[Giải đáp] Mụn bọc có nên nặn không? Lưu ý gì khi trị mụn bọc?

BS CKI Nguyễn Phạm Đan Thùy

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Nguyễn Phạm Đan Thùy

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Mụn bọcmột loại mụn viêm biểu hiện với các khối u cứng, nằm sâu dưới da, bên trong thường có nhân/dịch vàng/mủ và gây đau nhức khi sờ vào. Vậy khi bị mụn bọc có nên nặn không? Nặn mụn bọc có giúp hết mụn không? Hãy cùng O2 SKIN tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau bạn nhé.  

1. Nặn mụn bọc: Nên hay không?

Mụn bọc thường sưng cứng, chứa dịch mủ bên trong và gây viêm đau. Nếu nặn mụn bọc khi còn sưng đau có thể gây tổn thương da, tăng nguy cơ để lại sẹo thâm. Chưa kể nhân mụn vỡ mà không biết cách xử lý còn dễ làm mụn lan rộng sang các vùng da khác, khiến việc kiểm soát tình trạng mụn khó khăn hơn. 

Bạn chỉ nên nặn mụn bọc khi mụn không còn sưng viêm to, không còn cảm thấy đau, đã khô cồi và phần cồi xuất hiện rõ trên bề mặt da. Tuy nhiên không khuyến cáo bạn tự nặn mụn tại nhà vì rất khó xác định chính xác mụn còn viêm sâu bên dưới da không, việc nặn mụn bọc không đúng chỉ định sẽ dễ gây hậu quả nghiêm trọng cho làn da. 

mụn bọc có nên nặn không

Bạn có thể nặn mụn bọc khi mụn đã khô cồi, không còn sưng đau. 

2. Nếu nặn nhầm vào mụn bọc sưng viêm thì nên làm gì?

Nếu khi nặn mụn bọc, bạn không thấy phần nhân mà chỉ có dịch trắng, hồng hay máu nghĩa là mụn chưa chín. Lúc này bạn không nên tiếp tục nặn mụn mà hãy làm theo hướng dẫn sau:   

  • Với nốt mụn nhỏ: Lau vết máu, mủ trên nốt mụn và vùng da đó với nước muối sinh lý. Sau đó bạn thoa sản phẩm kháng viêm, kháng khuẩn ngay khi da khô.
  • Với nốt mụn lớn: Sau khi lau sạch da với nước muối sinh lý, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để hướng dẫn cách xử lý, tránh nhiễm trùng vết thương.

3. Mụn bọc không nặn được nên khắc phục thế nào cho hiệu quả?

Như đã nói ở trên, mụn bọc không thể nặn tùy tiện được. Và chúng cũng sẽ không tự biến mất nếu không có các biện pháp can thiệp chuẩn y khoa. Khi mụn bọc không nặn được, bạn có thể xử trí bằng những cách sau đây.

3.1. Sử dụng kem bôi giảm sưng mụn

Kem bôi giảm mụn bọc giúp kháng viêm, đẩy nhanh quá trình lên cồi mụn, đồng thời loại bỏ tế bào chết và ngừa mụn mới hình thành. Các hoạt chất trị mụn thường được dùng để trị mụn bọc bao gồm:

  • Benzoyl Peroxide: Hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn và giảm viêm sưng mụn.
  • Axit Salicylic: Kháng viêm, bạt sừng, giảm nhờn giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.
  • Retinoids: Hỗ trợ làm thoáng bề mặt da, bạt sừng, ức chế sự hình thành nút sừng nang lông.

Lưu ý: Bạn không nên tự ý mua các sản phẩm bôi trị mụn mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Vì nếu dùng kem trị mụn không phù hợp với tình trạng mụn, loại da có thể khiến mụn bị chai và khó điều trị hơn. 

3.2. Uống thuốc trị mụn

Ngoài thuốc bôi ngoài da, bác sĩ còn có thể chỉ định thêm thuốc uống trị mụn để mang lại hiệu quả tốt hơn. Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc uống điều trị mụn như kháng sinh uống, isotretinoin có tác dụng giảm lượng dầu do các tuyến bã nhờn trên da tạo ra, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm tắc nghẽn lỗ chân lông và viêm. 

Tuy nhiên, thuốc uống trị mụn có một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày,… Bạn chỉ nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua về sử dụng hay tự tăng/giảm liều để tránh các ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Theo bác sĩ O2 SKIN, dù sử dụng loại thuốc bôi hay thuốc uống trị mụn thì cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn cũng như điều trị mụn đạt hiệu quả tối ưu. Tại phòng khám O2 SKIN, các bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm sẽ tham gia thăm khám trực tiếp, tư vấn chính xác và cá nhân hóa phác đồ điều trị chuẩn y khoa cho từng khách hàng. Có sự theo dõi sát sao của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị giúp bạn trị mụn đúng cách ngay từ ban đầu, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí, thời gian tối đa. 

Không chỉ sử dụng thuốc trị mụn, các bác sĩ còn kết hợp thêm một số phương pháp điều trị hiện đại như chiếu ánh sáng sinh học, chiếu IPL, peel da, lấy nhân mụn,… để tăng hiệu quả trị mụn. Đặc biệt, khi mụn bọc đã chín thì bác sĩ mới chỉ định lấy nhân mụn và trong quá trình thực hiện, nếu có nốt mụn chưa chín thì điều dưỡng sẽ không nặn mụn. Vì vậy bạn có thể yên tâm khi điều trị mụn ở O2 SKIN nhé. 

Ngoài ra, chi phí trị mụn tại phòng khám cũng được công khai rõ ràng khi tư vấn và có mức giá ưu đãi cho học sinh – sinh viên. Bạn có thể thanh toán theo từng lần điều trị, không cần mua liệu trình và chủ động hơn khi sắp xếp tài chính. 

có nên nặn mụn bọc không
Khi bị mụn bạn đừng nên tự nặn tại nhà hay mua thuốc về sử dụng, mà hãy gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn cách điều trị phù hợp.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc mụn bọc có nên nặn không. Nhìn chung, mụn bọc vẫn có thể nặn được nếu mụn không còn sưng viêm, cồi mụn đã trồi lên bề mặt da. Tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ trị mụn thích hợp, cải thiện tình trạng mụn hiệu quả – an toàn nhé.  

Xem thêm

Câu Hỏi Thường Gặp

Mụn bọc có tự xẹp được không?

Mụn bọc không thể tự xẹp nếu không có phương pháp can thiệp đúng đắn. Vì nhân mụn nằm sâu dưới da, tuy rằng trên bề mặt da mụn đã xẹp nhưng phần nhân bên dưới vẫn còn sưng viêm khiến nốt mụn tái phát nhiều lần.

Mụn bọc có để lại sẹo không?

Mụn bọc nếu không điều trị sớm và can thiệp đúng cách có thể gây sẹo thâm. Bạn hãy chủ động thăm khám và điều trị đúng cách để khắc phục tình trạng mụn hiệu quả và giảm nguy cơ hình thành sẹo nhé.

Mụn bọc có thể bị tái phát sau khi điều trị không?

Kể cả khi điều trị mụn bọc thành công, nếu bạn chăm sóc da không đúng cách hay sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học thì vẫn có thể tái phát mụn. Vì vậy, bạn nên chú ý chăm sóc da theo hướng dẫn của bác sĩ và xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để ngăn mụn quay trở lại.

Nguồn tham khảo

  1. Angela Palmer. How Nodular Acne Looks and How to Treat It. 02 05 2023. https://www.verywellhealth.com/nodular-acne-15817 (đã truy cập 08 05 2023)
  2. Kristeen Cherney. What Is Nodular Acne and How Is It Treated? 06 03 2022. https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/nodular-acne (đã truy cập 08 05 2023)

Bài viết cùng chuyên mục

[Giải đáp] Nặn mụn xong có nên bôi kem chống nắng hay không?

[Giải đáp] Nặn mụn xong có nên bôi kem chống nắng hay không?

Cách chăm sóc da sau nặn mụn rất quan trọng, quyết định đến khả năng phục hồi của da. Tuy nhiên nhiều bạn lần đầu…
Xem Chi Tiết
Nặn mụn xong nên kiêng gì và ăn gì để tránh sẹo, da sáng mịn?

Nặn mụn xong nên kiêng gì và ăn gì để tránh sẹo, da sáng mịn?

Nặn mụn xong nên kiêng gì và ăn gì để da không bị sẹo, thâm là băn khoăn của nhiều bạn. Bài viết dưới đây…
Xem Chi Tiết
Peel da trị mụn là gì? Có tốt và an toàn không?

Peel da trị mụn là gì? Có tốt và an toàn không?

Hiện nay, xu hướng áp dụng phương pháp peel da để điều trị mụn, lấy lại làn da sáng khỏe, mịn màng đang được nhiều…
Xem Chi Tiết
Gợi ý cách làm mụn bọc nhanh chín đơn giản, hiệu quả tại nhà

Gợi ý cách làm mụn bọc nhanh chín đơn giản, hiệu quả tại nhà

Mụn bọc là một trong các loại mụn viêm cấp độ nặng, giống như nốt nhọt, sưng tấy, đau nhức và có nguy cơ gây…
Xem Chi Tiết
Mụn cám ở mũi: Nguyên nhân, Cách điều trị và Chăm sóc hiệu quả

Mụn cám ở mũi: Nguyên nhân, Cách điều trị và Chăm sóc hiệu quả

Mụn cám ở mũi không gây đau nhức, sưng viêm, nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và khó loại bỏ hoàn toàn, nếu không…
Xem Chi Tiết
Peel da nhiều có tốt không? Bao lâu nên peel da 1 lần?

Peel da nhiều có tốt không? Bao lâu nên peel da 1 lần?

Peel da sinh học là phương pháp đã được FDA công nhận về tính an toàn và hiệu quả trong điều trị mụn và trẻ…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook