Uống kháng sinh bị nổi mụn: Nguyên nhân và cách khắc phục

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

O2 SKIN nhận được khá nhiều chia sẻ từ các khách hàng về tình trạng bị nổi mụn sau khi dùng kháng sinh. Nhiều bạn cảm thấy rất lo lắng và hoang mang, không biết phải làm sao để cải thiện tình trạng này. Vậy thực sự uống kháng sinh bị nổi mụn không? Và nếu có thì nguyên nhân do đâu, cách khắc phục như thế nào? Cùng O2 SKIN tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé! 

Uống kháng sinh có nổi mụn không? Giải đáp từ bác sĩ da liễu

Theo bác sĩ O2 SKIN, một số loại thuốc kháng sinh hiện nay có tác dụng phụ gây nổi mụn trứng cá. Mức độ nổi mụn sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm thời gian sử dụng kháng sinh, cơ địa của mỗi người và cách chăm sóc da. 

Nguyên nhân uống kháng sinh bị nổi mụn

Tình trạng uống kháng sinh nổi mụn có thể do những nguyên nhân dưới đây:

– Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh: Một số ít loại kháng sinh có tác dụng phụ gây mụn trứng cá như thuốc kháng lao (rifampicin, isoniazid,…)

– Thuốc kháng sinh gián tiếp gây nổi mụn:

  • Mất cân bằng hệ vi sinh vật: Kháng sinh khi uống kéo dài có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn, phá vỡ sự cân bằng vi sinh đường ruột. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả vấn đề về da như mụn trứng cá do vi nấm, viêm nang lông do vi khuẩn gram âm.
  • Tình trạng đề kháng kháng sinh: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh tại chỗ và/hoặc toàn thân, đặc biệt việc tự ý dùng kháng sinh uống điều trị mụn không đúng, đủ liều dẫn đến sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Đây là nguyên nhân khiến da xuất hiện thêm mụn trứng cá mới khi dùng thuốc.
  • Làm da dễ mẫn cảm, kích ứng hơn: Một số kháng sinh điều trị mụn như nhóm cyclin có tác dụng phụ dễ làm da kích ứng với ánh sáng mặt trời. Do đó nếu bạn không chăm sóc da đúng cách, bảo vệ da dưới ánh sáng mặt trời thì có thể làm da bị suy yếu lớp bảo vệ bên ngoài từ đó dễ nổi mụn hơn.
  • Ảnh hưởng chức năng giải độc của gan: Một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng phụ ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào gan gây viêm. Tình trạng này ảnh hưởng đến chức năng đào thải độc tố của gan. Lâu ngày, cơ thể sẽ tích tụ nhiều độc tố và gây nên mụn trên da.

Nguyên nhân uống kháng sinh nổi mụn

Nguyên nhân uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn có thể do cơ chế thải độc gan kém, mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, thay đổi nội tiết tố hoặc phản ứng dị ứng.

Các loại kháng sinh dễ gây nổi mụn

Sau khi biết uống kháng sinh có bị nổi mụn không, chắc hẳn bạn đang thắc mặc loại kháng sinh nào có thể khiến da mọc mụn. Cùng tìm hiểu ngay:

  • Streptomycin: Thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh lao. Tuy nhiên, khi uống streptomycin bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như nổi mụn trứng cá, sốc phản vệ, phù Quincke,…
  • Thuốc chống lao Isoniazid (INH): Đây là loại thuốc kháng sinh chống vi khuẩn, được sử dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh lao. Tuy nhiên, khi sử dụng INH người bệnh có thể bị bùng phát mụn trứng cá.
  • Rifampicin: Người bệnh sử dụng Rifampicin điều trị bệnh lao có thể gặp một số tác dụng không mong muốn, bao gồm nổi mụn trứng cá.

Uống kháng sinh bị nổi mụn phải làm sao?

Nếu da bị nổi mụn do dùng kháng sinh, bạn có thể xử lý bằng 3 cách sau đây

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Trao đổi với bác sĩ về tình trạng nổi mụn khi dùng kháng sinh để được xem xét việc ngưng sử dụng, thay đổi loại thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Không tự ý ngưng dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, vì điều này có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh, khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, việc trao đổi với bác sĩ cũng giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân gây nổi mụn, từ đó có hướng xử lý phù hợp

Chăm sóc da đúng cách

Trong thời gian sử dụng kháng sinh, bạn cần chú ý chăm sóc da đúng cách để giảm thiểu tình trạng nổi mụn và hỗ trợ quá trình phục hồi của da.

Hãy sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, không chứa thành phần gây kích ứng da. Đồng thời, bạn nên cấp ẩm bằng kem dưỡng ẩm phù hợp, giúp da luôn mềm mại và khỏe mạnh.

Khắc phục uống kháng sinh bị nổi mụn

Chăm sóc da đúng cách giúp duy trì sự khỏe mạnh của hàng rào bảo vệ da, cân bằng độ ẩm và giảm thiểu tác động của kháng sinh lên da. 

Theo dõi tình trạng da

Hãy chú ý quan sát và ghi nhận những thay đổi trên da trong quá trình sử dụng kháng sinh. Nếu tình trạng mụn nặng hơn, lan rộng hoặc kèm theo các triệu chứng khác như ngứa, sưng, viêm… bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.  

Cách hạn chế tình trạng uống kháng sinh nổi mụn

Bạn có thể chủ động hạn chế tình trạng uống kháng sinh bị nổi mụn bằng cách áp dụng các biện pháp sau: 

Chú ý trong cách chăm sóc da

Khi sử dụng kháng sinh, làn da thường trở nên nhạy cảm hơn, do đó bạn cần đặc biệt chú ý đến cách chăm sóc da. Hãy ưu tiên sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, không chứa hương liệu hay các thành phần có thể gây kích ứng da. Đồng thời, duy trì chế độ dưỡng ẩm đầy đủ, sử dụng kem chống nắng hàng ngày, tẩy tế bào chết nhẹ nhàng để tránh bít tắc lỗ chân lông.

Ngoài ra, việc vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với da mặt như khăn mặt, vỏ gối, điện thoại cũng rất quan trọng để ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn.

Bổ sung probiotic

Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Vì vậy, việc bổ sung probiotic trong thời gian sử dụng kháng sinh là rất cần thiết để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ sức khỏe làn da.

Bạn có thể bổ sung probiotic bằng viên uống (theo chỉ định của bác sĩ) hoặc thông qua các loại thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, kefir, súp miso và uống trà kombucha. 

Hạn chế uống kháng sinh nổi mụn

Nếu trong quá trình uống kháng sinh bị nổi mụn bạn nên bổ sung thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, kefir, súp miso,…

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe làn da, đặc biệt là khi bạn đang sử dụng kháng sinh. Theo đó, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thức ăn chế biến sẵn vì chúng có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, làm tăng nguy cơ nổi mụn. 

Thay vào đó, hãy tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi (nho, việt quất, dâu tây, kiwi…) các loại hạt và thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá ngừ…, thực phẩm nhiều kẽm như hàu, sò, tôm hùm, đậu Hà Lan, đậu lăng,… Đây là các loại thực phẩm giúp loại bỏ các gốc tự do, độc tố gây hại ra khỏi cơ thể, hỗ trợ chống lại các tác động của môi trường và giảm mụn

Uống đủ nước

Uống đủ nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, giảm nguy cơ nổi mụn và hỗ trợ quá trình điều trị mụn hiệu quả hơn. Lượng nước cần thiết cho mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào cân nặng, hoạt động thể chất và điều kiện môi trường, trung bình từ 1.5 – 2 lít/ngày.

Chỉ dùng kháng sinh theo đơn thuốc mà bác sĩ kê

Việc tự ý dùng kháng sinh dễ gây ra tình trạng uống không đủ liều dẫn đến đề kháng kháng sinh. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển thêm chủng mới khiến mụn trứng cá nặng hơn.

Hoặc việc tự ý dùng kháng sinh kéo dài gây nên rối loạn thảm vi sinh vật ở đường ruột cũng như thảm vi sinh vật trên da, từ đó nổi nhiều mụn.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ nếu uống kháng sinh bị nổi mụn?

Trong quá trình sử dụng kháng sinh, nếu nhận thấy các tình trạng sau đây bạn nên nhanh chóng thăm khám với bác sĩ da liễu:

  • Mụn trở nên nghiêm trọng: Tình trạng mụn viêm nặng, lan rộng, sưng tấy, gây đau đớn hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. 
  • Xuất hiện các phản ứng dị ứng khác: Nổi mụn kèm theo các triệu chứng như phát ban, ngứa, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc khó thở.
  • Mụn không cải thiện sau khi ngừng thuốc: Thông thường, mụn do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh sẽ giảm dần sau khi bạn ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn không thuyên giảm, thậm chí nặng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.
Điều trị mụn chuẩn Y khoa, đảm bảo an toàn tại O2 SKIN

Tại O2 SKIN, đội ngũ bác sĩ không chỉ chú trọng đến hiệu quả điều trị mà còn luôn đặt sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu. Trong trường hợp cần sử dụng kháng sinh, bác sĩ sẽ:

  • Cân nhắc kỹ lợi và hại khi sử dụng kháng sinh: Việc kê đơn luôn được thực hiện trên nguyên tắc hạn chế tối đa kháng sinh, chỉ dùng khi thật sự cần thiết và không có giải pháp thay thế tối ưu hơn.
  • Ưu tiên các phương pháp thay thế an toàn: Áp dụng các biện pháp sử dụng thuốc hoặc sản phẩm, phương pháp công nghệ hiện đại như IPL, Chiếu ánh sáng sinh học… có cùng công dụng nhưng ít tác dụng phụ, giảm nguy cơ nổi mụn và các ảnh hưởng tiêu cực khác.
  • Cá nhân hóa phác đồ điều trị: Bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng về cơ địa, tiền sử, khả năng đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất, giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ.
  • Theo sát trong suốt quá trình điều trị: Điều chỉnh phác đồ khi cần thiết để đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế các biến chứng không mong muốn như sẹo thâm hay tình trạng viêm nặng hơn.
  • Hướng dẫn chăm sóc da tại nhà: Bên cạnh việc điều trị, bạn còn được hướng dẫn chăm sóc da tại nhà để hỗ trợ kiểm soát mụn hiệu quả và ngăn ngừa mụn tái phát.

Uống kháng sinh bị nổi mụn khi nào thăm khám

Bác sĩ O2 SKIN trực tiếp thăm khám tình trạng da, cơ địa và khả năng đáp ứng thuốc để đưa ra phương pháp điều trị mụn phù hợp, hiệu quả và an toàn. 

>> Liên hệ ngay với O2 SKIN để được bác sĩ da liễu thăm khám và tư vấn cách điều trị mụn hiệu quả!

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc uống kháng sinh bị nổi mụn không cùng cách xử lý và phòng ngừa tình trạng nổi mụn do kháng sinh. Nếu gặp vấn đề trong quá trình sử dụng kháng sinh thì bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay để được thăm khám và khắc phục kịp thời.

Nguồn tham khảo

  1. Side effects – Antibiotics. 11 11 2022. https://www.nhs.uk/conditions/antibiotics/side-effects/ (Truy cập ngày 03 12 2024). 
  2. Dr.Bahman Sotoodian. Can Antibiotics Cause Acne? Uncovering The Truth About Antibiotics And Acne. 03 03 2023. https://remotederm.ca/blog/can-antibiotics-cause-acne/?srsltid=AfmBOor2RipppWpDZWmbzyLYzPa3Ki5vWrjR6syA_7LszmX7HhR5pdRw (Truy cập ngày 03 12 2024).  
  3. Adam Felman. What to know about antibiotics. 18 09 2023. https://www.medicalnewstoday.com/articles/10278 (Truy cập ngày 03 12 2024). 

Bài viết cùng chuyên mục

Uống nước dừa có nổi mụn không? Lưu ý khi uống nước dừa

Uống nước dừa có nổi mụn không? Lưu ý khi uống nước dừa

Nước dừa là thức uống phổ biến bởi nó không chỉ có khả năng giải khát mà còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức…
Xem Chi Tiết
Tại sao càng skincare càng lên mụn? 9 lý do và cách khắc phục

Tại sao càng skincare càng lên mụn? 9 lý do và cách khắc phục

Skincare là yếu tố quan trọng giúp làn da khỏe mạnh, mịn màng và rạng rỡ, đặc biệt là đối với những bạn có làn…
Xem Chi Tiết
Review TOP 10 tẩy tế bào chết cho da dầu mụn bán chạy nhất

Review TOP 10 tẩy tế bào chết cho da dầu mụn bán chạy nhất

Đối với da dầu mụn, việc tẩy tế bào chết không chỉ đơn thuần là làm sạch mà còn giúp kiểm soát dầu thừa và…
Xem Chi Tiết
Bị mụn có nên ăn sữa chua không? Cách chăm sóc da với sữa chua

Bị mụn có nên ăn sữa chua không? Cách chăm sóc da với sữa chua

Sữa chua không chỉ là một món ăn bổ dưỡng, mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho da. Tuy nhiên, bị mụn…
Xem Chi Tiết
Bôi serum bị nổi mụn: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Bôi serum bị nổi mụn: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Serum là sản phẩm chăm sóc da có tác dụng dưỡng ẩm, dưỡng trắng, trị mụn,... được tín đồ làm đẹp ưa chuộng. Tuy nhiên…
Xem Chi Tiết
Tế bào gốc trị mụn được không? Lưu ý gì khi thực hiện?

Tế bào gốc trị mụn được không? Lưu ý gì khi thực hiện?

Trong thời gian gần đây, việc ứng dụng tế bào gốc vào lĩnh vực làm đẹp đang trở nên phổ biến. Trong đó, sử dụng…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook