau khô da, đắp nha đam lên vùng da chứa mụn. Thời gian từ 15 – 20 phút và rửa mặt lại bằng nước sạch.

  • Giấm táo

Giấm táo chứa nhiều axit hữu cơ giúp làm khô lớp dầu thừa trên da, thông qua đó tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm, hạn chế để lại sẹo thâm do mụn. 

Cách thực hiện: Bạn chỉ cần pha loãng giấm táo với nước ấm, rồi dùng bông tẩy trang bôi lên vùng da bị mụn. Để yên trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

  • Trà xanh

Trà xanh có dưỡng chất polyphenol catechin và nhiều chất chống oxy hóa giúp chống viêm, bảo vệ da. Không chỉ vậy, trong trà xanh còn chứa epigallocatechin gallate có khả năng giảm nồng độ androgen, giảm nhờn, ngừa nổi mụn. 

Cách thực hiện: Trộn đều bột trà xanh và mật ong. Sau khi đã làm sạch da, bạn đắp hỗn hợp này lên da. Giữ yên trong vòng 15 phút và rửa mặt lại bằng nước sạch. 

Lưu ý: Các cách trị mụn bằng nguyên liệu thiên nhiên chưa được kiểm chứng về độ hiệu quả. Bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện, có thể kiểm tra trên vùng da nhỏ để xem có dị ứng hay không nhé.

6. Lưu ý khi điều trị mụn bọc ở cằm

Để trị mụn bọc dưới cằm hiệu quả, bạn đừng bỏ qua một số lưu ý sau đây:

  • Không tự ý nặn mụn tại nhà, nặn mụn không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn và để lại sẹo.
  • Không tự ý dùng kháng sinh uống không có sự kê đơn của bác sĩ. Dùng kháng sinh như vậy sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này điều trị mụn bọc sẽ khó khăn hơn.
  • Kiên trì đồng hành trong suốt quá trình điều trị mụn bọc cùng bác sĩ. Thời gian điều trị mụn bọc từ 2-8 tuần tùy vào mức độ và cơ địa của mỗi người.
  • Cần chọn cơ sở điều trị uy tín, có bác sĩ da liễu thăm khám để đưa ra phương pháp điều trị mụn bọc phù hợp giúp giảm mụn hiệu quả và an toàn.

Điều trị mụn chuẩn Y khoa – Hiệu quả và ngừa tái phát tại O2 SKIN

Phòng khám O2 SKIN – tự hào là địa chỉ điều trị mụn chuyên sâu, đã đồng hành và trị mụn thành công cho hơn 489.000 khách hàng. Bạn hoàn toàn yên tâm khi đến điều trị mụn tại O2 SKIN vì:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, tư vấn trung thực và lập phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng mụn giúp mang đến hiệu quả điều trị tối ưu và an toàn cho từng khách hàng.
  • Bác sĩ có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị mụn để tăng hiệu quả như dùng thuốc uống, thuốc bôi và các phương pháp chăm sóc ngoài da như peel da, chiếu ánh sáng sinh học, điện di. Cam kết chỉ tư vấn sản phẩm, dịch vụ cần thiết cho từng thời điểm điều trị và không nói sai sự thật về tác dụng của sản phẩm hay dịch vụ.
  • Điều trị đúng ngay từ bước đầu tiên với sự tư vấn của bác sĩ da liễu, giúp tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian, đạt hiệu quả điều trị tối ưu và ngăn ngừa mụn tái phát.
  • Chi phí điều trị mụn hợp lýbảng giá được công khai rõ ràng trên website chính thức của O2 SKIN, đồng thời bác sĩ cũng sẽ thông báo cụ thể chi phí khi tư vấn. Ngoài ra, khách hàng có thể thanh toán theo từng lần điều trị nên chủ động về tài chính hơn. 
  • Bác sĩ, dược sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể về quy trình chăm sóc da tại nhà để bạn thực hiện, góp phần duy trì làn da khỏe và ngăn ngừa mụn tái phát. Đồng thời, O2 SKIN luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình điều trị như giải đáp những thắc mắc về tình trạng da, sản phẩm sử dụng,… 

Đặt hẹn khám da và tư vấn để có phác đồ điều trị phù hợp và sớm hết mụn nhé! 

trị mụn bọc ở cằm

Ngoài bác sĩ da liễu giỏi và trang thiết bị trị mụn hiện đại, O2 SKIN còn có nhà thuốc đạt chuẩn GPP, đảm bảo các sản phẩm chăm sóc da chính hãng, an toàn khi sử dụng. 

7. Cách phòng ngừa nổi mụn bọc dưới cằm

Khi hiểu được nguyên nhân gây mụn bọc, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa mụn bọc tái phát khi thực hiện những thói quen sau:

  • Ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước và tập luyện thể thao sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể được cải thiện, từ đó da dẻ cũng sẽ hồng hào và tươi trẻ hơn
  • Không quên chống nắng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Da đang bị mụn rất dễ bị sưng, viêm và để lại vết thâm khi tiếp xúc với ánh nắng. Vì vậy, hãy chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên.
  • Hạn chế trang điểm để tránh gây bít tắc cho da. Các thành phần trong mỹ phẩm trang điểm rất dễ sinh mụn nếu sử dụng tần suất quá nhiều và không làm sạch kỹ.
  • Hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng. Đồng thời vệ sinh sạch sẽ thường xuyên chăn, ga, gối, nệm, khăn mặt,… để hạn chế vi khuẩn, gây ra mụn khi tiếp xúc lên da.
  • Làm sạch da 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Trường hợp da đổ dầu quá nhiều vào buổi trưa hoặc sau khi tập thể dục, bạn có thể rửa mặt với nước sạch.
  • Tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần để loại bỏ lớp da chết, lớp sừng, da khô,… thông thoáng lỗ chân lông, ngăn tế bào chết tích tụ, gây tắc lỗ chân lông và sinh mụn bọc ở cằm.
  • Không để tóc gần cằm hoặc chống tay lên cằm vì tóc và tay chứa nhiều bụi bẩn, dầu thừa nên khi tiếp xúc với da dễ sinh mụn, kích ứng, mẩn đỏ.

cách ngăn ngừa nổi mụn bọc ở cằm

Xây dựng chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa mụn bọc dưới cằm.

Mụn bọc ở cằm xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có thể điều trị dứt điểm mụn bọc mà ít để lại các di chứng cho da như sẹo, thâm,… thì cần có sự đồng hành cùng bác sĩ chuyên khoa. Ngoài việc kết hợp các phương pháp điều trị thì bạn cũng nên giữ cho mình thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học để duy trì và ngăn ngừa mụn tái phát nhé.

Xem thêm

Câu Hỏi Thường Gặp

Nổi mụn bọc ở cằm có phải là mụn nội tiết không?

Như đã nói ở trên, mụn bọc có thể do nhiều nguyên nhân như rối loạn nội tiết, da tiết nhiều dầu, vệ sinh da không đúng cách, thói quen sinh hoạt hay ăn uống không khoa học,… Vì thế mụn bọc dưới cằm chưa hẳn là mụn nội tiết. Để biết chính xác nguyên nhân gây ra mụn cũng như cách điều trị phù hợp, bạn nên gặp bác sĩ da liễu để thăm khám.

Mụn bọc ở cằm có nên nặn không?

Mụn bọc ở cằm có thể nặn khi mụn đã hết sưng viêm và gom cồi. Nếu mụn còn dấu hiệu sưng viêm, chưa gom cồi thì bạn không nên nặn để tránh gây viêm nhiễm, làm mụn lây lan ra các vùng da khác.

Mụn bọc dưới cằm có tự xẹp không?

Khác với các loại mụn khác, mụn bọc không thể tự xẹp. Đây là ổ viêm hình thành do tắc nghẽn lỗ chân lông nên vi khuẩn không thể thoát ra ngoài, vì vậy cần can thiệp để điều trị kịp thời. 

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu tình trạng mụn bọc nghiêm trọng, kéo dài dai dẳng, ngày càng sưng to, có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, mụn mủ dày đặc, mẩn đỏ. Ngoài ra, trường hợp mụn bọc xuất hiện những nốt sần hoặc mụn nang chiếm diện tích lớn trên da gây đau nhức, khó chịu, mất thẩm mỹ khuôn mặt bạn cũng nên liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Nguồn tham khảo

  1. Verywell Health, “How to Identify and Treat Acne Conglobata” – 26/01/2024, https://www.verywellhealth.com/acne-conglobata-overview-4158219 (đã truy cập 15/04/2024)
  2. Medical News Today, “What to do when pimples do not go away” – 24/03/2020, https://www.medicalnewstoday.com/articles/pimples-that-wont-go-away (đã truy cập 15/04/2024)
  3. Cleveland Clinic, “Home Remedies for Acne: Do They Work?” – 30/01/2024, https://health.clevelandclinic.org/home-remedies-for-acne (đã truy cập 15/04/2024)

Bài viết cùng chuyên mục

TOP 13 serum cho da dầu mụn, lỗ chân to tốt nhất hiện nay

TOP 13 serum cho da dầu mụn, lỗ chân to tốt nhất hiện nay

Vì da dầu tiết dầu nhờn liên tục (nhiều nhất là vùng chữ T, kể cả khi trời mát mẻ) nên dễ khiến lỗ chân…
Xem Chi Tiết
Các bước skincare cho tuổi dậy thì đơn giản, ngừa mụn trứng cá

Các bước skincare cho tuổi dậy thì đơn giản, ngừa mụn trứng cá

Mụn trứng cá là vấn đề thường gặp ở tuổi dậy thì có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như rối loạn quá trình…
Xem Chi Tiết
Cách thải độc da nhiễm corticoid tại nhà

Cách thải độc da nhiễm corticoid tại nhà

Thải độc da nhiễm corticoid tại nhà đang là mối quan tâm của nhiều người khi trót sử dụng nhầm sản phẩm chứa corticoid. Trước…
Xem Chi Tiết
Mụn tuổi dậy thì: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Mụn tuổi dậy thì: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Có không ít bạn trẻ hiện nay gặp vấn đề nổi mụn tuổi dậy thì. Điều này làm các bạn mất đi sự tự tin…
Xem Chi Tiết
Cách trị mụn tuổi dậy thì và những điều cơ bản cần nắm

Cách trị mụn tuổi dậy thì và những điều cơ bản cần nắm

Lựa chọn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì nam hay nữ an toàn và hiệu quả từ lâu đã trở thành câu hỏi…
Xem Chi Tiết
Thuốc trị mụn tuổi dậy thì chuẩn y khoa

Thuốc trị mụn tuổi dậy thì chuẩn y khoa

Các loại thuốc trị mụn trứng cá tuổi dậy thì trên thị trường hiện nay rất đa dạng, chúng có thể đơn lẻ hoặc là…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook