Mụn mạch lươn là gì và vì sao nó lại gây khó chịu đến vậy? Mụn mạch lươn kéo dài không chỉ gây sưng đau khó chịu, mà còn có thể gây sẹo lồi, sẹo lõm, làm biến dạng bề mặt da. Việc điều trị mụn nên thực hiện càng sớm càng tốt, hạn chế mụn chuyển biến phức tạp, để lại các biến chứng nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về loại mụn này cũng như nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, mời bạn đọc xem ngay bài viết sau đây.
1. Mụn mạch lươn là gì?
Mụn mạch lươn (Acne Conglobata) hay còn còn được gọi là mụn trứng cá cụm hoặc mụn trứng cá mạch lươn. Mụn này là sự hình thành từ các nang hoặc túi mủ liên kết thành từng cụm, tạo thành những hang hốc nhiều lỗ dò ngoằn ngoèo sâu dưới da rất mất thẩm mỹ. Mụn mạch lươn thường gây sưng đau và có nguy cơ lan rộng.
Do đó, đây là một loại mụn nặng, cần được chú ý, can thiệp y khoa sớm để tránh các tổn thương da nghiêm trọng và ngăn ngừa biến chứng.
2. Dấu hiệu của mụn mạch lươn
Sau đây là những dấu hiệu nhận biết mụn mạch lươn là như thế nào mà bạn nên quan tâm:
- Tổn thương: Sẩn, cục đau và cứng, nang mềm, có thể đơn độc hoặc mọc thành cụm, các ổ áp xe tạo nhiều lỗ dò, bên trong chứa mủ.
- Sau khi u nang vỡ ra gây sẹo lồi hoặc sẹo lõm.
- Vị trí thường gặp ở mặt, ngực, lưng.
- Bệnh này có thể có biểu hiện ngoài da, chủ yếu là đau đa khớp và viêm khớp.
Mụn mạch lươn thường xuất hiện thành từng cụm, dạng u nang và sưng đau, khó chịu.
3. Nguyên nhân gây mụn mạch lươn
Mụn mạch lươn chủ yếu xuất phát từ các ổ viêm nhiễm, áp xe và sự tái phát mụn kết hợp cùng các yếu tố nguy cơ.
3.1. Nguyên nhân gây mụn mạch lươn
- Do vi khuẩn: Vi khuẩn Cutibacterium avidum, C.acnes phát triển trong lỗ chân lông khi da tăng tiết dầu nhờn quá mức, gây bít tắc lỗ chân lông và kích thích enzyme gây viêm, hình thành mụn mạch lươn.
- Tiếp xúc hóa chất: Việc tiếp xúc thường xuyên với hydrocarbon thơm, halogen hóa hoặc nuốt phải halogen (ví dụ: thuốc tuyến giáp, thuốc gây ngủ,..) cũng gây nên mụn mạch lươn.
- Do tác động của thuốc: Thuốc lithium thường được dùng điều trị rối loạn lưỡng cực. Loại thuốc này có thể làm tăng hoạt động hệ miễn dịch, tăng phản ứng viêm trên da, giải phóng histamine từ các túi chứa trong da. Histamine có thể loại bỏ cả các mô khỏe mạnh, dẫn đến da nổi mụn, đỏ ngứa.
3.2. Các yếu tố nguy cơ
- Sự thay đổi hormone testosterone: Hormone này sẽ kích thích tuyến bã nhờn sản xuất dầu nhiều hơn, từ đó làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông. Khi dầu thừa và tế bào chết tích tụ trong lỗ chân lông, vi khuẩn gây mụn sẽ có điều kiện phát triển, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm sâu dưới da, hình thành nên các ổ mụn mạch lươn lớn và dễ lan rộng.
- Di truyền: Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc mụn mạch lươn. Nếu trong gia đình bạn có người từng bị loại mụn này thì khả năng cao bạn cũng có nguy cơ mắc phải.
- Sử dụng steroid đồng hóa: Steroid đồng hóa nhân tạo giúp tăng cơ bắp bằng cách hoạt động giống như testosterone. Việc lạm dụng loại thuốc này có thể gây xuất hiện nhiều mụn.
- Tác nhân từ môi trường: Khói bụi, nấm mốc, khí hậu nóng ẩm hay thời tiết thay đổi thất thường, ánh nắng mặt trời,… dễ khiến da bị tổn thương hoặc tăng tiết mồ hôi và dầu nhờn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển mạnh hơn.
4. Các phương pháp điều trị mụn mạch lươn
Khi bị mụn mạch lươn bạn nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn phương pháp phù hợp. Mụn mạch lươn có thể điều trị với các phương pháp như:
4.1. Thuốc bôi trị mụn
Nhằm kiểm soát tình trạng mụn mạch lươn, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi tại chỗ có thành phần benzoyl peroxide, tretinoin, acid azelaic để loại bỏ bã nhờn và tế bào chết.
Lưu ý, việc sử dụng thuốc trị mụn cần được bác sĩ da liễu chỉ định và kê đơn để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, khi thoa thuốc bạn nên vệ sinh da và tay sạch sẽ, tránh cọ xát quá mạnh hoặc đè lên mặt rất dễ nhiễm trùng vết mụn.
Bôi thuốc trị mụn có chứa các thành phần như benzoyl peroxide hoặc corticosteroids sẽ hỗ trợ tiêu viêm, diệt vi khuẩn gây mụn.
4.2. Thuốc uống trị mụn
Bên cạnh thuốc bôi, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với thuốc uống để điều trị mụn mạch lươn như:
- Thuốc Isotretinoin: Đây là loại thuốc mạnh giúp giảm sản xuất dầu nhờn, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông, giảm vi khuẩn gây mụn và nguy cơ viêm nhiễm. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó cần theo dõi chặt chẽ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh: Các loại kháng sinh như doxycycline, minocycline và tetracycline giúp kiểm soát vi khuẩn gây mụn và giảm viêm. Theo đó, thuốc kháng sinh thường được kê trong một thời gian ngắn để tránh kháng thuốc.
- Thuốc tránh thai và thuốc điều hòa hormone: Đối với phụ nữ, một số loại thuốc tránh thai có thể giúp cân bằng hormone và kiểm soát mụn mạch lươn. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể kê thuốc điều hòa hormone như spironolactone để giảm sản xuất dầu và ngăn ngừa mụn.
Lưu ý: Tất cả các loại thuốc trên đều là thuốc kê toa và chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Bạn tuyệt đối không tự ý mua và dùng để tránh gặp phải các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là khi đang có ý định mang thai. |
4.3. Can thiệp điều trị ngoại khoa
Với tình trạng mụn mạch lươn bị viêm nhiễm nặng, việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa, bao gồm:
- Tiêm triamcinolone, corticosteroids: Khi được tiêm vào ổ mụn có thể ức chế viêm và thu nhỏ các nốt mụn, tránh mụn có xu hướng lan rộng hoặc viêm nặng hơn.
- Hút và dẫn lưu dịch mủ: Phương pháp hút và dẫn lưu dịch mủ trong điều trị mụn mạch lươn là quy trình y khoa nhằm loại bỏ các dịch mủ tích tụ sâu trong ổ mụn, giúp giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
- Liệu pháp lạnh: Phương pháp này sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng như thiết bị đông lạnh hoặc đá lạnh. Khi áp dụng nhiệt độ lạnh lên vùng da bị mụn, các mạch máu sẽ co lại, giảm lưu lượng máu đến khu vực viêm, từ đó giúp giảm tình trạng sưng tấy và đau nhức. Đồng thời còn giúp làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn lây lan hoặc tái phát.
- Laser CO2: Việc sử dụng tia laser carbon dioxide để mở u nang, kết hợp với liệu pháp tretinoin tại chỗ có thể giúp giảm mụn, ngăn ngừa sự xuất hiện của các tổn thương mới.
Liệu pháp áp lạnh trong y khoa sẽ giúp giảm tình trạng sưng tấy và viêm mụn.
- Phẫu thuật: Phương pháp này thường được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ da liễu. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ trên da để loại bỏ các nang lớn, chứa mủ, hoặc các ổ mụn cứng đầu. Các mô mụn sẽ được lấy ra khỏi da, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và thúc đẩy quá trình hồi phục da.
Lời khuyên: Mụn mạch lươn là dạng mụn nghiêm trọng, quá trình điều trị phức tạp, cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ để kiểm soát mụn hiệu quả. Do đó, bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa da liễu uy tín, có bác sĩ dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo an toàn.
Trong hơn 9 năm hoạt động, O2 SKIN luôn đặt sự an toàn và hiệu quả là những tiêu chí hàng đầu trong mọi phương pháp điều trị tại phòng khám. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuyên môn cao và cơ sở vật chất hiện đại, O2 SKIN tự hào là đơn vị tiên phong trong điều trị mụn chuẩn y khoa, giúp bạn sớm lấy lại làn da sáng mịn khỏe mạnh.
Đến đây, bạn sẽ được thăm khám, soi da bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu dày dặn kinh nghiệm. Bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị cá nhân hóa, đảm bảo an toàn và phù hợp với từng khách hàng. Đặc biệt, tùy tình trạng mụn, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau như thuốc uống/ bôi, peel da, laser,…. để tác động đến mụn một cách tối ưu, giảm sưng viêm, mờ thâm và ngừa sẹo, dưỡng da khỏe hơn.
Bác sĩ O2 SKIN 100% đều có chứng chỉ hành nghề và dày dặn kinh nghiệm sẽ thăm khám, tư vấn phác đồ điều trị mụn phù hợp. Hơn hết, qua những lần tái khám bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ điều trị dựa vào tiến triển của làn da để mang lại kết quả cao hơn, giúp bạn rút ngắn thời gian trị mụn. Song song, bác sĩ còn hướng dẫn cách chăm sóc da tại nhà để kiểm soát mụn và ngăn ngừa tái phát. Để chứng thực cho năng lực điều trị mụn của O2 SKIN, không gì đáng tin cậy hơn bởi những đánh giá trực tiếp từ khách hàng đã trị mụn thành công tại phòng khám. Điển hình trong số đó là trường hợp của bạn Lê Trung Tín (Sinh viên, TP. Thủ Đức). Chỉ vì sử dụng thuốc rượu mà Trung Tín phải đối mặt với tình trạng mụn nghiêm trọng, gương mặt xuất hiện nhiều mụn trứng cá từ mụn ẩn cho đến mụn viêm, mụn bọc ở 2 bên má, dưới cằm và cổ. Nhận thấy làn da ngày càng tệ hơn, Tín đã tìm kiếm các phòng khám da liễu và quyết định thăm khám tại O2 SKIN. Sau khi khám da bác sĩ đã xây dựng phác đồ điều trị cho bạn đó là kết hợp thuốc uống/ bôi, lấy nhân mụn, điện di, chiếu ánh sáng và đắp mặt nạ. Nhờ kiên trì và tin tưởng theo phác đồ của bác sĩ, sau 3 tháng tình trạng mụn ẩn và viêm của Tín đã giảm đáng kể, làn da cải thiện được đến 90%, giúp bạn tự tin và hạnh phúc hơn rất nhiều. > Làn da sáng khỏe và mịn màng đang chờ bạn, hãy liên hệ O2 SKIN để được bác sĩ thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, an toàn, hiệu quả! |
5. Các biến chứng của mụn mạch lươn
Những trường hợp điều trị mụn mạch lươn sai cách đều có thể dẫn đến các biến chứng như sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm, sẹo phì đại, u hạt sinh mủ, làm biến dạng bề mặt da, ảnh hưởng đến tâm lý,… Do đó, ngay khi bị mụn, bạn nên sớm đến thăm khám với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
6. Hướng dẫn chăm sóc da bị mụn mạch lươn
Ngoài việc thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, khi bị mụn mạch lươn, bạn nên chăm sóc da đúng cách để làm giảm triệu chứng của mụn và ngăn ngừa tái phát như:
- Vệ sinh da với sản phẩm dịu nhẹ 2 lần/ngày để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn tích tụ.
- Thao tác vệ sinh da nhẹ nhàng, không được dùng lực hoặc chà xát quá mạnh.
- Không sờ chạm, gãi hoặc nặn mụn dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Không được tự ý đắp thuốc hoặc các loại lá lên vùng da bị mụn để tránh khiến da bị kích ứng.
- Bảo vệ da và che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài bằng áo khoác, khẩu trang, kính râm,…
- Uống nhiều nước để giữ ẩm cho làn da, tránh da bị khô khiến các triệu chứng mụn nghiêm trọng hơn.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất từ trái cây, rau xanh giúp da được khỏe mạnh từ bên trong.
- Tránh thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, cay nóng hoặc nước ngọt, rượu, bia,…
- Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, nên ngủ sớm và đủ giấc, tập thể dục đều đặn và tránh căng thẳng.
Làm sạch da bằng các sản phẩm dịu nhẹ là bước không thể thiếu để góp phần làm giảm tình trạng mụn.
Trên đây là các thông tin giải đáp cho mụn mạch lươn là gì. Theo đó, đây là tình trạng mụn nặng, nên cần được xử lý sớm và đúng cách để tránh các biến chứng không mong muốn. Nếu bạn gặp phải mụn mạch lươn, đừng ngần ngại tìm đến bác sĩ da liễu để được điều trị hiệu quả, an toàn. Bằng cách xác định đúng nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ giúp bạn lấy lại làn da khỏe mạnh.
7. Câu hỏi thường gặp
7.1. Mụn mạch lươn có tự hết không?
Đây là dạng mụn nghiêm trọng, do tính chất viêm nhiễm nặng và sự kết hợp của các nang mụn sâu dưới da nên không thể tự hết. Do đó, bạn nên sớm đến các cơ sở da liễu uy tín, có bác sĩ thăm khám cẩn thận để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
7.2. Có nên nặn mụn mạch lươn không?
Bạn không nên nặn mụn mạch lươn, vì không chỉ làm tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn mà còn gây viêm nhiễm, sẹo lồi hoặc thâm. Hơn nữa, khi nặn mụn, vi khuẩn từ tay và dụng cụ không được khử trùng có thể xâm nhập vào da, làm tổn thương và lây lan mụn.
7.3. Có thể điều trị khỏi hoàn toàn mụn mạch lươn không?
Mụn là tình trạng mãn tính, không thể khỏi hoàn toàn nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát tình trạng mụn cũng như giảm thiểu các triệu chứng nếu áp dụng đúng phương pháp và chăm sóc da đúng cách.