Mẹ bầu bị mụn sinh xong có hết không? Trị mụn sau sinh cần lưu ý gì?

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Nhiều mẹ bầu cho rằng da nổi nhiều mụn là do đang mang thai, chỉ cần sinh xong thì cơ thể sẽ ‘thay máu’ và trả làn da về trạng thái ban đầu nên không cần điều trị. Vậy chính xác mẹ bầu bị mụn sinh xong có hết không? Theo dõi ngay bài viết, O2 SKIN sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này một cách rõ ràng nhé!

1. Vì sao mẹ bầu bị mụn trong thai kỳ?

Mặc dù cơ chế hình thành mụn phức tạp và chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng một số thay đổi về nội tiết tố và sinh lý trong các giai đoạn thai kỳ góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá. Cụ thể, ở một số phụ nữ trước khi mang thai đã có tình trạng mụn trứng cá thì nồng độ estrogen tăng cao dần trong thai kỳ sẽ làm da tăng sản xuất dầu nhiều hơn. Ngoài nội tiết tố thay đổi, mụn thai kỳ có thể hình thành do nhiều yếu tố khác như:

  • Chế độ ăn không lành mạnh, tiêu thụ nhiều thức ăn ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chứa chất kích thích,…
  • Tình trạng stress/căng thẳng thường xuyên.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.
  • Thói quen khiến da tiếp xúc với vi khuẩn như chạm tay lên mặt, áp điện thoại lên mặt khi nghe – gọi, nằm ngủ với vỏ gối bẩn,…

Tình trạng mụn trứng cá nghiêm trọng trong thai kỳ còn có thể xuất hiện do các yếu tố nguy cơ như mẹ bầu tuổi trẻ (tuổi ≤ 25), lần đầu mang thai, kinh nguyệt không đều trước đó, hội chứng buồng trứng đa nang, cân nặng của mẹ cao và thai nhi thấp và giới tính thai nhi là nữ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu trực tiếp chứng minh các yếu tố trên gây ra mụn trứng cá trong thời gian mang thai.

Mụn trứng cá khi mang thai có thể nhẹ, trung bình hoặc thậm chí nghiêm trọng và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó, mụn có thể đến và đi hoặc kéo dài suốt thai kỳ.

Vì sao bầu bị mụn?

Thay đổi hormone trong thai kỳ là nguyên nhân chính khiến nhiều mẹ bầu bị nổi mụn.

2. Giải đáp: Mẹ bầu bị mụn sinh xong có hết không?

Việc sau sinh hết mụn không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây mụn của mỗi mẹ bầu. Cụ thể:

  • Mụn do nội tiết tố là chủ yếu: Sau 3 tháng đầu thai kỳ hoặc sau sinh mụn sẽ dần biến mất, nhưng vết thâm và sẹo lõm vẫn còn.
  • Mụn do các nguyên nhân khác (chế độ ăn uống, sinh hoạt,…): Sau khi sinh xong, tình trạng mụn mụn vẫn tiếp diễn, thậm chí bùng phát nghiêm trọng hơn. Mụn sau sinh có thể là mụn đầu đen, mụn đầu trắng hoặc mụn ẩn. Mụn xuất hiện ở bất kỳ vị trí trên cơ thể, đặc biệt là ở trên mặt cụ thể như trán, cằm và má. Do những vị trí này tiết ra nhiều bã nhờn, dễ bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.

3. Cách trị mụn sau sinh an toàn, hiệu quả

Để cải thiện tình trạng mụn sau sinh, mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau:

3.1. Chú ý chăm sóc da đúng cách

Nếu muốn cải thiện tình trạng mụn sau sinh thì mẹ bỉm nên duy trì thói quen chăm sóc da đúng cách mỗi ngày. Theo đó, để chăm sóc mụn sau sinh mẹ nên tập trung vào các bước làm sạch, dưỡng ẩm và chống nắng cho da. Ngoài ra, mẹ nên tẩy da chết với tần suất phù hợp để giữ lỗ chân lông luôn thông thoáng, sạch sẽ, từ đó giảm mụn hiệu quả.

3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, lành mạnh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện mụn sau sinh hiệu quả. Do đó, muốn có làn da khỏe và hết mụn mẹ bỉm nên lưu ý:

  • Chế độ dinh dưỡng: Mẹ bỉm nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin (xoài, dưa hấu, lựu, cải xoăn, ớt chuông,…); chất xơ (đậu hà lan, rau cải xoăn, bông cải,…); omega-3 (cá hồi, hạt hướng dương, rau củ, ngũ cốc,…); uống đủ lượng nước cần thiết. Đồng thời, mẹ bỉm tránh ăn đồ ngọt chứa nhiều đường, món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đông lạnh,… vì đây là nguyên nhân gây nổi mụn nhiều hơn.
  • Chế độ sinh hoạt: Mẹ bỉm nên duy trì thói quen vận động, tập thể dục hàng ngày từ 20 – 30 phút để hỗ trợ cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ nên ngủ đúng giờ, đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng để hạn chế tình trạng rối loạn nội tiết tố khiến mụn tiến triển nghiêm trọng.

Chế độ sinh hoạt dành cho mẹ bầu bị mụn

Vận động thể chất 20 – 30 phút mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, đồng thời cải thiện tình trạng mụn sau sinh hiệu quả.

3.3. Giảm mụn sau sinh bằng nguyên liệu tự nhiên

Trị mụn sau sinh bằng nguyên liệu thiên nhiên được nhiều mẹ bỉm áp dụng bởi tính tiện dụng, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí.

  • Mật ong: Mật ong có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và ngăn ngừa mụn. Mẹ bỉm có thể trị mụn sau sinh bằng cách thoa một lớp mỏng mật ong lên vùng da bị mụn. Để mật ong lưu lại trên da 15 – 20 phút và dùng nước ấm rửa lại mặt là hoàn thành.
  • Giấm táo: Giấm táo có khả năng cân bằng độ pH và cấp ẩm cho da. Hơn nữa, thành phần acid alpha hydroxy trong giấm táo còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông, tăng cường sức khỏe làn da. Để giảm mụn, bạn nên trộn một phần giấm táo thô với ba phần nước cất. Ngâm một miếng bông gòn với hỗn hợp và thoa lên da để hút dầu. Lưu ý, nếu sau khi thoa hỗn hợp giấm táo da bị khô qua mức thì bạn nên ngừng ngay. Bên cạnh đó, bạn không sử dụng giấm nguyên chất trên da vì có thể gây bỏng da.
  • : Với thành phần giàu axit béo và vitamin E, trái bơ giúp dưỡng ẩm và làm dịu, giảm viêm và mụn trên da. Do đó, để giảm mụn sau sinh mẹ bỉm hãy nghiền nhuyễn bơ rồi thoa lên vùng da bị mụn để qua đêm. Sáng hôm sau, mẹ rửa mặt lại với nước sạch và lau khô da.
  • Hỗn hợp bột mì và nước dừa: Kết hợp bột mì và nước dừa có thể loại bỏ dầu thừa và làm sạch lỗ chân lông, từ đó cải thiện mụn. Cách trị mụn sau sinh từ hai nguyên liệu này như sau: Trộn một ít bột mì với nước dừa rồi khuấy đều để tạo thành hỗn hợp đặc. Sau đó, mẹ thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn và massage nhẹ nhàng 1 – 2 phút rồi rửa sạch.

3.4. Dùng thuốc bôi/ thuốc uống trị mụn

Để trị mụn sau sinh, mẹ bỉm có thể sử dụng thuốc bôi/thuốc uống trị mụn. Tuy nhiên, tùy vào trường hợp mẹ bỉm mà bác sĩ sẽ đề xuất loại thuốc trị mụn phụ hợp, cụ thể:

  • Trường hợp mẹ đang cho con bú: Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng sản phẩm benzoyl peroxid, Clindamycin tại chỗ cộng với BPO, lưu huỳnh để trị mụn. Bên cạnh đó, mẹ bỉm nên tránh dùng sản phẩm chứa Axit Azelaic, Axit salicylic hoặc glycolic, Retinoid tại chỗ, Metronidazole tại chỗ kết hợp BPO. Đặc biệt, mẹ bỉm được khuyến nghị không điều trị mụn bằng sản phẩm chứa retinoid.
  • Trường hợp mẹ bỉm không cho con bú: Để điều trị mụn sau dinh, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bỉm dùng retinoid tại chỗ, benzoyl peroxide, axit salicylic hoặc thuốc kháng sinh, thuốc kháng androgen,…

Lưu ý: Nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị mụn sau sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Lời khuyên: Muốn sạch mụn hiệu quả tốt nhất mẹ nên thăm khám chuyên sâu với bác sĩ da liễu để xác định gốc da và nắm rõ yếu tố cốt lõi gây mụn. Từ đó bác sĩ sẽ kê phác đồ điều trị phù hợp, an toàn cho mẹ và bé, tránh mụn trứng cá kéo dài gây viêm nhiễm, để lại thâm sẹo.

O2 SKIN – địa chỉ trị mụn chuẩn Y khoa được mẹ bỉm tin tưởng lựa chọn

Việc điều trị mụn sau sinh của mẹ bỉm giờ đây trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết – khi lựa chọn thăm khám tại phòng khám O2 SKIN. Bởi phòng khám hội tụ đầy đủ các yếu tố, đảm bảo mang đến mẹ trải nghiệm hài lòng, an tâm:

  • Đến O2 SKIN, mẹ bỉm được thăm khám, điều trị cùng bác sĩ da liễu giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Dựa vào tình trạng mụn và nguyên nhân gây mụn của mẹ bỉm, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp sử dụng thuốc bôi, thuốc uống phù hợp, an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Khám và điều trị mụn tại O2 SKIN

Đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, có kinh nghiệm thực hành trên nhiều trường hợp sẽ mang đến trải nghiệm điều trị mụn hiệu quả, an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

  • Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách chăm sóc da, sử dụng sản phẩm phù hợp để rút ngắn thời gian điều trị, da khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, nhà thuốc O2 SKIN đạt chuẩn GPP, cam kết sản phẩm trị mụn, chăm dưỡng da uy tín 100% chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đảm bảo chất lượng và an toàn.
  • Bác sĩ chủ động điều chỉnh phác đồ điều trị qua các lần tái khám để đẩy nhanh quá trình điều trị, mang lại hiệu quả tối đa. Tốt nhất là mẹ bỉm nên tái khám đúng lịch hẹn để quá trình trị mụn thuận lợi hơn.
  • Chi phí điều trị mụn tại O2 SKIN hợp lý, tư vấn rõ ràng, đảm bảo không chèo kéo khách hàng sử dụng thêm dịch vụ không cần thiết. Ngoài ra, mẹ bỉm có thể thanh toán theo từng lần điều trị, giúp chủ động trong việc sắp xếp tài chính. Xem bảng giá chi tiết.

>> Đừng để mụn sau sinh gây cản trở niềm vui chào đón con yêu. Liên hệ O2 SKIN đặt lịch hẹn thăm khám cùng các bác sĩ da liễu hàng đầu ngay hôm nay, mẹ nhé!

4. Một số lưu ý khi chăm sóc da mụn sau sinh

Để da sau sinh sạch mụn, sáng khỏe, mẹ bỉm nên lưu ý một số điều sau:

  • Không rửa mặt quá nhiều lần vì sẽ làm da mất độ ẩm, tăng sản xuất dầu và khiến mụn tiến triển nghiêm trọng.
  • Mẹ bỉm nên tẩy da chết do da định kỳ khoảng 1-2 lần/tuần để lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế mụn hình thành.
  • Mẹ không gãi hay nặn mụn vì có thể gây kích ứng da và để lại sẹo, thâm.
  • Mẹ bỉm nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài và gội đầu thường xuyên,…
  • Trước khi sử dụng sản phẩm trị mụn, mẹ bỉm nên kiểm tra bằng cách thoa sản phẩm lên vùng da nhỏ để quan sát dấu hiệu dị ứng da. Nếu có dấu hiệu nổi mẩn, ngứa, đỏ rát sau khi sử dụng sản phẩm thì nên dừng ngay và đến bác sĩ da liễu thăm khám.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1. Bôi kem đánh răng để trị mụn sau sinh được không?

Mẹ không nên bôi kem đánh răng để trị mụn sau sinh. Bởi vì sản phẩm không được sản xuất để sử dụng trên da và cũng không có tác dụng trị mụn. Hơn nữa, hàm lượng Triclosan trong kem đánh răng có khả năng tàn phá làn da người sử dụng. Do đó, việc mẹ thoa kem đánh răng thoa lên mụn có thể sẽ tăng cảm giác khó chịu, gây bỏng rát, thậm chí khiến mụn nghiêm trọng hơn.

5.2. Có phải bầu lần đầu lên mụn nhiều, lần sau sẽ nổi mụn chi chít?

Không có cơ sở chứng minh việc có bầu lần đầu lên mụn nhiều, lần sau sẽ mụn chi chít. Vì nguyên nhân gây mụn đến từ nhiều yếu tố như nội tiết tố, chế độ ăn uống, sinh hoạt, sản phẩm chăm sóc da, tình trạng stress,…. Nếu mang thai lần sau thì mẹ nên thực hiện tốt các bước chăm sóc da, đảm bảo dinh dưỡng lành mạnh và luôn giữ tinh thần vui vẻ. Nhờ đó làn da sẽ không chịu tổn thương hay nổi mụn như lần đầu thai nghén.

5.3. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm Meso trị mụn không?

Tiêm Meso trị mụn là kỹ thuật đưa hoạt chất đặc trị mụn (Vitamin, Khoáng chất, Salicylic acid, chất chống oxy hóa,…) vào sâu trong da. Qua đó ức chế vi khuẩn gây mụn, giảm viêm sưng, kiểm soát bã nhờn và tái tạo da, giúp điều trị và ngăn ngừa mụn.

Tuy nhiên, tiêm Meso không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú vì thuốc có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Nếu muốn trị mụn bằng phương pháp tiêm Meso mẹ hãy đợi qua 6 tháng đầu sau sinh. Chị em sau sinh không cho con bú thì có thể tiêm Meso, nhưng nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ tại cơ sở uy tín để biết mình có phù hợp với phương pháp meso hay không và loại hoạt chất cần sử dụng.

Nhìn chung, việc mang bầu bị mụn sinh xong có hết không còn tùy vào nguyên nhân gây mụn cụ thể. Trường hợp sau sinh mụn không hết thì mẹ bỉm nên đến cơ sở da liễu uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Nguồn tham khảo

  1. Healthline. All About Postpartum Breakouts. 19 08 2020. https://www.healthline.com/health/postpartum-acne (Truy cập 14 11 2024)
  2. Cleveland Clinic. Postpartum Acne. 11 02 2022. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24416-postpartum-acne (Truy cập 14 11 2024)

Bài viết cùng chuyên mục

Mụn mạch lươn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mụn mạch lươn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mụn mạch lươn là gì và vì sao nó lại gây khó chịu đến vậy? Mụn mạch lươn kéo dài không chỉ gây sưng đau…
Xem Chi Tiết
Mụn ẩn ở lưng do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Mụn ẩn ở lưng do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Mụn ẩn ở lưng là một vấn đề da liễu mà rất nhiều người gặp phải, nhưng lại thường xuyên bị bỏ qua vì chúng…
Xem Chi Tiết
8 cách trị mụn thịt hiệu quả, nhanh chóng bạn nên nắm rõ

8 cách trị mụn thịt hiệu quả, nhanh chóng bạn nên nắm rõ

Mụn thịt không gây đau, lành tính nhưng nếu để càng lâu thì sẽ gia tăng về số lượng và kích cỡ. Điều này ảnh…
Xem Chi Tiết
Thuốc Tazarotene là gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý nên biết

Thuốc Tazarotene là gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý nên biết

Trong các loại thuốc điều trị da liễu, Tazarotene được biết đến với khả năng cải thiện tình trạng mụn, vảy nến hiệu quả. Nhưng…
Xem Chi Tiết
Mặt mụn có nên đắp mặt nạ đất sét không? Sử dụng thế nào đúng?

Mặt mụn có nên đắp mặt nạ đất sét không? Sử dụng thế nào đúng?

Mặt nạ đất sét nổi bật với khả năng làm sạch sâu, loại bỏ dầu thừa, chống viêm cho da nên được khá nhiều người…
Xem Chi Tiết
Da mụn có nên dùng kem dưỡng ẩm? Cách chọn sản phẩm và các lưu ý

Da mụn có nên dùng kem dưỡng ẩm? Cách chọn sản phẩm và các lưu ý

Nhiều người cho rằng thoa kem dưỡng ẩm khi da đang nổi mụn sẽ gây bí bách, tắc nghẽn lỗ chân lông gây nổi mụn…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook