Mụn trứng cá đỏ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Đoàn Thị Thiện Tâm

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Mụn trứng cá đỏ có biểu hiện thường thấy như nổi mụn đỏ, châm chích, đỏ da,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ của gương mặt. Bạn cần phải biết rõ nguyên nhân và điều trị mụn trứng cá đỏ đúng cách, để tránh khiến tình trạng da trở nên trầm trọng hơn.

1. Mụn trứng cá đỏ là gì?

Mụn trứng cá đỏ là bệnh viêm mãn tính với một loạt các biểu hiện trên da mặt, bao gồm đỏ bừng, ban đỏ dai dẳng, sẩn/mụn mủ, giãn mao mạch và thay đổi hệ thần kinh, cảm giác ngứa, rát hoặc châm chích.

Trứng cá đỏ chủ yếu ảnh hưởng đến vùng trung tâm mặt (má, cằm, mũi và trán) và mắt. Hơn một nửa số bệnh nhân mắc bệnh trứng cá đỏ có các đặc điểm ở mắt bao gồm khô, cảm giác có vật lạ, sợ ánh sáng, viêm kết mạc, viêm bờ mi. 

Nổi mụn trứng cá đỏ

Mụn trứng cá đỏ có các biểu hiện bao gồm làn da nổi nhiều mụn, ửng đỏ, các mạch máu hiện rõ.

2. Các loại mụn trứng cá đỏ và triệu chứng 

Mụn trứng cá đỏ có thể phân loại thành những dạng sau:

2.1. Type 1 (Erythematotelangiectatic rosacea)

Mụn trứng cá đỏ thể giãn mạch là tình trạng các mạch máu nhỏ dưới da sẽ to và dễ thấy hơn. Triệu chứng của tình trạng này đó là da đỏ và cảm giác nóng bừng mặt, nổi mạch máu, da nhạy cảm dễ tổn thương và có cảm giác châm chích.

Mụn trứng cá đỏ loại 1

Mụn trứng cá đỏ ở thể giãn mạch thường gây cảm giác châm chích khó chịu.

2.2. Type 2 (Papulopustular rosacea)

Tình trạng mụn trứng cá đỏ thể sẩn hoặc mụn mủ thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá do các triệu chứng khá giống nhau. Loại mụn trứng cá đỏ này thường xuất hiện ở phụ nữ trung niên với các biểu hiện như mụn mủ, nốt đỏ sưng tấy; da đỏ, nhờn và nhạy cảm; tuy nhiên trong trứng cá đỏ mụn mủ, sẩn viêm thường đi kèm với tình trạng giãn mạch máu dưới da, tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm mặt (trán, cằm, mũi).

2.3. Type 3 (Phymatous rosacea)

Bệnh mụn trứng cá đỏ thể mũi to là trường hợp hiếm gặp với biểu hiện là da dày các nốt sần bề mặt không đều và phì đại, ngoài vị trí thường xuất hiện ở mũi thì có thể xuất hiện ở những nơi khác, bao gồm cằm, trán, má và tai. Ngoài ra, tình trạng này còn khiến lỗ chân lông to, vùng da đỏ và các mạch máu giãn rộng hơn.

Mụn trứng cá đỏ loại 3

Mụn trứng cá đỏ thể mũi to khá hiếm gặp so với những loại mụn trứng cá đỏ khác.

2.4. Type 4 (Ocular rosacea)

Bệnh rosacea ở mắt có thể bao gồm chảy nước mắt hoặc đỏ ngầu (chứng xung huyết kết mạc giữa mi mắt), cảm giác có dị vật, nóng rát hoặc châm chích, khô, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng,… Viêm bờ mi, viêm kết mạc và bất thường viền mí mắt cũng có thể xảy ra. Rối loạn chức năng tuyến Meibomian biểu hiện dưới dạng chắp hoặc nhiễm trùng mãn tính biểu hiện bằng lẹo mắt (mụn lẹo) là phổ biến. Một số bệnh nhân có thể bị mất thị lực do biến chứng giác mạc (viêm giác mạc có đốm, thâm nhiễm giác mạc, loét hoặc viêm giác mạc viền).

3. Nguyên nhân mụn trứng cá đỏ trên mặt

Nguyên nhân gây mụn trứng cá đỏ đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên cơ chế gây bệnh thông qua rối loạn điều hoà miễn dịch (bẩm sinh do gen, thích nghi từ các tác nhân vi sinh vật trên bề mặt da, yếu tố gây viêm) và cơ chế thần kinh da (dưới những yếu tố ảnh hưởng như sự thay đổi nhiệt độ, tập thể dục, tia cực tím, thức ăn cay,…). Cụ thể như sau:

  • Chế độ ăn uống: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào về thực phẩm sẽ gây nên mụn trứng cá đỏ. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống thiếu khoa học như tiêu thụ nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị hoặc chất kích thích, có cồn có thể gián tiếp gây ra loại mụn này.
  • Thói quen sinh hoạt: Một số thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như thức khuya, ngủ không đủ giấc, chế độ nghỉ ngơi và làm việc chưa hợp lý khiến căng thẳng kéo dài,… khiến cơ thể sản xuất nhiều cytokin gây viêm, góp phần vào cơ chế gây mụn trứng cá đỏ.  
  • Môi trường: Nếu bạn làm việc hoặc tiếp xúc với điều kiện môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất,… sẽ khiến da bị tổn thương, kích ứng dẫn đến vi khuẩn dễ xâm nhân và nổi mụn trứng cá đỏ. Ngoài ra, nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, ánh sáng xanh,… cũng có thể khiến da bị giãn nở các mạch máu và gây ra bệnh mụn trứng cá đỏ.
  • Thuốc điều trị: Một số trường hợp uống để điều trị bệnh như chứa corticosteroid hay thuốc chữa huyết áp có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của da, làm giãn mạch máu và gây ra mụn trứng cá đỏ.
  • Di truyền: Theo nghiên cứu, bệnh trứng cá đỏ có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh mụn trứng cá đỏ thì khả năng cao bạn cũng dễ dàng gặp phải.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá đỏ

Mụn trứng cá đỏ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như cách chăm sóc, môi trường, chế độ ăn uống,… 

4. Cách điều trị mụn trứng cá đỏ hiệu quả

Để điều trị mụn trứng cá đỏ hoặc kiểm soát tình trạng này, bạn có thể thực hiện theo các cách như sau:

4.1. Cách trị mụn trứng cá đỏ tại nhà

Mụn trứng cá đỏ là bệnh lý về da, nên những cách trị mụn trứng cá đỏ tại nhà chỉ phần nào giúp kiểm soát tình trạng mụn, tránh khiến mụn nặng hơn. Dưới đây là những cách chữa mụn trứng cá đỏ giúp giảm triệu chứng và kiểm soát tình trạng này:

4.1.1. Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên

Dùng các nguyên liệu từ thiên nhiên là cách đơn giản và tiết kiệm chi phí có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng mụn trứng cá đỏ.

  • Nha đam: Có tính chất làm dịu da, chống viêm và làm mát, giúp giảm viêm và đỏ da. Để thực hiện bạn hãy làm sạch da rồi bôi gel nha đam lên vùng da bị mụn đỏ và giữ yên khoảng 20 phút rồi rửa sạch mặt.
  • Trà xanh: Có chứa chất chống oxy hóa và chống viêm nên có thể hỗ trợ làm dịu da tại nhà. Bạn thực hiện bằng cách ngâm túi trà xanh trong nước nóng, sau đó để nguội rồi dùng nước trà xanh thoa lên vùng da mụn trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Mật ong: Nổi bật với tính chất kháng khuẩn, chống viêm và giữ ẩm cho da, nên mật ong có thể hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm khuẩn, giảm sưng, mẩn đỏ. Bạn cần vệ sinh da mặt, rồi thoa một lớp mật ong nguyên chất lên vùng mụn trong 20 phút, sau đó rửa mặt với nước ấm.
  • Dưa leo: Có tác dụng làm dịu da, cấp ẩm nhờ đó kiểm soát lượng dầu thừa và tránh bít tắc lỗ chân lông, góp phần giảm mụn, sưng viêm. Để thực hiện, bạn hãy rửa sạch và xay nhuyễn ½ quả dưa leo. Sau đó tách lấy phần nước ép và thoa lên vùng da mụn, giữ yên trong 15 phút rồi rửa mặt bằng nước sạch.

Trị mụn trứng cá đỏ bằng dưa leo

Dưa leo chứa nhiều nước, có thể làm dịu da và cấp ẩm, hỗ trợ giảm viêm khi bị mụn.

4.1.2. Bôi kem trị mụn

Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng một số loại kem hoặc thuốc bôi trị mụn trứng cá đỏ như Acid Azelaic tại chỗ; ivermectin tại chỗ; gel minocycline bôi tại chỗ 3% có lợi cho bệnh nhân mắc trứng cá đỏ thể hồng ban sẩn mủ; Benzoyl Benzoate (crotamiton) có thể có hiệu quả cao với trường hợp mụn viêm do Demodex; serum hoặc kem bôi có chứa acid Tranex-amid có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh rosacea bằng cách điều chỉnh phản ứng miễn dịch và hình thành mạch. 

4.2. Các phương pháp trị mụn trứng cá đỏ chuẩn y khoa

Để kiểm soát tình trạng bệnh và giảm thiểu các triệu chứng, tổn thương trên da khi bị mụn mụn trứng cá đỏ có kết quả tốt hơn, bạn nên điều trị theo phương pháp chuẩn y khoa. Chẳng hạn như:

  • Thuốc bôi/ uống điều trị mụn: Để điều trị bác sĩ có thể đề xuất thuốc bôi ngoài da như Azelaic acid, Benzoyl Benzoate, Trane-xamid acid, Ivermectin, Bromonidine, Oxymetazoline… Song song đó, bác sĩ có thể kê đơn một số thuốc uống thuộc nhóm kháng sinh như Doxycycline, Clindamycin, Isotretinoin,… có tác dụng giảm sưng viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, làm dịu những nốt mẩn đỏ, mụn sẩn trên da.  
  • Điều trị bằng laser: Liệu pháp laser và ánh sáng xung cường độ cao (IPL) được khuyến nghị để điều trị ban đỏ, chủ yếu là điều trị giãn mao mạch. Ngoài ra laser nhuộm xung (pulsed dye laser – PDL) có bước sóng 585 nm và 595 nm cũng có hiệu quả tốt thông qua cơ chế tác động vào mạch máu và kích thích tăng sinh collagen, kháng viêm mạnh mẽ.
  • Điều trị bằng phương pháp tiêm mụn: Hai liệu pháp tiêm đã được chứng minh là hữu ích trong điều trị bệnh trứng cá đỏ là độc tố botulinum và thuốc ức chế interleukin (IL)-17. Nghiên cứu cho thấy sự giảm đáng kể chỉ số ban đỏ và độ đàn hồi của da được cải thiện đã được quan sát thấy ở nhóm được tiêm độc tố botulinum. Tuy nhiên chi phí điều trị tốn kém và phải tiêm nhắc lại nhiều lần.

Lời khuyên: Khi nhận thấy làn da bùng phát mụn, bạn không nên tự ý bôi thoa hay uống thuốc mà nên đến gặp bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cách điều trị. Việc xử lý mụn sai cách có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ để lại sẹo thâm. 

Tại O2 SKIN – Phòng khám chuyên khoa da liễu, sẽ có các bác sĩ soi da, xác định tình trạng mụn và nguyên nhân. Từ đó lập phác đồ điều trị cá nhân hóa, phù hợp với khách hàng, đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt ưu. 

Khám Mụn trứng cá đỏ tại O2 SKIN

Bác sĩ O2 SKIN đang soi da và thăm khám tình trạng mụn của khách hàng để tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Đồng thời, để chấm dứt tình trạng bùng mụn và đạt hiệu quả cao, bác sĩ sẽ chia theo từng giai đoạn điều trị cho khách hàng đó là phục hồi bảo vệ da, kiểm soát viêm mụn và điều trị thâm, ngăn ngừa biến chứng sau mụn. Đặc biệt, tùy tình trạng mụn, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp điều trị như thuốc uống/ bôi, lấy nhân mụn, peel da, laser,…. để giảm sưng viêm, thâm mờ và giúp da khỏe hơn. 

Trị mụn trứng cá đỏ tại O2 SKIN

Bên cạnh thuốc uống/ bôi, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp hiện đại như laser để điều trị mụn và giải quyết các vấn đề thâm, sẹo,… hiệu quả.

Minh chứng cụ thể cho tình trạng tự ý bôi các sản phẩm không rõ nguồn gốc và điều trị những nơi không uy tín khiến làn da bùng phát mụn nghiêm trọng, đó là trường hợp của bạn Mai Thị Hợp (24 tuổi, Cần Thơ)

Nhận thấy làn da nhiều mụn viêm, mụn ẩn và thâm sạm của mình ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống, Hợp đã quyết tâm đến O2 SKIN để điều trị. Tại đây, sau quá trình soi da và thăm khám, bác sĩ nhận định tình trạng da của bạn đang bị nhiễm corticoid

Theo đó, bác sĩ chia thành 2 giai đoạn cho phác đồ điều trị tình trạng mụn của bạn như sau: Sử dụng thuốc uống, thuốc bôi và chiếu ánh sáng để làm khô nhân mụn, để dễ dàng xử lý. Đến khi kiểm soát tình trạng mụn và viêm, bác sĩ đề xuất peel da nhằm cải thiện tình trạng thâm mụn, sạm và không đều màu da.

Nhờ kiên trì và tin tưởng phác đồ điều trị của bác sĩ O2 SKIN, chỉ sau khoảng 3 tháng, làn da của Hợp đã cải thiện đến 80%, da không còn đổ nhiều dầu, mụn ẩn, mụn viêm và các thâm mụn cũng giảm đáng kể. Giờ đây, với làn da mịn màng, sáng khỏe như hiện tại Hợp cảm thấy rất vui vì có thể tự tin hơn khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.

> Hãy liên hệ ngay O2 SKIN đặt hẹn và được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để điều trị mụn, sớm có được làn da mịn màng, sáng khỏe!

5. Cách ngăn ngừa tình trạng mụn trứng cá đỏ

Khi da bị mụn trứng cá đỏ, bạn nên chăm sóc da nhẹ nhàng, tập trung vào làm sạch và dưỡng ẩm cũng như sử dụng kem chống nắng. Bởi vì sự suy giảm chức năng hàng rào biểu bì cũng như tính chất nhạy cảm và dễ bị kích ứng của da mặt. Một số sản phẩm bọt rửa mặt, kem chống nắng và kem dưỡng ban đêm có thể cải thiện chức năng giữ ẩm cho da và hàng rào bảo vệ da. 

Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng mụn trứng cá đỏ bạn cũng cần chú ý: 

  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa acid, hương liệu,… có thể gây kích ứng.
  • Tránh sử dụng những sản phẩm có chứa các loại bột kim loại, acid oleic,… với tác dụng làm sáng da.
  • Không nên chà xát hay cào gãi nốt mụn trên da.
  • Không nên ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ,….
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngủ sớm, đủ giấc mỗi ngày,… 
  • Khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

cách ngừa mụn trứng cá đỏ

Vệ sinh da sạch sẽ và sử dụng sản phẩm phù hợp cũng có thể ngăn ngừa mụn hiệu quả. 

Tóm lại, mụn trứng cá đỏ không thể điều trị khỏi hoàn toàn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên bạn có thể kiểm soát và giảm tình trạng này hiệu quả nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị. Do đó, ngay khi bị mụn hoặc mụn trứng cá đỏ bạn nên đến ngay phòng khám da liễu uy tín, có bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị khoa học, hiệu quả tối ưu.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Mụn trứng cá đỏ có gây ngứa hay khó chịu không?

Tùy vào từng trường hợp, mụn trứng cá đỏ có thể kèm theo các cảm giác như đau nhức, ngứa hoặc gây châm chích trên da.

6.2. Điều trị mụn trứng cá đỏ mất bao lâu?

Thời gian điều trị mụn trứng cá đỏ đạt hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng mụn, phác đồ điều trị, cơ địa,… Cụ thể, bạn có thể mất khoảng vài tuần đến vài tháng mới thấy sự cải thiện của làn da.

6.3. Có thể điều trị mụn trứng cá đỏ khỏi hoàn toàn không?

Mụn trứng cá đỏ thuộc một bệnh lý về da, nên không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có cách để kiểm soát tình trạng mụn và giảm các triệu chứng của mụn trứng cá đỏ như sử dụng thuốc, điều trị laser,… theo chỉ định của bác sĩ.

Nguồn tham khảo

  1. Poonam Sachdev. How to Manage and Treat Rosacea. 06/11/2023. https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/understanding-rosacea-basics (đã truy cập 20/09/2024)
  2. Shannon Johnson . Rosacea: Types, Causes, and Remedies. 01/10/2019. https://www.healthline.com/health/skin/rosacea (đã truy cập 20/09/2024)
  3. Rosacea. 17/10/2023. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rosacea/symptoms-causes/syc-20353815 (đã truy cập 20/09/2024)
  4. Rosacea. 12/04/2023. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12174-rosacea (đã truy cập 20/09/2024)

Bài viết cùng chuyên mục

Chia sẻ 7 cách giảm sưng sau khi nặn mụn hiệu quả tại nhà 

Chia sẻ 7 cách giảm sưng sau khi nặn mụn hiệu quả tại nhà 

Bị sưng đỏ tại vị trí nặn mụn là một tình trạng khá thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Vậy những tác nhân…
Xem Chi Tiết
Mặt mụn có nên dùng nước tẩy trang không? Lưu ý bạn nên biết

Mặt mụn có nên dùng nước tẩy trang không? Lưu ý bạn nên biết

Khi làn da bị mụn, việc skincare càng cần được chú trọng hơn để ngăn ngừa mụn nặng thêm hay lan sang vùng da khác.…
Xem Chi Tiết
Mụn mọc ở lông mày: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Mụn mọc ở lông mày: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Mọc mụn ở lông mày không chỉ gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt mà còn gây khó khăn…
Xem Chi Tiết
Ăn lựu có nổi mụn không và cách ăn lựu đúng để tốt cho làn da

Ăn lựu có nổi mụn không và cách ăn lựu đúng để tốt cho làn da

Lựu là trái cây được nhiều người ưa chuộng bởi vị thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng có một số ý kiến thắc mắc…
Xem Chi Tiết
Giấm táo trị mụn được không? Cách sử dụng giấm táo trị mụn an toàn

Giấm táo trị mụn được không? Cách sử dụng giấm táo trị mụn an toàn

Giấm táo là một trong những nguyên liệu được nhiều bạn sử dụng để làm đẹp, đặc biệt là điều trị mụn. Tuy nhiên, giấm…
Xem Chi Tiết
Mặt nổi mụn lấm tấm: Đặc điểm, nguyên nhân và cách điều trị

Mặt nổi mụn lấm tấm: Đặc điểm, nguyên nhân và cách điều trị

Da mặt nổi mụn lấm tấm dù không gây đau nhức nhưng lại khiến làn da kém mịn màng và mất thẩm mỹ. Vậy đâu…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook