Peel da là gì và có tốt không? Quy trình peel da chuẩn y khoa

BS CKI Nguyễn Quỳnh Thi

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKI Nguyễn Quỳnh Thi

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Trong những năm gần đây, peel da được biết đến nhiều hơn nhờ khả năng trị mụn và cải thiện làn da trắng sáng, mịn màng. Chính vì thế mà phương pháp peel da được không ít người lựa chọn khi làn da gặp các vấn đề như mụn, lỗ chân lông to, thâm sạm,… Vậy peel da là gì và có tốt không? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.

1. Peel da là gì?

Peel da là phương pháp thay da sinh học, làm đẹp da bằng các hoạt chất hóa học từ lâu đã phổ biến trong điều trị chống lão hóa, trẻ hóa da mặt, làm sáng da và điều trị mụn trứng cá.

Peel da hoạt động dựa trên cơ chế thay da tự nhiên của cơ thể. Khi các hợp chất hóa học tác động lên da sẽ tạo ra tổn thương có kiểm soát, phá vỡ các liên kết thượng bì, làm bong tróc tế bào sừng, kích thích da tự tái tạo thông qua việc sản sinh collagen và các tế bào mới.

Peel da là gì

Peel da hóa học kích thích tế bào da bong tróc và tái tạo làn da mới.

2. Các cấp độ peel da bạn cần biết

Peel da hóa học được chia làm 4 cấp độ cơ bản gồm peel rất nông, peel nông, peel trung bình và peel sâu. Các cấp độ này được xác định dựa vào độ sâu mà acid sử dụng trong thủ thuật peel tác động đến.

2.1. Peel rất nông

Peel rất nông (stratum corneum) là cấp độ peel da mặt nhẹ nhất, tác động ở độ sâu khoảng 0,06 mm. Ở độ sâu này, peel da mang lại tác dụng loại bỏ lớp sừng già cỗi, bụi bẩn trên bề mặt da và làm sạch tế bào chết.

2.2. Peel nông

Peel nông sử dụng hoạt chất peel làm bong lớp thượng bì từ lớp hạt lên đến lớp đáy (chiều sâu khoảng 0,45 mm). Cấp độ peel này được sử dụng để điều trị các nếp nhăn nhỏ, mụn trứng cá, da không đều màu và da khô.

2.3. Peel trung bình

Peel trung bình sử dụng hoạt chất peel tác động qua hết lớp thượng bì đến phần nhú trung bì, độ sâu khoảng 0,6mm. Peel trung thường được sử dụng trong trường hợp da tổn thương da do ánh nắng, đồi mồi, sẹo mụn, nếp nhăn từ nhỏ đến trung bình.

2.4. Peel sâu

Peel sâu tác động đến lớp hạ bì trung bình của da (midreticular dermis) ở chiều sâu khoảng 0,8 mm. Đây là tầng liên quan tới việc hình thành các nếp nhăn, độ mỏng, dày và căng của da. Vì vậy, peel sâu phù hợp với trường hợp có nếp nhăn, lỗ chân lông, sẹo mụn sâu, đồi mồi và tàn nhang. Đây là thủ thuật mạnh, có thể gây tổn thương mất sắc tố nên cần được thăm khám và theo dõi thận trọng.

Lưu ý: Việc lựa chọn cấp độ peel tùy vào tình trạng da của mỗi người, thời gian điều trị và nhu cầu cải thiện làn da. Để lựa chọn được cấp độ peel da phù hợp, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn.

3. Điểm danh 4 tác dụng của peel da

Dưới đây là các tác dụng peel da nổi bật mà bạn không nên bỏ qua:

3.1. Trị mụn trứng cá

Peel da cải thiện đáng kể các tình trạng mụn trứng cá thông qua cơ chế tăng đào thải phần da sừng chết gây bít tắc lỗ chân lông, giảm tiết dầu nhờn, giảm viêm đỏ. Qua đó, peel da mụn mang đến các hiệu quả như:

  • Làm sạch bề mặt da, giảm nhờn, hạn chế mụn mới hình thành.
  • Mụn mủ, mụn bọc khô đầu mụn và nhanh xẹp.
  • Mụn đang viêm sớm gom nhân mụn, giúp lấy nhân mụn dễ dàng.
  • Mụn ẩn, mụn đầu đen tiêu nhân mụn hoặc bị đẩy lên bề mặt da.

Cấp độ peel phù hợp: Peel rất nông hoặc peel nông

3.2. Giảm sẹo mụn trứng cá

Mụn trứng cá (đặc biệt trường hợp mụn viêm) có thể để lại sẹo mụn, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tâm lý người bệnh.

Khi mụn lành lại, làn da tạo ra các sợi collagen mới để sửa chữa các tổn thương do da bị viêm tạo ra. Việc sản xuất sợi collagen mới có thể tạo ra các vết sẹo phì đại hoặc sẹo lõm. Phương pháp peel da có thể giúp giảm sẹo mụn hiệu quả bằng cách loại bỏ phần da sừng chết, kích thích tăng sinh collagen, hỗ trợ cải thiện các vết sẹo mụn mức độ nhẹ và còn mới.

Cấp độ peel phù hợp: Peel nông hoặc trung bình

3.3. Mờ thâm, làm đều màu da và cải thiện nám, tàn nhang

Hoạt chất peel giúp kích thích tái tạo tế bào da mới, tăng khả năng loại bỏ sắc tố Melanin một cách tự nhiên. Qua đó, các vết thâm sau mụn, nám và tàn nhang mờ dần, làn da trắng sáng đều màu và tươi tắn hơn.

Cấp độ peel phù hợp: Peel nông hoặc trung bình

3.4. Trẻ hóa da, giảm nếp nhăn

Peel da giúp tăng tốc độ tái tạo tế bào, sản sinh collagen để phục hồi và “sửa chữa” các tổn thương trên da. Nhờ vậy, làn da sau khi peel trở nên mịn màng, săn chắc và đàn hồi, các nếp nhăn cũng mờ dần đi.

Cấp độ peel phù hợp: Peel trung bình và peel sâu

có nên peel da không

Công dụng của peel da mặt gồm trị mụn trứng cá, mờ sẹo, giảm thâm – làm sáng da và chống lão hóa da.

4. Các hoạt chất sử dụng khi peel da

Tùy vấn đề da đang gặp phải mà bạn lựa chọn sản phẩm peel da phù hợp. Theo đó, có 5 hoạt chất thường được sử dụng trong peel da như:

  • Alpha Hydroxy Acid (AHA): Là một trong nhóm các axit gốc nước tự nhiên và được chiết xuất từ thực phẩm như Glycolic Acid chiết xuất từ mía đường, Lactic Acid chiết xuất từ sữa chua,… AHA có công dụng tẩy tế bào chết, hỗ trợ trị nám và làm sáng da, trị mụn, sẹo mụn nên thường có mặt hầu hết trong các loại mỹ phẩm.
  • Salicylic Acid (BHA): Đây là một dạng axit gốc dầu, có khả năng thẩm thấu sâu vào các lỗ chân lông, phá vỡ tế bào chết bị dính vào nhau, loại bỏ bã nhờn tắc nghẽn và kiểm soát lượng dầu dư thừa.
  • Tricloacetic Acid (TCA): Là một hợp chất gây ra tổn thương mô có kiểm soát, thông qua sự biến tính protein biểu bì và da. TCA đặc biệt hiệu quả trong việc trẻ hóa da, cải thiện nếp nhăn và sắc tố da, thâm mụn.
  • Hoạt chất dẫn xuất Vitamin A (Retinol): Chất này giúp điều trị mụn, giảm nhờn, se khít lỗ chân lông và trẻ hóa da.
  • Jessner: Là sự kết hợp giữa Alpha, Beta Hydroxy và Resorcinol giúp đạt hiệu quả cao trong điều trị mụn.

5. Peel da có tốt không? Ưu và nhược điểm khi peel da

Cùng tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của phương pháp peel da mặt để biết được peel da có tốt hay không, giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp rất được ưa chuộng trong phác đồ điều trị mà bác sĩ da liễu lựa chọn cho khách hàng.

5.1. Ưu điểm

Hỗ trợ cải thiện làn da hiệu quả: Peel da hỗ trợ trị mụn, kiểm soát nhờn, làm mờ thâm sẹo và đều màu da. Đồng thời cải thiện kết cấu da mịn màng và săn chắc hơn.

Không xâm lấn, không gây đau: Peel da chỉ gây châm chích nhẹ, không đau đớn. Triệu chứng này chỉ xuất hiện khi peel khoảng 5 – 10 phút, sau đó bạn sẽ được làm dịu da bằng cách chườm đá lạnh ngay sau khi peel.

Liệu trình điều trị ngắn: Liệu trình peel da ngắn, từ 2 – 3 lần với tình trạng mụn nhẹ và 5 – 7 lần với các trường hợp mụn nặng. Thời gian phục hồi sau peel khoảng 7 – 10 ngày tùy cơ địa.

Không cần nghỉ dưỡng sau khi thực hiện: Thành phần hoạt chất peel đã được kiểm chứng an toàn, ít gây kích ứng da, không gây sưng viêm nên sau khi điều trị bạn không cần dành nhiều thời gian nghỉ dưỡng.

Duy trì hiệu quả kéo dài: Sau khi peel kết hợp với chế độ chăm sóc da khoa học bạn sẽ duy trì được làn da trắng đẹp và mịn màng.

5.2. Nhược điểm

Không phải da nào cũng thực hiện được: Tùy tình trạng và tính chất da mà bác sĩ sẽ chỉ định có nên peel hay không. Đặc biệt là đối với làn da quá nhạy cảm, dễ kích ứng.

Cần chăm sóc da sau peel cẩn thận: Làn da sau khi peel rất yếu và nhạy cảm, cần chăm sóc đúng cách để nhanh hồi phục và hạn chế tổn thương da.

Rủi ro chọn nơi thực hiện không uy tín: Nếu chẳng may chọn phải cơ sở thực hiện không uy tín sẽ khó mang lại hiệu quả như ý, thậm chí có thể khiến tình trạng da tệ hơn ban đầu.

Dễ lạm dụng peel da: Vì peel da mang lại hiệu quả nhanh chóng với chi phí thấp nên có nhiều trường hợp peel như một thói quen định kỳ. Việc lạm dụng peel có thể khiến da mỏng yếu, khô ráp, kích ứng,…

5.3. Kết luận: Vậy peel da có tốt không?

Peel da là phương pháp tốt để hỗ trợ các vấn đề như mụn, kiểm soát nhờn, làm mờ thâm sẹo và đều màu da. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và an toàn, bạn chỉ nên peel da ở những địa chỉ uy tín.

6. Peel da có hại không?

Mặc dù mang đến rất nhiều lợi ích, tuy nhiên nếu không được thực hiện đúng cách thì peel da vẫn có thể gây hại và làm tổn thương da. Theo đó, việc lạm dụng phương pháp này có thể khiến da bị tổn thương, trở nên mỏng yếu, khô ráp, kích ứng,…

7. Ai nên và không nên thực hiện peel da?

Phương pháp peel da tuy mang lại hiệu quả cao nhưng không dành cho tất cả mọi người. Sau đây là các trường hợp nên và không nên peel da hóa học.

7.1. Trường hợp nên peel da

  • Da mụn ẩn, mụn bọc, mụn đầu đen, thâm mụn,…
  • Sẹo rỗ, sẹo thâm.
  • Da không đều màu, cháy nắng.
  • Da nhiều dầu, lỗ chân lông to.
  • Nám, tàn nhang, đồi mồi.
  • Da lão hóa, có nếp nhăn.
  • Da dày sừng tiết bã, dày sừng nang lông, dày sừng ánh sáng.

7.2. Trường hợp không nên peel da

  • Người có làn da đang bị nhiễm khuẩn, có vết bỏng hoặc vết thương hở, đặc biệt là vết thương do HSV1 gây ra.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Người đang bị các bệnh về da như vẩy nến, chàm, viêm da, trứng cá đỏ.
  • Người có tiền sử bị sẹo lồi.
  • Người không muốn thực hiện hoặc không hợp tác (không thể tránh nắng, đang dùng thuốc chống chỉ định lột).

Có nên peel da không

Để biết được có nên peel hay không, bạn nên gặp bác sĩ để thăm khám và tư vấn nhé.

8. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hiệu quả của peel da

Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của peel da bạn cần biết:

Chuyên môn bác sĩ da liễu: Bác sĩ giàu kinh nghiệm và có kiến thức chuyên sâu giúp việc peel da an toàn và hiệu quả hơn.

Hoạt chất và nồng độ của sản phẩm peel: Mỗi tình trạng da sẽ phù hợp với loại hoạt chất và nồng độ khác nhau. Chọn đúng sản phẩm peel sẽ khắc phục các vấn đề về da tốt hơn.

Cách chăm sóc da sau khi peel: Chăm sóc da đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi peel sẽ giúp da nhanh lành và hạn chế bị nhiễm trùng, tổn thương.

Tần suất peel da: Tần suất peel da hợp lý và theo chỉ định của bác sĩ mang đến hiệu quả cải thiện da tốt hơn. Nếu lạm dụng peel quá nhiều lần trong thời gian ngắn có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho da.

Địa chỉ thực hiện peel da: Cơ sở peel da uy tín, sử dụng sản phẩm chính hãng, quy trình đạt chuẩn y khoa giúp peel da hiệu quả, đảm bảo an toàn khi thực hiện.

9. Cần chuẩn bị gì trước khi peel da?

Chuẩn bị trước khi peel da cũng như nắm rõ lưu ý và thảo luận những mong muốn với bác sĩ sẽ giúp kết quả điều trị của bạn tốt hơn.

Thảo luận với bác sĩ

Trước khi thay da sinh học, bác sĩ có thể hỏi một số điều sau:

  • Bệnh sử của bạn: Câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý, loại thuốc đang hoặc đã sử dụng và các phương pháp điều trị – chăm sóc da đã từng thực hiện, tiền căn sẹo xấu, chậm lành thương.
  • Kiểm tra sức khỏe: Bác sĩ sẽ khám da và khu vực cần được điều trị để xác định loại peel nào phù hợp với bạn.
  • Thảo luận về mong muốn của bạn: Trao đổi với bác sĩ về các mong muốn thay đổi làn da. Qua đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về quá trình điều trị và kết quả đạt được sau khi thực hiện.

Một số lưu ý trước khi peel da

Tùy vào cấp độ peel mà bác sĩ yêu cầu bạn lưu ý một vài điều sau:

  • Uống thuốc kháng vi-rút: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn kháng vi-rút trước và sau khi peel da để ngăn ngừa nhiễm vi-rút.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều trước khi peel da có thể khiến sắc tố da không đều ở các vùng được điều trị. Vì vậy bạn cần tránh phơi nắng hoặc tắm nắng tối thiểu 1 tuần trước khi peel.
  • Tránh một số phương pháp điều trị thẩm mỹ và sản phẩm tẩy lông: Khoảng một tuần trước khi peel da, bạn nên ngừng sử dụng các kỹ thuật tẩy lông hoặc thuốc tẩy lông
  • Không dùng sản phẩm có tác dụng tẩy tế bào chết: Bạn nên tránh dùng các sản phẩm gốc acid, gây kích thích da hoặc bong lột da (như retinoids, AHA, BHA, BPO) ít nhất 1 tuần trước khi peel.

10. Quy trình peel da chuẩn y khoa

Quá trình peel da chuẩn y khoa sẽ bao gồm 5 bước sau:

10.1. Bước 1: Làm sạch da và thoa Vaseline lên các vùng da nhạy cảm

Bạn sẽ được làm sạch da cẩn thận với sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt dành cho da dầu mụn để lấy đi bụi bẩn, bã nhờn dư thừa. Sau đó, các bạn điều dưỡng sẽ thoa Vaseline lên vùng da quanh mắt, khóe mũi, khóe miệng để tránh axit tác động gây kích ứng các vùng da này.

10.2. Bước 2: Tiến hành peel da

Điều dưỡng sử dụng cọ hoặc gạc miếng để thoa dung dịch hóa học lên da (axit glycolic, axit salicylic hoặc TCA). Vùng da được điều trị sẽ bắt đầu có cảm giác châm chích nhẹ, có thể hơi ửng hồng hoặc sương trắng.

Quy trình Peel da

Tùy cấp độ peel mà điều dưỡng sử dụng hoạt chất và nồng độ peel phù hợp.

10.3. Bước 3: Trung hòa da

Sau khi peel, điều dưỡng sẽ dùng gạc mềm ngâm trong dung dịch Aloe Neutralizer để lau đi lớp sản phẩm peel, giúp làn da cảm thấy dễ chịu hơn.

10.4. Bước 4: Làm dịu da

Thông thường khi vừa mới peel xong, da bạn sẽ cảm thấy hơi rát và châm chích, nên điều dưỡng sẽ chườm khăn lạnh để làm mát và dịu da.

10.5. Bước 5: Vệ sinh da, thoa kem dưỡng ẩm và chống nắng

Sau đó, điều dưỡng làm sạch lại da một lần nữa, thoa kem dưỡng ẩm chứa HA để cấp ẩm và bôi kem chống nắng bảo vệ da.

11. Làn da sau khi peel như thế nào?

Nắm rõ các triệu chứng của da sau khi peel giúp bạn biết cách chăm sóc và không quá lo lắng cho đến khi quá trình bong da kết thúc.

  • Da có thể hơi đỏ hồng vài giờ sau điều trị, nhạy cảm với nhiệt độ vài ngày sau điều trị, bạn có thể chườm lạnh làm dịu da nếu cần.
  • Da có thể bong tróc trong 3-7 ngày sau đó, có thể hơi ngứa nhẹ, đỏ hoặc tăng nhạy cảm.
  • Vài trường hợp có thể nổi những mụn đầu trắng nhỏ do việc đẩy chất nhờn và da sừng chết lên bề mặt da sau peel. Những nốt này thường sẽ tự mất đi sau đó, tuyệt đối ko tự cạy nặn tại nhà.

Kết quả sau khi peel da

Tuỳ vào hoạt chất peel và mục đích điều trị, peel da giúp hỗ trợ điều trị mụn và sẹo mụn (giảm viêm, gom cồi mụn, giảm nhờn, thông thoáng lỗ chân lông, cải thiện mụn ẩn); hoặc vấn đề sắc tố (giảm thâm mụn, sáng đều màu da) hoặc trẻ hoá da (da mịn màng, nhỏ lỗ chân lông, cải thiện nếp nhăn nông).

12. Cách chăm sóc da sau khi peel

Sau khi peel, đây là lúc làn da cần được bảo vệ và chăm sóc đúng cách để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, ngăn ngừa tổn thương da.

  • Tránh nắng: Không nên phơi nắng trực tiếp, bạn nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng SPF30+ trở lên ít nhất 1-2 tuần sau peel.
  • Không cạy, gỡ mài: Việc cạy gỡ mài khi da đang trong quá trình bong tróc sẽ khiến lớp da non yếu đi, ảnh hưởng đến chức năng đề kháng của da.
  • Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ: Ngay sau khi peel làn da có thể nhạy cảm hơn nên chỉ sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không xà phòng để làm sạch.
  • Dưỡng ẩm cho da: Làn da mới bong tróc rất cần được dưỡng ẩm. Bạn có thể dùng loại kem dưỡng ẩm và xịt khoáng phù hợp để cấp ẩm cho da mà không gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
  • Không dùng sản phẩm tẩy tế bào chết: Tránh sử dụng các sản phẩm tẩy da chết/bong lột da như retinoid, AHA, BHA tối thiểu 7-10 ngày sau peel.

13. Có nên peel da tại nhà không? Lời khuyên từ bác sĩ O2 SKIN

Mỗi tháng Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận từ 90 – 150 trường hợp đến để điều trị biến chứng do tự ý sử dụng peel da không rõ nguồn gốc tại nhà. Có thể thấy, việc tự peel da không đúng cách tại nhà và sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc có thể gây ra nhiều tổn thương da như nhiễm trùng, phỏng da, sưng tấy đỏ, sẹo vĩnh viễn, sắc tố da thay đổi vĩnh viễn.

Để tránh “tiền mất tật mang”, bạn nên peel da ở các cơ sở uy tín, có bác sĩ da liễu thăm khám và tư vấn để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Gợi ý cho bạn, phòng khám O2 SKIN là một trong những địa chỉ được nhiều khách hàng quan tâm và tin chọn hiện nay.

Khi đến phòng khám O2 SKIN, bạn sẽ được khám da cẩn thận bởi các bác sĩ da liễu chuyên môn giỏi và dày dặn kinh nghiệm. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ xây dựng liệu trình peel, chỉ định hoạt chất và nồng độ peel phù hợp với tình trạng da của bạn. Cam kết tư vấn trung thực, chính xác và không chèo kéo.

O2 SKIN cung cấp đa dạng dịch vụ peel như peel trị mụn, peel trị thâm,… phù hợp với nhu cầu của bạn. Quy trình peel chuẩn y khoa và được thực hiện bởi các điều dưỡng giàu kinh nghiệm, đảm bảo an toàn và tránh làm tổn thương da. Hơn nữa, sau khi peel bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc da tại nhà để làn da nhanh hồi phục và tránh bị nhiễm trùng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm nhé.

Peel da chuẩn y khoa

Peel da an toàn và hiệu quả, cải thiện vẻ ngoài tươi tắn với O2 SKIN. Ảnh O2 SKIN

Ngoài ra, khi peel da tại O2 SKIN bạn không cần quá lo lắng về chi phí, bởi giá dịch vụ ở mức hợp lý, có giá ưu đãi dành cho học sinh – sinh viên. Đặc biệt, bạn chỉ cần thanh toán sau mỗi lần điều trị. (xem chi tiết bảng giá).

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp peel da. Nhìn chung, peel da tuy mang lại hiệu quả điều trị tốt cho các vấn đề về da nhưng bạn đừng quên lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện và thăm khám với bác sĩ da liễu trước để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, liên hệ ngay với O2 SKIN qua hotline 1900 3147 để được tư vấn nhé.

Câu Hỏi Thường Gặp

Có nên peel da không?

Peel da giúp cải thiện nhiều vấn đề về da như mụn trứng cá, thâm sau mụn, sẹo mụn, da lão hóa,… nhưng có một số trường hợp chống chỉ định peel da. Vì thế, để đảm bảo đạt hiệu quả như mong đợi cũng như an toàn cho da, bạn nên gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn cấp độ peel và hoạt chất peel phù hợp nhé. 

Peel da có đẩy mụn không?

Peel da có hiệu quả với mụn ẩn, vì vậy có thể gom cồi và đẩy mụn lên bề mặt da. Qua đó, bạn có xử lý các nhân mụn một cách dễ dàng. 

Peel da có hết mụn không?

Peel da hỗ trợ giảm sưng viêm, làm khô cồi và ngăn ngừa mụn mới hình thành hiệu quả. Thế nhưng để điều trị hết mụn thì chỉ peel da thôi là chưa đủ, mà cần kết hợp với nhiều phương pháp khác tùy vào tình trạng mụn, nguyên nhân gây mụn. Tốt nhất là bạn nên gặp bác sĩ da liễu để thăm khám và có phác đồ điều trị mụn phù hợp. 

Peel da bao nhiêu lần thì hiệu quả?

Thời gian peel da có hiệu quả còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng da, cấp độ peel, hoạt chất peel,… Chẳng hạn như với peel trị mụn, tác động bong da cũng sẽ nằm trong tiến trình đẩy nhân mụn và làm giảm viêm tại chỗ nên sẽ mất 3 – 5 lần peel da, mỗi lần cách nhau 2 – 4 tuần tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. 

Peel da bao nhiêu ngày thì bong da

Thời gian bong da thường mất khoảng 3 – 5 ngày hoặc lâu hơn là khoảng 1 tuần tùy cơ địa mỗi người. Bạn lưu ý không cạy gỡ mài để tránh làm tổn thương da, thay vào đó nên để da bong tự nhiên. 

Bà bầu có peel da được không?

Trong quá trình mang thai, thai phụ có thể gặp phải các vấn đề về da như nám, sạm, mụn trứng cá,… vì nội tiết tố thay đổi. Peel nông với hoạt chất Glycolic acid, Lactic acid được xem là an toàn trong thai kỳ, với Salicylic acid thì cần thận trọng cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ và chỉ nên sử dụng trên diện tích nhỏ. Vì vậy để cải thiện làn da ở phụ nữ mang thai bằng phương pháp peel, bạn cần được bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm thăm khám và tư vấn liệu trình cụ thể.

Peel da có làm mỏng da không?

Peel da không làm mỏng da nếu bạn thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ và không lạm dụng. Không chỉ không làm mỏng da, peel da còn kích thích tăng sinh collagen giúp làn da tươi mới và khỏe khoắn hơn. Hãy gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn liệu trình peel phù hợp với tình trạng da, đảm bảo đạt hiệu quả cải thiện da tối ưu.

Nguồn tham khảo

  1. Cleveland Clinic. Chemical Peels. 22 03 2021. https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/11010-chemical-peels (đã truy cập 12 03 2024).
  2. Ana Gotter. What You Should Know About Chemical Peels. 25 04 2023. https://www.healthline.com/health/chemical-peels (đã truy cập 12 03 2024).
  3. Mayo Clinic Staff. Chemical Peels. 21 01 2022. https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/chemical-peel/about/pac-20393473 (đã truy cập 12 03 2024).
  4. Teo Soleymani, MD; Julien Lanoue, MD; and Zakia Rahman, MD. A Practical Approach to Chemical Peels: A Review of Fundamentals and Step-by-step Algorithmic Protocol for Treatment. https://jcadonline.com/august-2018-chemical-peels/ (đã truy cập 27 03 2024).
  5. https://www.pacificderm.ca/wp-content/uploads/2013/07/Pre-and-Post-Care-Sheets-Chemical-Peel.pdf.

Bài viết cùng chuyên mục

Laser CO2 Fractional - Công nghệ làm đẹp tiên tiến nhất hiện nay

Laser CO2 Fractional - Công nghệ làm đẹp tiên tiến nhất hiện nay

Fractional CO2 Laser được xem là một kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay ứng dụng công nghệ ánh sáng, laser đi sâu vào da…
Xem Chi Tiết
Bật mí 14 cách trị sẹo mụn hiệu quả, mờ sẹo mịn da

Bật mí 14 cách trị sẹo mụn hiệu quả, mờ sẹo mịn da

Sau quá trình điều trị mụn, làn da thường xuất hiện những vết sẹo, thâm khiến bề mặt da không được láng mịn, làm cho…
Xem Chi Tiết
Sẹo mụn có tự hết không? Làm thế nào để hết sẹo mụn?

Sẹo mụn có tự hết không? Làm thế nào để hết sẹo mụn?

Mụn không chỉ gây ra những vấn đề tạm thời, mà còn để lại những dấu vết lâu dài dưới dạng sẹo khiến làn da…
Xem Chi Tiết
Các phương pháp trị sẹo rỗ hiệu quả nhất hiện nay

Các phương pháp trị sẹo rỗ hiệu quả nhất hiện nay

Trị sẹo rỗ phụ thuộc vào loại sẹo và mức độ sẹo nên phác đồ điều trị của mỗi người là khác nhau. Thông thường,…
Xem Chi Tiết
Có nên lăn kim trị sẹo rỗ không? Quy trình và lưu ý cần biết

Có nên lăn kim trị sẹo rỗ không? Quy trình và lưu ý cần biết

Sẹo rỗ không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, làm mất tự tin trong giao tiếp. Do đó, nhiều…
Xem Chi Tiết
Stratamed gel ngừa sẹo mụn hiệu quả

Stratamed gel ngừa sẹo mụn hiệu quả

Thuốc trị sẹo Stratamed là sản phẩm ngừa sẹo chuyên dành cho vết thương gây ra bởi mụn trứng cá. Phổ biến nhất ở hàm…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook