Các loại mụn trên mặt xuất hiện thường xuyên khiến nhiều người bối rối không biết chúng thuộc loại gì và điều trị ra sao. Bài viết này O2 SKIN sẽ giúp bạn phân biệt tất cả các loại mụn trên mặt, từ mụn đầu đen, mụn viêm đến mụn nang, đồng thời cung cấp giải pháp hiệu quả để sớm lấy lại làn da sạch mụn, khỏe mạnh hơn.
Mụn là gì? Nguyên nhân gây ra các loại mụn trên mặt
Mụn trứng cá (acne) là một bệnh lý về da thường xuất hiện ở mặt, ngực, lưng trên, vai,… với nhiều nốt khác nhau như sưng tấy, viêm đỏ hoặc có bọc mủ bên trong. Các loại mụn trên da có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, cả nam và nữ, nhưng phổ biến nhất là ở thanh thiếu niên tuổi dậy thì.
Nguyên nhân gây mụn chủ yếu do sự kết hợp của 04 yếu tố chính bao gồm tăng tiết bã nhờn (yếu tố nội tiết, chế độ chăm sóc da không đúng cách,…), sừng hóa lỗ chân lông, mất cân bằng hệ vi khuẩn trên da và tình trạng viêm. Điều này khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và viêm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, dầu nhờn, tế bào chết tích tụ và dẫn đến hình thành các loại mụn ở mặt và những bộ phận khác trên cơ thể.
Bạn có thể nhận biết các loại mụn thường gặp như mụn sẩn, mụn đầu đen, mụn đầu trắng,… qua những biểu hiện đặc trưng riêng.
Cách phân biệt các loại mụn
Mụn viêm thường xuất hiện dưới dạng các mẩn đỏ gờ trên bề mặt da và thường gây ra cảm giác đau nhức. Dựa vào sự phát triển của nhân mụn và mức độ viêm, các loại mụn viêm thường được phân loại như sau:
Sẩn viêm (Papules)
- Đặc điểm: Là những tổn thương viêm đỏ gờ trên bề mặt da, có kích thước nhỏ, đa phần không thấy nhân mụn và tổ chức mủ rõ ràng.
- Cách nhận biết: Nốt mụn đỏ, không có đầu mủ, có thể gây đau nhẹ khi chạm vào, xuất hiện đơn lẻ hoặc theo từng cụm.
- Vị trí thường gặp: Mụn này hình thành nhiều ở trên mũi, cằm, trán và có thể xuất hiện ở cổ, lưng, ngực vai và cánh tay.
- Nguyên nhân: Tuyến dầu nhờn hoạt động quá mức, thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì, tác dụng phụ một số loại thuốc (corticosteroid và steroid đồng hóa).
Sẩn viêm là một dạng mụn viêm có màu đỏ, gây đau khi chạm vào.
Mụn mủ (Pustules)
- Đặc điểm: Mụn mủ là một bước phát triển mới của mụn sẩn, màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng, bên trong chứa mủ, xung quanh là viền viêm đỏ. Loại mụn này khi vỡ có thể lan ra xung quanh các vùng da lân cận, gây nên tình trạng mụn viêm, mụn mủ diện rộng rất khó điều trị.
- Cách nhận biết: Nốt mụn đỏ, có đầu mủ màu trắng hoặc vàng, gây đau nhức khi chạm vào.
- Vị trí thường gặp: Mụn mủ có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng chúng thường hình thành nhất ở lưng, ngực và mặt.
- Nguyên nhân: Bít tắc lỗ chân lông do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dị ứng da, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh, các bệnh lý về da (vảy nến, thủy đậu,…).
Mụn mủ là một loại mụn viêm chứa mủ màu trắng đục hoặc hơi ngả vàng, dễ vỡ.
Mụn nang (Cysts)
- Đặc điểm: Trong số tất cả các loại mụn trên mặt và cơ thể, mụn nang là loại mụn nặng và nguy cơ gây sẹo lõm rất cao. Đây là dạng mụn viêm lớn, hình thành sâu bên dưới da.
- Cách nhận biết: Mụn nang xuất hiện với những tổn thương nốt lớn nhô lên khỏi bề mặt da hoặc sờ thấy có chân sâu bên dưới da, gây đau nhức. Trường hợp mụn nang nặng còn có thể gây mùi hôi khó chịu.
- Vị trí thường gặp: Mụn nang thường xuất hiện ở các vị trí như: mặt, cổ, ngực, lưng,…
- Nguyên nhân: Thay đổi nội tiết tố, dùng mỹ phẩm kém chất lượng, tác dụng phụ một số loại thuốc, nặn mụn sai cách, ăn uống không khoa học, yếu tố di truyền.
Mụn nang nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển nặng hơn, gây viêm, đau nhức và để lại sẹo lõm.
Mụn bọc (Acne conglobata)
- Đặc điểm: Mụn bọc (còn gọi là mụn trứng cá mạch lươn hay mụn trứng cá cụm) cũng là một trong các loại mụn viêm mức độ nặng, phát triển sâu dưới da, lan rộng và có kích thước lớn (≥0,5 cm) hoặc nốt (≥1 cm).
- Cách nhận biết: Biểu hiện của mụn bọc khi tiến triển giống như nhọt trên da, vùng nhân mụn chứa đầy mủ, sưng đỏ, khi sờ có cảm giác đau và chai cứng xung quanh.
- Vị trí thường gặp: Mụn bọc thường xuất hiện ở cổ, vai, ngực, cánh tay, mặt, đùi, mông,…
- Nguyên nhân: Vệ sinh da không sạch, dùng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, thay đổi nội tiết tố, tác dụng phụ của một số loại thuốc, ăn uống và sinh hoạt không khoa học.
Mụn bọc thường xuất hiện dưới dạng nốt mụn cục sưng đỏ, khi sờ có cảm giác đau, chai cứng xung quanh.
Bảng so sánh giúp bạn nhận biết các loại mụn viêm nhanh chóng:
Sẩn viêm | Mụn mủ | Mụn nang | Mụn bọc |
Nốt mụn nhỏ, màu đỏ, không có đầu mủ. | Mụn sưng đỏ, có đầu mủ màu trắng hoặc màu vàng. | Mụn nổi thành từng cục lớn, bên trong chứa dịch mủ, sưng nhức ngay cả khi không chạm vào. | Mụn sưng viêm, chứa mủ bên trong, dễ bị vỡ, gây đau khi chạm vào. |
Cách nhận biết các loại mụn không viêm
Mụn không viêm là những loại mụn ở mức độ nhẹ, không gây đau và không có hiện tượng sưng mủ. Tùy thuộc vào trạng thái đóng hoặc mở của nhân mụn, mụn không viêm được phân loại thành hai loại chính:
Mụn đầu đen (Blackheads)
- Đặc điểm: Là mụn có bề mặt da hở (hay còn gọi là “nhân mở”). Theo đó, các tế bào da chỉ chặn một phần lỗ chân lông nên phần nhân mụn bị không khí oxy hóa.
- Cách nhận biết: Nốt mụn có màu đen hoặc nâu đen, không gây đau.
- Vị trí thường gặp: Mụn đầu đen thường xuất hiện trên khuôn mặt ở trán, cằm, mũi hoặc các vị trí khác trên cơ thể như lưng, ngực, cổ, vai.
- Nguyên nhân: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, làm sạch da không kỹ, dùng mỹ phẩm sai cách, thay đổi nội tiết tố, lạm dụng thuốc, yếu tố di truyền.
Nếu mụn đầu đen mọc với số lượng nhiều sẽ khiến da bạn sần sùi, chai sạm, không đều màu.
Mụn đầu trắng (Whiteheads)
- Đặc điểm: Đây là loại mụn có kích thước nhỏ dao động khoảng 1-3mm, thường thấy rõ hơn khi kéo căng da. Mụn đầu trắng được bao bọc bởi lớp da, không hở, nên gọi là “nhân đóng” hoặc mụn ẩn.
- Cách nhận biết: Nốt mụn màu trắng hoặc màu da, gồ nhẹ lên bề mặt da, không đau nhức và sưng đỏ.
- Vị trí thường gặp: Mụn đầu trắng xuất hiện liền kề nhau ở những địa điểm dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài (vi khuẩn, bụi bẩn,…) như má, trán, cằm,…
- Nguyên nhân: Tăng tiết dầu nhờn gây bít tắc chân lông, lạm dụng mỹ phẩm, nặn mụn sai cách, tác dụng phụ của thuốc, vệ sinh da không sạch, rối loạn nội tiết tố.
Mụn đầu trắng có nhân nằm sâu bên trong nang lông, không có đầu nhân, nên biểu hiện bên ngoài chỉ là những nốt nhỏ li ti.
Bảng so sánh giúp bạn phân biệt các loại mụn không viêm:
Mụn đầu đen | Mụn đầu trắng |
Nốt mụn màu đen hoặc nâu đen có thể thấy rõ trên da. | Nốt mụn nhỏ, có màu trắng hoặc màu da, đôi khi khó nhìn thấy bằng mắt thường. |
Giải pháp chung giúp điều trị các loại mụn trên mặt
Tất cả các loại mụn trên mặt, từ mụn đầu đen, mụn đầu trắng đến mụn viêm, đều cần đến những giải pháp điều trị phù hợp với từng tình trạng da. Dưới đây là những phương pháp phổ biến giúp trị mụn hiệu quả, được các bác sĩ khuyến nghị:
- Dùng thuốc: Các loại thuốc điều trị mụn bao gồm thuốc uống (kháng sinh, isotretinoin…) và thuốc bôi (Axit salicylic, Benzoyl peroxide, Axit azelaic…) giúp giảm tối đa lượng vi khuẩn trên bề mặt da và trong các nang lông, chống viêm, giảm sưng tấy và giảm mụn. Tuy nhiên, bạn nên tham vấn ý kiến dược sĩ, Bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc để không gây kích ứng da.
- Lấy nhân mụn: Lấy mụn giúp hạn chế viêm nhiễm, lây lan, tránh mụn phát triển nặng hơn. Lưu ý bạn cần đảm bảo lấy mụn đúng quy trình, đúng thời điểm, đúng tổn thương, bảo toàn các nguyên tắc vô trùng, vô khuẩn để không làm tổn thương da.
- Lăn kim trị mụn: Phương pháp dùng thiết bị lăn kim với đường kính siêu nhỏ (chỉ từ 0.5mm – 2.5mm) tạo ra các vi vết thương, đưa tinh chất đặc trị mụn vào sâu bên dưới da để kích thích tăng sinh Collagen và Elastin, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá. Bạn nên lăn kim trị mụn tại cơ sở uy tín, không tự ý thực hiện tại nhà vì có thể gặp tác dụng phụ như chảy máu, bầm tím, nhiễm trùng,…
- Peel hóa học: Đây là phương pháp sử dụng các hoạt chất hóa học tác động lên da để loại bỏ tế bào da chết giúp lỗ chân lông thông thoáng, kích thích tái tạo làn da mới, qua đó hết mụn, mờ thâm. Lưu ý, peel hóa học có thể gây mẩn đỏ, đóng vảy, sưng tấy và thay đổi màu da, nên bạn cần thực hiện tại cơ sở uy tín, có bác sĩ có trình độ và tay nghề cao.
Phương pháp peel da có thể giúp trị các loại mụn bằng cách loại bỏ tế bào da chết, kiểm soát dầu, giảm viêm nhiễm, và kích thích tái tạo tế bào mới.
- Liệu pháp kết hợp: Để cải thiện các loại mụn trên da, bạn có thể kết hợp thêm các biện pháp như đắp mặt nạ; dùng mỹ phẩm hoặc thực phẩm chức năng có thành phần kẽm, vitamin A, vitamin E, niacinamide… nhằm điều tiết dầu nhờn, kháng viêm, giảm mụn. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và ưu tiên chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn.
- Tư vấn ăn uống và lối sống: Bạn nên kiểm soát chế độ ăn uống như bổ sung thực phẩm giàu kẽm (hạt bí ngô, hạt điều,…), thực phẩm chứa axit béo (cá hồi, cá mòi, hàu, hạt lanh,…); hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường,….Ngoài ra, khi chăm sóc da tại nhà bạn chú ý rửa mặt không quá 2 lần/ngày, không chạm tay lên mặt, không tự ý nặn mụn,… để giảm mụn hiệu quả.
Hơn hết, để việc điều trị mụn đạt hiệu quả tối đa, đặc biệt là các tình trạng mụn viêm nặng, mụn dai dẳng, phức tạp,… bạn nên tìm đến phòng khám da liễu uy tín để được trị mụn chuẩn Y khoa. Hiện nay, O2 SKIN là phòng khám Da liễu tiên phong cung cấp giải pháp “Điều trị mụn chuẩn Y khoa”, sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu chuyên môn cao và có kinh nghiệm điều trị hiệu quả với nhiều loại mụn.
Bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị chuẩn Y khoa và cá nhân hóa phù hợp từng khách hàng dựa trên y học chứng cứ, qua đó chữa trị đúng nguyên nhân gây mụn, mang lại hiệu quả rõ rệt ngay từ ban đầu. Song song đó, O2 SKIN còn ứng dụng nhiều công nghệ chăm sóc da chuyên sâu tiên tiến hiện nay kết hợp hướng dẫn bạn chăm sóc da đúng cách tại nhà giúp nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị cũng như ngừa mụn tái phát lâu dài. > Đặt hẹn khám mụn với bác sĩ O2 SKIN ngay để nhận phác đồ điều trị mụn chuẩn y khoa, sớm lấy lại làn da sạch mụn! |
Cách phòng tránh các loại mụn trên da
Để duy trì làn da khỏe đẹp và ngăn ngừa các loại mụn thường gặp ‘ghé thăm’, bạn hãy lưu lại ngay 5 cách dưới đây:
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để ngừa các loại mụn
Bạn nên tăng cường các loại rau củ quả và trái cây trong bữa ăn hàng ngày bởi những thực phẩm này giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất tốt cho da, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa hình thành mụn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh xa những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chứa nhiều đường,… vì sẽ làm tăng nguy cơ nổi mụn.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên uống đủ 2 lít nước/ ngày. Điều này giúp bổ sung độ ẩm cho da từ bên trong, hạn chế nguy cơ nổi mụn và làm chậm lão hóa da.
Làm sạch da đều đặn
Để hạn chế các loại mụn trên mặt xuất hiện, bạn nên làm sạch da thường xuyên. Cụ thể, bạn nên tẩy trang trước khi đi ngủ, vệ sinh da 2 lần/ngày, không tẩy da chết quá nhiều,…
Đồng thời, bạn cũng nên chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Chẳng hạn khi chọn sữa rửa mặt cho da dầu mụn, bạn nên ưu tiên sản phẩm có chứa Benzoyl Peroxide, Retinol,… để kiểm soát lượng dầu nhờn dư thừa và hạn chế hình thành mụn.
Làm sạch da cẩn thận giúp loại bỏ hết bụi bẩn, dầu nhờn, hạn chế bít tắc chân lông gây mụn.
Kiểm soát căng thẳng
Hầu hết các loại mụn đều có nguyên nhân hình thành do yếu tố căng thẳng. Khi căng thẳng xảy ra, cơ thể sẽ tạo ra các hormone cortisol làm kích thích da tạo ra nhiều dầu hơn. Điều này sẽ làm lỗ chân lông bị bít tắc và sinh ra mụn.
Để kiểm soát căng thẳng, bạn có thể áp dụng nhiều cách. Chẳng hạn bạn có thể tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội,… để kiểm soát căng thẳng và tăng cường sức khỏe tổng quát.
Tránh thức khuya giúp ngăn ngừa các loại mụn ở mặt
Tương tự căng thẳng, thức khuya cũng khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol, làm da tiết nhiều dầu nhờn hơn. Vì thế bạn nên hạn chế thức khuya. Tốt nhất, bạn nên đi ngủ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng để ngăn ngừa nguy cơ nổi mụn và giúp da phục hồi tốt hơn.
Một số cách khác giúp hạn chế các loại mụn trên mặt
Bên cạnh những cách trên, bạn có thể áp dụng thêm những giải pháp như:
- Không nặn mụn, không sờ tay lên mặt để tránh đưa vi khuẩn lên da.
- Không mua mỹ phẩm trôi nổi hoặc tự ý dùng sản phẩm có corticoid trong thành phần.
- Vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với da thường xuyên ( khăn mặt, vỏ gối, điện thoại, nón bảo hiểm,…) để hạn chế vi khuẩn tích tụ và xâm nhập lên da, ngừa mụn trứng cá xuất hiện.
- Gội đầu thường xuyên và hạn chế để tóc mái bởi dầu từ tóc có thể khiến da nhờn hơn và gây mụn.
Câu hỏi thường gặp
Sau đây là một số thắc mắc thường gặp về các loại mụn bạn nên tham khảo thêm:
Mụn gì khó trị nhất?
Trong tất cả các loại mụn trên mặt, mụn bọc và mụn nang là những loại mụn khó điều trị. Cả hai loại mụn này có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm sâu trong các lớp dưới của da và thường để lại sẹo nếu không được chăm sóc cẩn thận.
Làm sao biết mụn đã chín?
Cách nhận biết các loại mụn đã chín đó là quan sát sự thay đổi của nốt mụn. Mụn chín là khi mụn không còn sưng đau, giảm đỏ, đầu mủ khô lại và cồi mụn nhô lên cao khỏi bề mặt da.
Tại sao nhân mụn có mùi hôi?
Mùi hôi của mụn có thể do vi khuẩn, tế bào bạch cầu, các chất hoại tử khác trong mủ hoặc bã nhờn gây ra. Mụn có mùi hôi khó chịu thường là mụn bọc hoặc mụn nang.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể phân biệt các loại mụn trên mặt dễ dàng. Tóm lại, nếu da của bạn xuất hiện các loại mụn, hãy xác định đó là loại mụn nào, theo dõi và đi khám ngay khi cần thiết. Tránh tự ý điều trị tại nhà, bởi vì cho dù đó là mụn nhẹ nhưng nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách cũng có thể để lại nhiều hệ lụy khó lường trên da. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với O2 SKIN qua Hotline 1900 3147 để được giải đáp nhé!