Rau má là một trong những nguyên liệu tự nhiên được nhiều bạn sử dụng để làm đẹp, đặc biệt là điều trị mụn. Tuy nhiên uống rau má có trị mụn không? Cách sử dụng và lưu ý gì khi điều trị mụn bằng cách này? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu giải đáp chi tiết nhé!
1. [Giải đáp] Rau má có trị mụn được không?
Rau má (tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urban) là một loại cây mọc ở những nơi ẩm ướt, bờ mương, thung lũng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Ấn Độ, Đông Nam Á và Malaysia cũng như vùng ôn đới của Trung Quốc, Hàn Quốc,… Với thành phần giàu chất xơ, vitamin A, vitamin C, vitamin B2,… rau má rất có lợi cho sức khỏe tổng thể cũng như làn da, cụ thể:
- Hoạt tính có khả năng kháng vi khuẩn C. acnes, từ đó hỗ trợ giảm mụn trứng cá hiệu quả.
- Thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, tăng sinh tế bào và kích thích quá trình chữa lành tổn thương trên da.
- Làm dịu da, giảm cảm giác ngứa trong trường hợp viêm da cơ địa.
- Thành phần Madecassoside trong rau má giúp giảm stress oxy hóa và viêm – các yếu tố gây tổn thương và lão hóa da.
Theo đó, nhiều bạn sử dụng rau má để chăm sóc da đặc biệt là điều trị mụn. Bởi vì rau má chứa madecassoside tinh khiết có khả năng ức chế việc sản xuất cytokine IL-1β tiền viêm do vi khuẩn C. Acnes gây ra. Bên cạnh đó, rau má còn chứa các hoạt chất methanol, aglycone, axit asiatic và axit madecassic được cho là có tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và bệnh về da nói chung. Tuy nhiên, tác dụng điều trị mụn của rau má vẫn còn đang được nghiên cứu. Do đó, bạn cần cẩn trọng trước khi áp dụng các mẹo trị mụn từ rau má để đảm bảo an toàn cho làn da.
Uống rau má có hết mụn không? Với nhiều chiết xuất có lợi, rau má được xem là một nguyên liệu trị mụn hiệu quả.
2. Gợi ý 5 cách dùng rau má để trị mụn
Nếu muốn sử dụng rau má để điều trị mụn, bạn có thể tham khảo các cách thực hiện dưới đây:
2.1. Uống nước rau má
Để điều trị mụn, nhiều bạn uống nước ép rau má để cải thiện tình trạng. Vậy chính xác uống rau má có trị mụn không? Trong Đông y, phần lớn trường hợp mụn đều có liên quan đến tình trạng nóng gan. Uống nước ép rau má sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, mát gan, từ đó cải thiện tình trạng mụn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rau má nhặt lá sâu, rửa sạch và ngâm trong nước muối từ 2 đến 3 tiếng.
- Bước 2: Cho rau má và 2 – 3 cốc nước lọc vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Cho hỗn hợp rau má qua rây để lọc lấy nước cốt.
2.2. Ăn canh rau má
Ăn canh rau má có thể giúp cơ thể hấp thụ các thành phần dưỡng chất. Điều này giúp mát gan, giải độc, cải thiện tình trạng mụn nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rau má nhặt sạch lá úa vàng, sâu rồi mang đi rửa sạch và để ráo.
- Bước 2: Ướp thịt cùng các gia vị tiêu, muối, đường, hạt nêm.
- Bước 3: Đặt nồi lên bếp rồi cho thịt vào xào. Khi thịt chín thì cho nước vào nồi nấu sôi, thêm rau má và nêm nếm cho khớp khẩu vị.
- Bước 4: Nấu canh rau má thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp.
2.3. Rửa mặt với nước ép rau má
Rửa mặt bằng nước ép rau má sẽ giúp làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn từ đó cải thiện tình trạng mụn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rau má rửa sạch rồi cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, đun sôi.
- Bước 2: Để nguội nước rau má, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần.
- Bước 3: Mỗi buổi sáng, bạn lấy một ít nước rau má rửa mặt, massage nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trên da.
- Bước 4: Rửa mặt lại với nước ấm và lau khô.
2.4. Đắp mặt nạ rau má mật ong
Mật ong có chứa nhiều vitamin B, chất chống oxy hóa,… có khả năng cải thiện viêm nhiễm. Do đó, mặt nạ kết hợp từ rau má và mật ong có thể cải thiện tình trạng mụn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch và ngâm rau má với nước muối pha loãng 2 – 3 tiếng. Sau đó bạn rửa rau má lại với nước sạch.
- Bước 2: Xay nhuyễn rau má rồi dùng rây lọc để lấy nước cốt.
- Bước 3: Bạn cho 1 – 2 thìa mật ong vào nước cốt rau má rồi khuấy đều.
- Bước 4: Rửa sạch mặt rồi đắp hỗn hợp rau mặt nạ rau má, mật ong lên da khoảng 15 phút.
- Bước 5: Sau đó, bạn rửa da sạch với nước rồi bôi kem dưỡng da.
Nhiều bạn đắp mặt nạ từ rau má và mật ong để cải thiện tình trạng mụn.
2.5. Đắp mặt nạ rau má sữa chua
Sữa chua có khả năng chống viêm và giảm sưng đỏ do mụn gây ra. Việc kết hợp rau má và sữa chua trong quá trình làm đẹp không chỉ giúp da giảm mụn, sáng khỏe và hồng hào.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch rau má rồi cho vào máy xay sinh tố cùng 1 – 2 cốc nước lọc.
- Bước 2: Xay nhuyễn hỗn hợp rồi cho qua rây để lọc lấy nước.
- Bước 3: Cho khoảng 2 thìa sữa chua vào hỗn hợp rau má trộn đều.
- Bước 4: Đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn, massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút.
- Bước 5: Bạn rửa sạch mặt với nước ấm và lau khô. Bạn kiên trì thực hiện phương pháp 2 – 3 lần/tuần để thấy rõ hiệu quả giảm mụn.
3. Những lưu ý khi dùng rau má trị mụn
Sau khi biết uống rau má có trị mụn không và cách sử dụng, bạn nên ‘bỏ túi’ một số lưu ý khi áp dụng dưới đây:
- Cách điều trị mụn bằng nguyên liệu thiên nhiên như rau má cần kiên trì thực hiện (ít nhất 1 – 2 tháng) để đạt được hiệu quả như mong muốn.
- Thoa kem chống nắng để bảo vệ da trước các tác nhân gây mụn như tia UV, khói bụi,…
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh để làn da căng tràn sức sống.
Lời khuyên: Rau má chỉ nên là phương pháp hỗ trợ để việc điều trị mụn đạt hiệu quả tốt và nhanh hơn. Với những người có nền da nhạy cảm, chỉ nên ăn hoặc uống rau má, hạn chế sử dụng rau má trực tiếp lên da vì có thể bị kích ứng. Tốt nhất khi xuất hiện mụn, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây mụn để có cách điều trị phù hợp.
Điều trị mụn chuẩn Y khoa, sở hữu làn da sáng khỏe cùng O2 SKIN
O2 SKIN là phòng khám chuyên điều trị mụn chuẩn Y khoa với hơn 9 năm kinh nghiệm. Đơn vị đồng hành cùng hơn 489.000 khách hàng điều trị mụn thành công, lấy lại làn da sạch mụn, mịn màng và sáng khỏe nhờ sở hữu nhiều thế mạnh:
O2 SKIN là phòng khám duy nhất chỉ chuyên sâu điều trị mụn với 9 năm kinh nghiệm, mỗi ngày điều trị cho hơn 1.500 khách hàng. >> Nếu làn da bị mụn ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì bạn nên liên hệ O2 SKIN ngay để thăm khám và điều trị mụn chuẩn Y khoa. |
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc uống rau má có trị mụn không. Nhìn chung, chưa có nghiên cứu nào trực tiếp cho thấy rau má có thể loại bỏ mụn. Do đó bạn nên cẩn trọng khi áp dụng các cách điều trị mụn tại nhà bằng rau má. Tốt hơn hết khi mụn xuất hiện trên da, bạn nên thăm khám ở cơ sở da liễu uy tín để được thăm khám và tư vấn cách điều trị hiệu quả.