Chat Tư Vấn
Facebook

Nặn mụn đúng cách như thế nào để hạn chế thâm, sẹo rỗ?

Nặn mụn đúng cách như thế nào để hạn chế thâm, sẹo rỗ?

Nặn mụn đúng cách như thế nào để hạn chế thâm, sẹo rỗ?

Nặn mụn không đúng cách có thể khiến tình trạng mụn nặng và lây lan rất nhanh, dễ để lại sẹo rỗ sâu rất khó phục hồi. Để tránh những rủi ro này, ngay bây giờ, O2 SKIN sẽ hướng dẫn bạn cách nặn mụn đúng cách từ a-z, giúp bạn không còn phải lo lắng về việc da thâm đỏ, sẹo rỗ sau khi lấy mụn nữa. Ngoài ra bài viết cũng giải đáp câu hỏi phổ biến mà nhiều bạn đang thắc mắc “Có nên nặn mụn không?”. Cùng O2 SKIN tìm hiểu ngay nhé!

Cách nặn mụn đúng cách để hạn chế thâm, sẹo rỗ
Cách nặn mụn đúng cách để hạn chế thâm, sẹo rỗ

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu nặn mụn không khoa học sẽ gây ra những hậu quả gì nhé!

Nặn mụn không khoa học tàn phá da như thế nào? 

Tự nặn, bóp mụn sai cách, thiếu hoa học tại nhà chưa bao giờ là thói quen được khuyến khích, tuy nhiên bằng một thứ “ma lực thần bí”,  “nặn mụn” hấp dẫn đại đa số chúng ta, bằng mọi cách phải đè nặn để tống khứ “vị khách” không mời mà đến kia một cách bạo lực, chấp nhận mọi “đau thương” để lại nhiều hậu quả khôn lường.

Cách nặn mụn không khoa học tàn phá da như thế nào?
Nặn mụn không khoa học tàn phá da như thế nào?

Nặn mụn không đúng cách có thể để lại nhiều hậu quả xấu như:

  • Phá vỡ cấu trúc da
  • Tăng lượng vi khuẩn có hại lên da
  • Ổ mụn bị phá vỡ và lây lan dưới các tầng sâu hơn của da
  • Mụn chuyển biến nặng hơn
  • Nguy cơ để lại thâm mụn và rỗ mặt rất cao

Lấy mụn sai cách để lại rất nhiều hậu quả như O2 SKIN vừa liệt kê ở trên. Nếu bạn vẫn duy trì thói quen này thì hãy loại bỏ để tránh các hệ lụy xấu cho da. Đặc biệt là khi mụn để lại sẹo rỗ sẽ rất khó điều trị. Chi phí điều trị sẹo cũng khá cao và không thể đạt được hiệu quả 100%. Trong các phương pháp trị sẹo rỗ hiệu quả hiện nay chỉ có duy nhất một phương pháp chấm TCA có giá rẻ hơn các phương pháp còn lại, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng trên một số loại sẹo nhất định. 

Do đó hãy thận trọng, bạn có thể áp dụng cách nặn mụn đúng cách mà O2 SKIN sẽ trình bày trong phần dưới của bài viết. Bên cạnh đó cách chăm sóc da sau nặn mụn cũng rất quan trọng trong việc phục hồi làn da.

Nặn mụn đúng cách là gì? Nặn mụn đúng cách có tác dụng gì?

Nặn mụn đúng cách là cách nói khác của lấy nhân mụn chuẩn Y khoa. Đây là hành động lấy nhân mụn ra khỏi da vào thời điểm “chín muồi” một cách nhẹ nhàng nhất bằng dụng cụ lấy mụn tiệt trùng chuyên biệt (hoặc dụng cụ sử dụng một lần duy nhất trên mỗi bệnh nhân), đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh, tiệt trùng, chuẩn y khoa,… nhằm hạn chế tối đa tổn thương trên da và ngăn ngừa thâm, sẹo mụn

Nặn mụn đúng cách là gì? 
Nặn mụn đúng cách là gì?

  Việc lấy nhân mụn đúng cách mang lại nhiều tác dụng như:

Nặn mụn đúng cách có tác dụng gì?
Nặn mụn đúng cách có tác dụng gì?
  • Làm sạch da: Nhân mụn là một tập hợp các bã nhờn dư, bụi bẩn, tế bào chết, vi sinh vật, vi khuẩn C.acnes… Lấy mụn đúng cách ra khỏi da giống như là một cuộc “tổng vệ sinh” cho da vậy đó!
  • Cải thiện bề mặt da ngay lập tức: Trước khi lấy nhân mụn hẳn bạn sẽ cảm nhận sự “gồ ghề”, sần sùi trên bề mặt da. Nhưng cảm giác này sẽ biến mất ngay khi nhân mụn được lấy sạch khỏi da nè!
  • Thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa hình thành mụn mới: Nhân mụn ẩn nằm lâu ngày dưới da hẳn sẽ khiến da của chúng ta tiêu tốn “diện tích” để chứa chúng, đồng thời khiến da bí bách. Việc lấy các nhân mụn ẩn ra đúng cách sẽ là một sự “giải phóng” cho lỗ chân lông và ngăn ngừa hình thành mụn mới.
  • Giảm mức độ/nguy cơ viêm nhiễm: Những nhân mụn không viêm nếu để lâu ngày mà không có sự can thiệp đúng cách, không vệ sinh khoa học sẽ có nguy cơ chuyển sang giai đoạn viêm sau đó. Và điều này sẽ không xảy ra nếu các ổ vi khuẩn được tiêu diệt và lấy đi nhẹ nhàng, khoa học.
  • Rút ngắn thời gian điều trị: Khi da được làm sạch, nhân mụn đã được lấy đi, bề mặt da được thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho các thuốc đặc trị hấp thu tốt hơn nhằm tăng hiệu quả điều trị, từ đó sẽ rút ngắn thời gian điều trị.

Ngoài ra việc nặn mụn đúng cách còn giúp chúng ta giải tỏa tinh thần, không còn khó chịu vì những “chiếc mụn” tồn tại dai dẳng trên gương mặt mỗi ngày phải không? 

Có nên nặn mụn không?

Mụn ẩn có nên nặn không? Trên thực tế, không thể phủ nhận những lợi ích của việc nặn mụn đúng cách mang lại. Tuy nhiên chúng ta chỉ nên nặn mụn ẩn khi đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc và quy trình nặn mụn chuẩn y khoa (sẽ được hướng dẫn chi tiết bên dưới). Một số nguyên tắc khi nặn mụn dưới đây sẽ giúp bạn nguyên tắc tránh được tình trạng da nhiễm trùng, thâm, sẹo rỗ. 

Nặn mụn đúng cách và các nguyên tắc cần tuân thủ để hạn chế thâm sẹo
Nặn mụn đúng cách và các nguyên tắc cần tuân thủ để hạn chế thâm sẹo

Chỉ lấy nhân mụn không viêm và được gom cồi tốt

Việc cố tình đè nặn các loại mụn chưa gom cồi hoặc mụn đang viêm đỏ sẽ làm tổn thương cấu trúc da, tạo điều kiện cho các ổ vi khuẩn xâm nhập sâu xuống dưới da, hình thành các tổn thương lâu lành, nguy cơ để lại sẹo rỗ. Do đó cần quan sát kỹ và chỉ nên nặn những nốt mụn không viêm (mụn đầu đen, mụn đầu trắng đã gom cồi, mụn cám li ti…)

Trong một vài trường hợp, các mô xung quanh mụn đầu đen cũng có thể phát triển thêm các đốm đen do tăng sắc tố sau viêm. Điều này khiến da bạn càng trở lên tồi tệ hơn. Lúc này, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được xử lý đúng cách và phù hợp.

Lấy mụn đúng quy trình Y khoa

Lấy nhân mụn là một trong các quy trình trị mụn giúp rút ngắn thời gian điều trị. Quy trình lấy nhân mụn đúng cách phải được thự hiện bài bản, có khâu xông nóng giúp giãn nở lỗ chân lông, nới lỏng các bít tắc của nhân mụn để tạo điều kiện tốt khi lấy. Sát khuẩn trước và sau khi lấy nhân mụn, đồng thời có các phương pháp làm dịu da để tránh những tổn thương có thể gây sẹo. Nặn mụn sai quy trình sẽ không đảm bảo nguyên tắc an toàn cho da, dễ khiến lỗ chân lông to, mụn dễ tái phát và tổn thương mụn lâu lành

Nặn mụn đúng kỹ thuật

Nặn mụn đúng cách cũng cần có kỹ thuật, lực tác động vừa phải, tránh đè mạnh hoặc thực hiện các thao tác thô bạo sẽ làm tổn thương cấu trúc da và khả năng để lại sẹo rất cao. Chưa kể các nhân bên dưới da sẽ có cơ hội lây lan sang các vùng xung quanh và có thể hình thành các ổ viêm sưng, gây đau nhức, mụn đỏ bùng phát. 

Dụng cụ lấy nhân mụn vô trùng

Cách nặn mụn tại nhà khoa học cần sử dụng dụng cụ nặn mụn vô trùng, chỉ sử dụng một lần như tăm bông vô khuẩn. Không nên nặn mụn bằng các vật sắc nhọn, tránh các vật bằng kim loại, dễ gây rỉ sét và nhiễm trùng. Những dụng cụ nặn mụn tái sử dụng cần phải đảm bảo nguyên tắc vô trùng trước khi lấy để tránh việc lây lan của mụn. 

Chuẩn bị đầy đủ sản phẩm hỗ trợ quá trình lấy nhân mụn

Quy trình nặn mụn đúng cách cần chuẩn bị các dụng cụ, sản phẩm sát trùng, sản phẩm làm sạch, làm dịu da và giảm sưng, phục hồi da, hỗ trợ làm mờ sẹo…Nên chọn các sản phẩm phù hợp với tuýp da của bạn để tránh gây kích ứng.

Đảm bảo vệ sinh, tiệt trùng

Tương tự như quy trình vô khuẩn trong thực hiện các thủ thuật y khoa khác, nặn mụn đúng cách tại nhà cũng cần đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh tối thiểu, tránh viêm nhiễm, lây lan.

Tóm lại “Có nên nặn mụn không?” Câu trả lời là có nếu mụn khiến bạn cảm thấy khó chịu, nhưng phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc được liệt kê ở trên nhé! Trong trường hợp bị mụn đầu đen ở mũi, việc nặn mụn sẽ đơn giản hơn, bạn có thể tham khảo cách nặn mụn đầu đen để nhanh chóng loại bỏ loại mụn dai dẳng này

Những loại mụn nào được phép nặn?

Các Bác sĩ da liễu khuyến cáo việc lấy nhân mụn chỉ được thực hiện trên các tổn thương không viêm để tránh tình trạng mụn lây lan và nặng hơn. 

Những loại mụn nào được phép nặn?
Những loại mụn nào được phép nặn?

Dưới đây là các loại mụn được phép nặn:

  • Mụn đầu đen
  • Mụn đầu trắng/ Mụn ẩn dưới da (đã gom cồi tốt)
  • Mụn cám li ti
  • Mụn đã gom cồi

Nếu bạn đang bị các loại mụn này và nhân mụn đã gom cồi tốt thì có thể tiến hành nặn mụn rồi nhé. Nặn mụn đầu đen, mụn đầu trắng đã gom cồi, mụn cám li ti,.. đúng cũng chính là cách nặn mụn không bị thâm.

Những loại mụn nào tuyệt đối không được nặn?

Hãy cố gắng tuân thủ, tuyệt đối không nặn những loại mụn không được phép. Đừng vì những thôi thúc nhất thời mà để lại sẹo cả một đời. Bạn cần biết trị sẹo rỗ rất khó và tốn nhiều chi phí, ngay cả các cách làm mờ sẹo tiên tiến nhất cũng không đảm bảo phục hồi 100% sẹo rỗ.

Những loại mụn nào tuyệt đối không được nặn?
Những loại mụn nào tuyệt đối không được nặn?

Dưới đây là một số loại mụn bạn không được phép nặn:

  • Không áp dụng cho các loại mụn viêm
  • Mụn trứng cá bọc gồm nhiều ổ viêm, sưng to và đau, không thấy cồi mụn hoặc mụn không nhân
  • Mụn mụn mủ lớn, đau, chảy dịch hoặc mủ hôi.
  • Mụn ác tính, viêm, có kích thước lớn và rất đau, đi kèm sốt nhẹ. 
  • Mụn mủ li ti không có cồi, chỉ có mủ ở các chân lông, chân râu

O2 SKIN biết rằng có nhiều bạn sẽ không vượt qua được “cám dỗ” của việc đè bóp mụn bất cứ khi nào có thể. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn có thể nặn các loại mụn có phần cồi mụn nhô lên, đen và cứng. Tuy nhiên, sự hình thành của mụn trứng cá tương đối phức tạp hơn do có liên quan đến vi khuẩn P. acnes, Do đó, để tránh các hậu quả nghiêm trọng, O2 SKIN sẽ tặng bạn bí kíp lấy nhân mụn và trị thâm mụn chuẩn Y khoa hạn chế tổn thương da và chi phí trị thâm, trị sẹo về sau. Cùng đọc đến cuối bài viết nha… 

Cách nặn mụn đúng cách để ngừa thâm, sẹo tại nhà

Cách nặn mụn tại nhà nên được thực hiện theo các bước dưới đây. Các bước nặn mụn này đã được đơn giản hóa từ “Quy trình lấy nhân mụn Y khoa tại phòng khám O2 SKIN” giúp bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà của mình.

O2 SKIN hướng dẫn nặn mụn đúng cách tại nhà
Hướng dẫn nặn mụn đúng cách để không bị thâm tại nhà

Dưới đây là cách nặn mụn tại nhà với 10 bước cơ bản. 

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ lấy mụn và các sản phẩm làm sạch, sát trùng

Chuẩn bị các vật dụng và sản phẩm cần thiết để tiến hành lấy nhân mụn sau:

  • Dụng cụ lấy nhân mụn và làm sạch: Tăm bông, Bông tẩy trang, Bao tay y tế, Khăn bông lớn, Thau nước ấm xông nóng 
  • Các sản phẩm phù hợp với tình trạng da của bạn như: Sữa rửa mặt, tẩy trang, Toner, HA dưỡng ẩm
  • Các sản phẩm sát khuẩn, tẩy tế bào chết: Povidine, Nước muối sinh lý, Dung dịch PHA

Gợi ý sản phẩm:

Tẩy trang:

+ Tẩy trang BIODERMA (xanh hoặc hồng tùy loại da)

Sữa rửa mặt:

+ Sữa rửa mặt cho da dầu mụn Papulex Moussant 

+ Sữa rửa mặt cho da mụn, nhạy cảm A-derma

+ Sữa rửa mặt dành cho da dầu mụn Ducray Keracnyl Foaming Gel

Dưỡng ẩm, dịu da

+ HA Plus

+ PHA

Bước 2: Làm sạch da và tẩy trang (3 phút)

  • Dùng bông tẩy trang và thấm dung dịch tẩy trang để loại bỏ lớp make -up trong trường hợp bạn có trang điểm hoặc sử dụng kem chống nắng có độ che phủ cao. Nếu không bạn có thể bỏ qua bước này. 
  • Rửa mặt: Sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với tình trạng da của bạn để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn
  • Thoa toner cân bằng da 

Bước 3 Xông nóng trong khoảng 3 phút

Xông mặt bằng nước ấm: Sử dụng khăn bông trùm đầu để hơi ấm không thoát ra ngoài và hơ mặt trên thau nước ấm với khoảng cách 30 cm. Đây là bước làm mềm da, giãn nở lỗ chân lông, nới lỏng các bít tắc của nhân mụn để dễ dàng lấy nhân mụn mag không cần tác động mạnh, đồng thời hạn chế đau/ tổn thương da.  

Bước 4: Sát khuẩn trước khi lấy mụn

Dùng nước muối sinh lý hoặc Povidine thấm ướt bông tẩy trang, sau đó lau toàn bộ khuân mặt. Bước này giúp sát trùng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Đây cũng là cách nặn mụn không bị thâm mà bạn không nên bỏ qua. 

Bước 5: Lấy nhân mụn bằng tăm bông

Đeo bao tay y tế và dùng tăm bông để lấy các nhân mụn đã gom cồi. Bạn có thể nhờ người thân nặn mụn nếu bạn gặp khó khăn khi nhìn trước gương. Các thao tác nhẹ nhàng, đừng “cố chấp” đè nặn thô bạo nhé!

Lưu ý chỉ lấy các loại mụn được phép lấy. Bạn có thể xem lại mục số 3 bên trên! Ngoài ra nên chuẩn bị nhiều tăm bông để thay thế trong quá trình nặn mụn.  

Bước 6: Sát khuẩn sau khi lấy mụn 

Sát trùng lại vết thương hở bằng povidine và nước muối giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Bạn nặn mụn bị thâm một phần là do lấy mụn không đúng thời điểm, phần khác là do thiếu bước sát khuẩn như thế này đấy.

Bước 7 Thoa dung dịch PHA

PHA là dung dịch tẩy tế bào chết hóa học dịu nhẹ giúp trị mụn viêm, trị mụn ẩn dành cho da nhạy cảm, da đang tổn thương, kích ứng. Sử dụng PHA giúp kiểm soát nhiễm khuẩn tối ưu hơn, hỗ trợ khô cồi mụn và rút ngắn thời gian điều trị mụn. 

Bước 8: Làm sạch da

Làm sạch da bằng nước thường, lưu ý làm sạch kỹ các các vùng thoa PHA để đảm bảo chúng không còn đọng lại trên da. 

Bước 9 Thoa toner

Thoa toner giúp làm dịu, cân bằng pH da và tăng cường độ ẩm cho da khỏe mạnh.

Dùng bông tẩy trang thấm toner và dặm nhẹ lên các tổn thương mụn vừa nặn, lưu ý không chà sát để tránh tổn thương. 

Bước 10 Thoa dưỡng ẩm

Dùng serum HA thoa lên da để cung cấp độ ẩm cho da, dưỡng da giúp cho da luôn được căng bóng và mịn màng. 

Áp dụng đúng quy trình 10 bước nặn mụn chuẩn y khoa và tuân thủ các nguyên tắc, kết hợp các bước skincare cho da mụn, cách làm mờ sẹo đúng cách tại nhà sẽ giúp bạn đạt được các lợi ích của việc nặn mụn đúng cách như đã trình bày ở mục số 1. Tuy nhiên cần áp dụng với tần suất hợp lý và không nên lạm dụng. 

Lưu ý

Hướng dẫn trên không thay thế cho việc khám da trực tiếp với Bác sĩ chuyên khoa da liễu. Không nên lạm dụng. Ngoài ra cần biết nặn mụn xong nên làm gì để da nhanh chóng phục hồi và không bị thâm sẹo.

Bao lâu lấy mụn một lần là hợp lý?

Việc nặn mụn quá thường xuyên sẽ là điều không tốt. Theo các bác sĩ da liễu, liệu trình khuyến cáo áp dụng cho việc tự nặn mụn y khoa tại nhà sẽ khác nhau tùy vào tình trạng da và quy trình skincare tại nhà của bạn.

Bao lâu lấy nhân mụn một lần là hợp lý?
Bao lâu lấy nhân mụn một lần là hợp lý?

Đối với da thường, da dầu, nhiều mụn thời gian lặp lại khoảng 2 tuần/ 1 lần. Đối với da nhạy cảm khoảng 2-3 tuần/ lần. Cũng có một số trường hợp da quá nhiều mụn và các nhân mụn được gom cồi không cùng thời điểm sẽ được chỉ định lấy nhân mụn Y khoa 1 lần/ tuần. Bên cạnh đó bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách làm mờ vết thâm hay cách trị thâm mụn để trả về làn da hoàn hảo nhất

Nếu không có sự hỗ trợ của các phương pháp đẩy mụn, gom cồi thì tần suất  thực hiện việc lấy mụn tại nhà cần được giãn cách, khoảng 1-2 lần/ tháng tùy tình trạng da.

Có nhiều câu hỏi xoay quanh việc: Có nên đi nặn mụn không? Câu trả lời là hãy tự thưởng cho mình những buổi thư giãn với liệu trình lấy nhân mụn Y khoa tại các Phòng khám da chuyên nghiệp, kết hợp khám và soi da với bác sĩ da liễu để làn da của bạn được chăm sóc một cách chu đáo nhất nhé! 

Xem khách hàng review dịch vụ lấy nhân mụn tại O2 SKIN

Với các trường hợp mụn viêm không nhân, mụn trứng cá hỗn hợp, mụn viêm sưng tấy nhiều, mụn có xu hướng phức tạp, phát triển nặng, hãy đến khám bác sĩ da liễu sớm nhất để được thiết kế phác đồ trị mụn trứng cá, trị thâm mụn cá nhân hóa, giúp giải quyết sớm tình trạng mụn của bạn.  

Tặng 39 suất khám mụn miễn phí vào khung giờ vàng với Bác sĩ Da liễu O2 SKIN. Điều trị mụn toàn diện với chi phí tiết kiệm nhất dành riêng cho bạn!

Ngoài ra nếu bạn đang bị sẹo rỗ có thể đến O2 SKIN điều trị bằng các phương pháp như chấm TCA trị sẹo rỗ, lăn kim, laser, peel da… Điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và tiết kiệm chi phí cho bạn.

Câu hỏi thường gặp

Mụn bọc là mụn đang viêm, theo nguyên tắc, bạn không được nặn các loại mụn đang viêm để tránh việc mụn lây lan và nặng hơn. Vậy làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ lây lan và gây sẹo xấu khi nặn mụn bọc?

Việc đầu tiên bạn cần làm là sử dụng thuốc bôi mụn hoặc các phương pháp y khoa giúp làm nhân mụn khô, gom cồi. Sau đó bạn có thể tiến hành theo 10 bước nặn mụn đúng cách như hướng dẫn trong bài viết. Các thao tác nặn mụn cần nhẹ nhàng và lực tác động vào trung tâm (phần nhân mụn) để tránh tổn thương các vùng da lân cận. Lưu ý là không nên lạm dụng nhé!

Ngoài ra trong một số trường hợp mụn bọc kích thước lớn, có mủ thì bạn cần đến các trung tâm da liễu chuyên trị mụn để được thực hiện thủ thuật chích rạch lấy mủ, tránh nguy cơ lây lan và sẹo rỗ

Chỉ nặn các loại mụn không viêm đã được gom cồi tốt như mụn đầu đen, mun có nhân khô.

Thực hiện nặn mụn đúng cách như 10 bước hướng dẫn trong bài viết

Đối với các loại mụn viêm, bạn có thể sử dụng các biện pháp thúc đẩy gom cồi mụn: nếu bạn đang được điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì các sản phẩm thuốc bôi mụn, thuốc uống hoặc liệu trình Peel retinol kết hợp chiếu ánh sáng hoặc điện di trị mụn có thể được chỉ định nhằm đẩy nhanh tốc độ gom cồi.

Không nên lạm dụng nặn mụn tại nhà. Bạn chỉ nên tự lấy nhân mụn tại nhà khi thật sự cần thiết và đối với các mụn đã gom cồi để tránh tình trạng thâm sẹo! 

Bài viết được tổng hợp, tham khảo và chọn lọc từ tài liệu lưu hành nội bộ của O2 SKIN, giúp bạn có thêm kiến thức đúng về chăm sóc da và điều trị mụn hiệu quả.Cập nhật: 31/07/2023

Các thông tin được O2SKIN chia sẻ nhằm mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa của bác sĩ cho từng cá nhân. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Print Friendly, PDF & Email
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Bài viết liên quan

Đăng ký điều trị mụn tại O2 SKIN

Phòng khám chuyên khoa da liễu O2 SKIN

Hotline đặt hẹn: 1900 3147

Đăng Ký Tư Vấn Trị Mụn Ngay

Call Now