Chat Tư Vấn
Facebook

7 cách trị mụn ẩn ở má hiệu quả nhất

Hướng dẫn trị mụn ẩn ở má an toàn và hiệu quả

7 cách trị mụn ẩn ở má hiệu quả nhất

Mụn ẩn ở má là kết quả của sự tắc nghẽn dầu thừa, tế bào chết và vi khuẩn trên da, gây ra sự mất cân bằng hệ khuẩn chí da, hình thành nên các nốt mụn li ti sâu bên dưới da. Mặc dù đôi khi khó nhìn thấy mụn ẩn nhưng chúng làm cho bề mặt da sần sùi, kém mịn màng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu mụn ẩn là gì, nguyên nhân hình thành mụn ẩn và cách chữa trị mụn ẩn đỏ ở má một cách an toàn và hiệu quả.

Hướng dẫn trị mụn ẩn ở má an toàn và hiệu quả
Hướng dẫn trị mụn ẩn ở má an toàn và hiệu quả

7 cách trị mụn ẩn ở má an toàn và hiệu quả

Có rất nhiều cách trị mụn ẩn ở má, mụn ẩn ở cằm dưới đây là tổng hợp 7 cách thường xuyên được áp dụng cho các tình trạng mụn ẩn, mang lại hiệu quả cao.

7 cách trị mụn ẩn ở má an toàn và hiệu quả
7 cách trị mụn ẩn ở má an toàn và hiệu quả

Tổng hợp 7 cách trị mụn ẩn ở má thường được áp dụng nhất hiện nay:

  • Trị mụn ẩn ở má bằng cách tẩy tế bào chết và làm sạch da đúng cách
  • Chăm sóc da mụn ẩn với các sản phẩn phù hợp tình trạng.
  • Sử dụng dầu tràm trà để trị mụn ẩn, mụn ẩn dưới cằm
  • Cách trị mụn ẩn ở má bằng thực phẩm
  • Trị mụn ẩn bằng thuốc bôi chứa thành phần bong sừng
  • Trị mụn ẩn ở má bằng thuốc uống
  • Trị mụn ẩn ở má bằng liệu pháp nội tiết

Mụn ẩn là gì?

Mụn ẩn ở má là kết quả của sự tắc nghẽn dầu thừa, tế bào chết và vi khuẩn trên da, khi không được làm sạch sẽ hình thành nên các nhân mụn nhỏ li ti bên dưới da. Vì chúng khá sâu nên mụn ẩn thường có một ít hoặc không nhô lên (do đó được gọi là mụn ẩn). Khu vực bị mụn ẩn thường có bề mặt xù xì, kém mịn màng. Mụn ẩn thường có màu trùng với màu da hoặc có thể trông hơi đỏ hoặc nâu, tùy thuộc vào màu da của bạn.

Mụn ẩn ở má nổi dưới da không gây sưng viêm như các loại mụn khác
Mụn ẩn ở má nổi dưới da không gây sưng viêm như các loại mụn khác

Mụn ẩn có thể hình thành khi vi khuẩn và bã nhờn dư thừa làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Điều này cũng tương tự như cách mà các mụn khác hình thành. Vậy sự khác biệt là gì? Không giống như các loại mụn khác, mụn ẩn không ở bề mặt da mà nằm sâu hơn ở dưới da. Và đó là lý do tại sao chúng tồn tại rất lâu trên da và không thể tự hết nếu không có biện phát chăm sóc và điều trị khoa học. Ngoài ra nếu không được điều trị sớm, mụn ẩn có thể chuyến biến thành mụn viêm, gây đau nhức và rất dễ để lại sẹo.

Mụn ẩn xuất hiện ở những vùng da có nhiều tuyến dầu như mặt, cổ, vai, lưng và ngực. Những người có làn da dầu có thể dễ bị nổi mụn ẩn hơn những người có làn da khô.

Nguyên nhân gây mụn ẩn ở má

Các tuyến dầu trên da được gọi là tuyến bã nhờn. Các lỗ nhỏ trên da, được gọi là lỗ chân lông, được kết nối với các tuyến bã nhờn bằng một ống gọi là nang. Các tuyến bã nhờn tiết ra dầu gọi là bã nhờn thông qua việc mở một nang lông để bảo vệ da và giữ ẩm cho da. Nếu lỗ chân lông bị tắc do tế bào da chết, thì bã nhờn sẽ không thể tiếp cận bề mặt da. Không đi đến đâu, chất nhờn tích tụ trong tuyến bã nhờn và phát triển thành mụn ẩn.

Các nốt mụn ẩn ở má hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau
Các nốt mụn ẩn ở má hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau

Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi của nội tiết tố đôi khi cũng có thể gây ra tình trạng tiết quá nhiều bã nhờn trên da. Điều này xảy ra vào những thời điểm cụ thể trong cuộc đời, chẳng hạn như trong quá trình dậy thì hoặc mang thai.

Sử dụng một số loại thuốc cũng có thể góp phần gây ra mụn ẩn như Corticosteroid đường uống và một số loại thuốc tránh thai. Bên cạnh đó còn có thể do một số nguyên nhân mụn ẩn khác, như là:

Thường xuyên nằm nghiêng

Nằm nghiêng đồng nghĩa với việc áp má và một bề mặt khác như gối hoặc nệm trong một thời gian dài. Nếu không vệ sinh gối hoặc nệm sạch sẽ, các vi khuẩn có hại tồn tại trên các bề mặt này sẽ xâm nhập vào da và gây nên mụn ẩn ở má.

Không thay khẩu trang thường xuyên

Trải qua đại dịch Covid-19, việc đeo khẩu trang đã trở nên cực kỳ phổ biến và hầu như là thói quen bắt buộc mỗi khi ra ngoài của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, hơi thở từ miệng mang theo rất nhiều vi khuẩn. Và nếu khẩu trang không được thay thường xuyên, những vi khuẩn này sẽ bám vào da mặt, gây nên mụn ẩn ở má. Ngoài ra, khi đeo khẩu trang quá lâu có thể gây bí da, khiến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, làm cho tình trạng mụn càng trở nên trầm trọng.

Thói quen sờ tay lên má

Một số người có thói quen chống tay lên má khi suy nghĩ hoặc khi buồn ngủ. Tuy nhiên, tay là một bộ phận tiếp xúc rất nhiều với các vật khác, cũng đồng nghĩa tay mang rất nhiều vi khuẩn. Vì thế, dù đang trong tình trạng bị mụn ẩn đỏ ở má hay không có mụn, hãy hạn chế tối đa việc đưa tay lên má.

Trong trường hợp nghiêm trọng, hỗn hợp tế bào da chết và bã nhờn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trên da, tích tụ trong nang lông bị tắc nghẽn. Vi khuẩn này được gọi là Propionibacterium acnes (P. acnes). Khi điều này xảy ra, vi khuẩn tạo ra các enzym và hóa chất, thu hút các tế bào bạch cầu. Điều này dẫn đến đỏ, sưng, nóng và đau – được gọi chung là viêm

Cách trị mụn ẩn ở má tại nhà

“Làm thế nào để hết mụn ẩn ở má?” là câu hỏi cực kì phổ biến đối với những ai gặp tình trạng này. Mụn ẩn có thể cần nhiều thời gian để điều trị khỏi. Vì thế hãy thử áp dụng các cách skincare cho da mụn ẩn dưới đây để có thể rút ngắn thời gian điều trị. Để tăng hiệu quả, hãy luôn đảm bảo tay sạch sẽ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị tại nhà nào.

Mụn ẩn ở má dạng nhẹ có thể tự điều trị ở nhà
Mụn ẩn ở má dạng nhẹ có thể tự điều trị ở nhà

Tẩy tế bào chết và làm sạch da đúng cách

Nguyên nhân trực tiếp gây mụn ẩn là do sự tích tụ lâu ngày của bã nhờn, tế bào chết, da dày sừng. Khi chúng ta tẩy tế bào chết và làm sạch da đúng cách có thể giúp làm sạch lớp da chết, tạo điều kiện cho các nang lông “giải phóng ách tắc”, từ đó các nhân mụn ẩn sâu bên dưới da được đào thải ra bên ngoài.

Ngoài ra, bạn chỉ rửa mặt hai lần một ngày hoặc khi ra nhiều mồ hôi. Da dễ nổi mụn ẩn và có thể bị kích ứng nếu vệ sinh quá thường xuyên.

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp

Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không chứa thành phần sinh nhân mụn. Tìm kiếm các sản phẩm chứa các thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng trên da nhạy cảm, tốt nhất là không chứa cồn khô và không chứa hương liệu.

Có thể bổ sung các sản phẩm chứa thành phần AHA, BHA hoặc thành phần thuộc nhóm Retioids với nồng độ thấp. Tuy nhiên, đây là các thành phần kích thích bong sừng và dễ gây khô da nên cần có một chế độ chăm sóc và bảo vệ da kỹ lưỡng. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sỹ trước khi sử dụng để lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất, hạn chế tình trạng kích ứng da.

Sử dụng dầu tràm trà

Tràm trà có chứa các hợp chất chống vi khuẩn và có thể là một cách trị mụn ẩn ở má thay thế nhẹ nhàng cho thuốc kháng sinh và các phương pháp điều trị khác. Để có hiệu quả tối ưu, hãy sử dụng sản phẩm có chứa 5% tinh dầu tràm trà hoặc cao hơn. Áp dụng hai lần một ngày cho đến khi mụn ẩn dần được cải thiện.

Cách trị mụn ẩn ở má bằng thực phẩm

Chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình trạng mụn. Nên xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Dưới đây là một số gợi ý về các sản phẩm có thể giúp bạn cải thiện tình trạng mụn ẩn của mình:

  • Các loại rau củ quả và trái cây chứa nhiều Vitamin và khoáng chất dồi dào: Thì là, bông cải xanh, cà rốt, khoai tây,… là những thực phẩm chứa nhiều chất kháng khuẩn, giúp thúc đẩy quá trình sinh sản tế bào da mới, chống lão hóa cho da và hỗ trợ điều trị mụn ẩn.
  • Trái cây tươi và mọng nước: Dâu tây, việt quất, mâm xôi, cam, dưa hấu,… rất tốt cho quá trình phục hồi và cải thiện làn da.
  • Các loại cá béo: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ
  • Thực phẩm giàu kẽm: hHu, thịt bò, gà, lợn, trứng, ngũ cốc, nấm,…
  • Các loại hạt khô: Hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hạt điều… 

Các cách chữa mụn ẩn ở má bằng thuốc và các phương pháp y khoa

Nếu mụn ẩn không được giải quyết dễ dàng tại nhà, đặc biệt đau đớn hoặc có vẻ bị nhiễm trùng, hãy tìm gặp Bác sĩ Da Liễu để nhận được các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn. Các cách chữa mụn ẩn ở má trên lâm sàng bao gồm:

Gặp Bác sĩ Da Liễu để được điều trị bằng các phương pháp Y khoa
Gặp Bác sĩ Da Liễu để được điều trị bằng các phương pháp Y khoa

Trị mụn ẩn ở má bằng thuốc bôi

“Tại chỗ” có nghĩa là các liệu pháp điều trị trên da .Thông thường, cách tiếp cận đầu tiên để điều trị mụn ẩn là dùng thuốc bôi ngoài da. Các loại thuốc bôi trị mụn ẩn đỏ ở má thông thường bao gồm: thuốc trị mụn klenzit ms, klenzit c, megaudo

  • Benzoyl peroxide: Chất này giúp khử trùng này làm giảm vi khuẩn trên da. Nó có dạng kem hoặc gel.
  • Retinoids: Cũng có sẵn dưới dạng gel hoặc kem, chúng hoạt động bằng cách tăng tốc độ luân chuyển tế bào da và giảm sản xuất bã nhờn. Tretinoin và Adapalene là Retinoids bôi ngoài da được sử dụng để điều trị mụn ẩn ở má. Mặc dù Retinol được bán rất nhiều bên ngoài thị trường dưới dạng không kê đơn để điều trị mụn, chống lão hóa. Tuy nhiên, trước khi chọn mua một sản phẩm có chứa retinol, bạn cần hiểu retinol là gìcông dụng của Retinol để đạt hiệu quả tốt nhất cho làn da. 
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh tại chỗ làm giảm vi khuẩn trên da có thể gây ra mụn ẩn. Chúng có sẵn dưới dạng kem dưỡng da hoặc gel. Tuy nhiên các loại thuốc trị mụn chứa kháng sinh là sản phẩm cần được bác sĩ chỉ định, không nên tự mua và sử dụng để tránh xảy ra các tình trạng đề kháng kháng sinh, dẫn đến việc điều trị kém hiệu quả.

Nên tham khảo Bác sĩ da liễu để đánh giá tình trạng mụn ẩn ở má và hướng dẫn lựa chọn sản phẩm  phù hợp.

Trị mụn ẩn ở má bằng thuốc uống

Nếu mụn ẩn không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại chỗ, Bác sĩ Da Liễu có thể trị mụn ẩn thông qua việc đường uống kết hợp các phương pháp tại chỗ.

Thuốc kháng sinh 

Một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng để giảm vi khuẩn trong da từ trong ra ngoài. Các loại phổ biến nhất bao gồm:

  • Clindamycin (chẳng hạn như Cleocin)
  • Erythromycin (chẳng hạn như E-Mycin)

Trị mụn ẩn ở má bằng liệu pháp nội tiết 

Đây là một cách chữa mụn ẩn ở má thường được kê cho phụ nữ. Bác sĩ có thể đề xuất thuốc tránh thai nếu bạn chưa sử dụng thuốc tránh thai. Một lựa chọn điều trị nội tiết tố phổ biến khác là Spirolactone, một chất chẹn thụ thể Androgen Steroid tổng hợp. Co-cyprindiol cũng là chất giúp giảm sản xuất bã nhờn. Nó thường được kê đơn khi mụn trứng cá nặng không đáp ứng với điều trị kháng sinh.

Phòng ngừa mụn ẩn ở má

Bên cạnh các cách trị mụn ẩn kể trên thì các biện pháp phòng ngừa cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Để giảm nguy cơ bị mụn ẩn, chúng ta có thể:

Thường xuyên giặt vỏ gối và các vật dụng tiếp xúc với da mặt khác
Thường xuyên giặt vỏ gối và các vật dụng tiếp xúc với da mặt khác
  • Thường xuyên làm sạch các vật dụng tiếp xúc với da: Thường xuyên giặt vỏ gối và các vật dụng khác tiếp xúc với da mặt. Đặc biệt là những người có thói quen nằm nghiêng. Tế bào da chết và vi khuẩn tích tụ trên vải khi tiếp xúc với vùng má có thể gây tắc lỗ chân lông và gây mụn ẩn trên má.
  • Sử dụng sản phẩm dưỡng da không sinh nhân mụn: Hãy xác định tuýp da của bạn và đưa ra các lựa chọn mua sản phẩm phù hợp dành riêng cho tuýp da và tình trạng da của mình.
  • Tham vấn Bác sĩ Da Liễu: Nếu mụn ẩn vẫn tiếp tục xảy ra thường xuyên hoặc trở nên nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để có được lời khuyên về cách chữa mụn ẩn ở má.
  • Đừng cố gắng nặn mụn: Mụn ẩn đỏ ở má nằm khá sâu dưới da. Vì thế, việc cố gắng nặn mụn sẽ chỉ gây kích ứng thêm và có thể gây nhiễm trùng hoặc để lại sẹo. Nếu cảm thấy thực sự cần lấy nhân mụn, hãy đến gặp Bác sĩ Da Liễu để được lấy nhân mụn một cách an toàn nhất.

Câu hỏi thường gặp

Mụn ẩn ở má thường biến mất sau khoảng 1 tháng với các phương pháp điều trị thích hợp. Nhưng chúng có thể tồn tại rất lâu dưới da nếu chúng ta không có biện pháp xử lý kịp thời. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dầu nhờn và tế bào da chết có thể làm bít lỗ chân lông sâu dưới da, gây tích tụ vi khuẩn và gây nhiễm trùng, sưng viêm và nguy cơ để lại sẹo rất cao. Vì vậy khi bị mụn cần được điều trị sớm để tránh làm cho tình trạng mụn nặng hơn

Việc cải thiện mụn ẩn có thể mất vài tháng hoặc hơn, tùy thuộc vào phương pháp điều trị, cơ địa, tình trạng mụn và mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân cùng các yếu tố khác ảnh hưởng đến mụn. Với tình trạng nhẹ bạn có thể mất từ 1-2 tháng cho việc điều trị mụn chuẩn y khoa. Tình trạng mụn ẩn số lượng nhiều, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 3-4 tháng. Tuy nhiên với phác đồ trị mụn chuẩn y khoa của O2 SKIN cùng thời gian điều trị có thể được rút ngắn nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị và không ngắt quãng liệu trình.

Bài viết được tổng hợp, tham khảo và chọn lọc từ tài liệu lưu hành nội bộ của O2 SKIN, giúp bạn có thêm kiến thức đúng về chăm sóc da và điều trị mụn hiệu quả.Cập nhật: 28/07/2023

Các thông tin được O2SKIN chia sẻ nhằm mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa của bác sĩ cho từng cá nhân. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Print Friendly, PDF & Email
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Đăng ký điều trị mụn tại O2 SKIN

Phòng khám chuyên khoa da liễu O2 SKIN

Hotline đặt hẹn: 1900 3147

Đăng Ký Tư Vấn Trị Mụn Ngay

Call Now