Ngoài các vấn đề thông thường như sưng viêm, đỏ và đau, một số người còn gặp phải mụn trứng cá có mùi hôi khó chịu. Điều này khiến họ không khỏi băn khoăn liệu tình trạng này có phải là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe làn da hay không. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa mụn trứng cá và mùi hôi, đồng thời tìm cách khắc phục hiệu quả.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mùi của mụn trứng cá
Mụn có mùi hôi có thể là do vi khuẩn, tế bào bạch cầu và các chất hoại tử khác trong mủ hoặc bã nhờn gây ra. Cụ thể, dưới đây là những yếu tố góp phần gây ra mụn trứng cá có mùi hôi:
- Loại vi khuẩn: Có rất nhiều loại vi khuẩn xâm nhập vào da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn trứng cá. Những loại vi khuẩn này, bao gồm cả vi khuẩn hiếu khí (vi khuẩn cần oxy để phát triển) và vi khuẩn kỵ khí đều có thể gây ra mùi hôi trong dịch tiết mụn trứng cá.
- Mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá: Thông thường mụn trứng cá ở mức độ nhẹ sẽ không gây ra mùi hôi. Tuy nhiên, mụn trứng cá Conglobata biểu hiện bằng các ổ áp xe đào sâu thông với nhau qua các đường xoang sẽ có mùi hôi thối tiết ra trên bề mặt da.
- Vệ sinh kém: Việc giữ vệ sinh da mặt không đúng cách hoặc không thường xuyên làm sạch da khiến bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn tích tụ, gây ra nhiễm trùng. Nhiễm trùng càng nghiêm trọng sẽ dẫn đến mụn càng có mùi hôi hơn.
- Dịch tiết mụn: Mủ mụn được hình thành từ các tế bào bạch cầu chết trong quá trình cơ thể chống lại vi khuẩn xâm nhập. Khi mụn bị vỡ, dịch tiết (bao gồm mủ, máu, vi khuẩn và các mảnh da chết) sẽ chảy ra ngoài. Lượng chất chứa trong mụn càng nhiều thì mùi phát ra càng hôi và nồng hơn.
Mụn trứng cá có mùi có thể là do vi khuẩn, dịch tiết mủ gây ra khiến nhiều người khó chịu.
2. Nguyên nhân mụn trứng cá có mùi hôi
Mặc dù mùi của mụn trứng cá có thể chỉ đơn giản là sản phẩm của vi khuẩn ăn dầu trên da. Tuy nhiên, đôi khi mùi của nốt mụn cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc tiềm ẩn các vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là nguyên nhân gây mùi của mụn trứng cá mà bạn cần lưu ý:
2.1. Nguyên nhân mụn trứng cá có mùi như trứng thối
Mụn có chứa mủ giống với mùi trứng thối có thể là do mụn bọc. Loại mụn này thường gặp ở quai hàm hay vùng nách, vi khuẩn phân hủy các tế bào bạch cầu tấn công chúng, cũng như các tế bào khác trong mô. Các tế bào bị phân hủy giải phóng hợp chất có chứa lưu huỳnh nên có mùi trứng thối.
2.2. Nguyên nhân mụn trứng cá hôi khó chịu
Các nốt mụn trứng cá có mùi hôi khó chịu thì nguyên nhân có thể đến từ những loại vi khuẩn. Nốt mụn chứa đầy mủ có chứa nhiều tế bào bạch cầu chết, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Những vi khuẩn này chủ yếu là kỵ khí, chúng sẽ sản xuất các hợp chất lưu huỳnh trong quá trình sinh trưởng và tạo ra hợp chất hóa học có mùi.
3. Cách điều trị mụn trứng cá có mùi hôi
Mụn trứng cá phát ra mùi hôi có thể điều trị nếu phát hiện sớm và lựa chọn đúng phương pháp. Dưới đây là những cách điều trị mụn trứng cá có mùi mà bạn nên biết:
3.1. Đối với mụn trứng cá có mùi như phô mai
Mặc dù mụn u nang biểu bì có mùi hôi như phô mai thường không đau, nhưng đôi khi chúng có thể bị viêm hoặc nhiễm trùng và trong một số trường hợp hiếm gặp sẽ dẫn đến ung thư da. Nếu u nang chuyển sang màu đỏ, sưng hoặc đau, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để điều trị. Trường hợp điều trị mụn trứng cá có mùi hôi như phô mai này, bác sĩ có thể tiêm thuốc chống viêm, dẫn lưu u nang hoặc cắt bỏ hoàn toàn.
3.2. Đối với mụn trứng cá có mùi như trứng thối
Để điều trị loại mụn bọc có mùi hôi như trứng thối, bạn nên đến các cơ sở uy tín để gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể kê đơn dùng retinoid, steroid hoặc thuốc kháng sinh nhằm giúp kiểm soát các triệu chứng của mụn hiệu quả.
Khi bị mụn trứng cá có mùi, bạn nên đến thăm khám với bác sĩ da liễu để có hướng điều trị đúng đắn.
3.3. Đối với mụn trứng cá có mùi như hành tây và tỏi
Để điều trị mụn trứng cá có mùi hôi như hành tây hoặc tỏi, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng sản phẩm chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic để giảm vi khuẩn, giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn và giảm mụn. Trong trường hợp mụn có mùi hôi nghiêm trọng và kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh đường uống hoặc kem bôi để tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm nốt mụn.
Tốt nhất, nếu bạn nhận thấy mụn trứng cá có dấu hiệu nặng nề hoặc có mùi lạ, đừng chần chừ trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ da liễu. Các bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác tình trạng mụn và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp để giải quyết vấn đề này một cách tối ưu.
Đến với O2 SKIN, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì tại đây quy tụ hơn 30 bác sĩ da liễu giỏi, giàu kinh nghiệm, đã từng tiếp nhận và điều trị thành công đa dạng trường hợp bị mụn, từ mức độ nhẹ cho đến nặng. Đảm bảo tư vấn phác đồ điều trị mụn chuẩn Y khoa phù hợp với tình trạng mụn, loại da,… của bạn nhằm đạt hiệu quả tối ưu ngay từ ban đầu.
Ngoài ra, sau quá trình thăm khám cẩn thận và dựa vào tình trạng da của từng khách hàng, bác sĩ O2 SKIN có thể kết hợp thuốc uống/ bôi cùng các phương pháp hiện đại như Peel da, chiếu IPL, điện di,… Qua đó sẽ đẩy nhanh tốc độ điều trị mụn trứng cá có mùi hôi và giải quyết nhiều vấn đề về da.
Tùy vào tình trạng da, bác sĩ có thể kết hợp Peel da giúp giảm viêm, nhanh khô nhân mụn và hỗ trợ mờ thâm hiệu quả.
Hơn nữa, bác sĩ còn tận tình hướng dẫn cách chăm sóc cũng như tư vấn sản phẩm phù hợp để bạn chăm sóc da tại nhà. Nhờ đó, mà việc điều trị mụn đạt hiệu quả nhanh hơn và ngăn ngừa mụn tái phát.
> Bạn muốn chấm dứt nỗi lo về mụn? Liên hệ O2 SKIN để thăm khám với bác sĩ và được tư vấn liệu trình điều trị mụn chuẩn y khoa, an toàn, hiệu quả!
Mụn trứng cá có mùi hôi không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm. Do đó, bạn nên chăm sóc da một cách khoa học và tìm đến bác sĩ da liễu để có phác đồ điều trị hiệu quả. Sự chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe làn da là chìa khóa để bạn sở hữu gương mặt mịn màng hơn!