Uống hà thủ ô có bị nổi mụn không? Điều quan trọng nên biết

BS CKII Đoàn Thị Thiện Tâm

Tham vấn y khoa bài viết:

BS CKII Đoàn Thị Thiện Tâm

Chuyên khoa Da Liễu
Xem thêm thông tin bác sĩ

Hà thủ ô từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, nổi tiếng với công dụng làm đen tóc, bồi bổ sức khỏe và làm đẹp da. Tuy nhiên vẫn có nhiều người không khỏi băn khoăn liệu uống hà thủ ô có bị nổi mụn không. Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này, đừng bỏ qua nhé.

Uống hà thủ ô có bị nổi mụn không

Dược liệu hà thủ ô có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và làn da, cùng tìm hiểu liệu uống hà thủ ô có bị lên mụn không trong bài viết. 

[Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị nổi mụn không?

Uống hà thủ ô có thể gây nổi mụn ở một số người bởi vì hà thủ ô có tính ôn (ấm). Theo Y học cổ truyền, việc sử dụng quá liều lượng hoặc kết hợp hà thủ ô với nhiều loại thực phẩm khác cũng có tính ấm có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng nhiệt trong cơ thể, gây nóng trong và nổi mụn.  

Những tác dụng của hà thủ ô với làn da và sức khỏe

Là dược liệu được nhiều người sử dụng, đặc biệt là trong Đông y, hà thủ ô mang lại các lợi ích tốt cho làn da và sức khỏe như sau: 

Hỗ trợ làm đẹp da & làm chậm lão hóa da

Trong hà thủ ô có các hợp chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào da khỏi sự tấn công của các gốc tự do – nguyên nhân chính gây lão hóa da. Bên cạnh đó, hoạt chất Resveratrol trong dược liệu này còn có khả năng kháng khuẩn, hỗ trợ giảm viêm nhiễm trên da và ngăn ngừa sự phát triển của mụn trứng cá. Nhờ vậy, việc sử dụng hà thủ ô đúng cách có thể góp phần mang lại làn da sáng khỏe, giảm thiểu các vấn đề về mụn và duy trì vẻ tươi trẻ. 

Lợi ích của hà thủ ô với làn da

Nhờ các chất chống oxy hóa, hà thủ ô giúp làm giảm các dấu hiệu lão hóa, cho làn da mịn màng, hồng hào và sáng khỏe hơn.

Giúp tóc mọc dày và đen

Một trong những công dụng nổi bật và được nhiều người biết đến nhất của hà thủ ô là khả năng cải thiện sức khỏe mái tóc. Theo quan niệm Đông y, hà thủ ô có tác dụng bổ thận và tăng cường khí huyết, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho nang tóc. Sử dụng hà thủ ô giúp tóc trở nên chắc khỏe, đen mượt, giảm tình trạng rụng tóc, bạc tóc sớm và kích thích tóc mọc dày hơn.

Giảm tình trạng khó tiêu

Trong hà thủ ô có thành phần Anthranoid giúp tăng cường co bóp và kích thích nhu động ruột, đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất hiệu quả hơn. Chính vì vậy, những người có tình trạng tiêu hóa kém hoặc táo bón có thể xem xét sử dụng hà thủ ô như một giải pháp hỗ trợ cải thiện sức khỏe.

Bổ thận

Trong Y học cổ truyền, việc bổ sung hà thủ ô giúp tăng cường chức năng thận, bổ can thận và hỗ trợ cho thận hư, thận yếu. Dùng hà thủ ô đều đặn có thể giúp thận khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa các bệnh về thận. 

Lợi ích của hà thủ ô với sức khỏe

Hà thủ ô có công dụng bổ ích can thận, giúp tăng cường chức năng thận.

Cải thiện tình trạng thiếu máu

Nhờ tác dụng bổ huyết mạnh mẽ, hà thủ ô rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu. Dược liệu giúp kích thích sản sinh hồng cầu, tăng cường lượng huyết sắc tố, từ đó cải thiện các triệu chứng do thiếu máu gây ra như da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi, suy nhược. 

Ức chế trực khuẩn lao

Ngoài những tác dụng bồi bổ cơ thể, một số nghiên cứu khoa học bước đầu đã chỉ ra rằng các chiết xuất từ hà thủ ô có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh lao (Mycobacterium tuberculosis).

Đối tượng không nên uống hà thủ ô để tránh nổi mụn

Tuy hà thủ ô mang nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng nếu thuộc các đối tượng sau, bạn không nên sử dụng dược liệu này: 

  • Người bị mụn trứng cá.
  • Người có làn da dầu, dễ bị nổi mụn. 
  • Người thường ăn thực phẩm có tính ôn như khoai lang, cá chép,…

Ai không nên uống hà thủ ô

Người đang bị mụn trứng cá không nên sử dụng hà thủ ô vì có thể làm tình trạng mụn thêm trầm trọng.

Cách dùng hà thủ ô đúng cách, da khỏe đẹp

Để sử dụng hà thủ ô đạt hiệu quả như mong muốn, hạn chế gặp tình trạng lên mụn và ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần tuân theo liều lượng, thời điểm và lưu ý khi uống như sau: 

Liều lượng

Đối với hà thủ ô tươi, bạn có thể dùng từ 12 – 60g/ngày, còn nếu dùng hà thủ ô khô thì liều lượng thích hợp là khoảng 9 – 15g/ngày. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người và mục đích sử dụng mà cần điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Thời điểm

Thời điểm tốt để sử dụng dược liệu hà thủ ô là sau khi ăn sáng hoặc vào đầu giờ chiều. Lưu ý không uống hà thủ ô khi bụng đói vì có thể gây kích ứng dạ dày, gây đau bụng và khó chịu. 

Các thực phẩm nên và không nên kết hợp

Bạn có thể kết hợp sử dụng hà thủ ô với mật ong để tăng cường dưỡng chất bồi bổ gan thận, ngăn ngừa lão hóa da,… Đồng thời tránh sử dụng dược liệu này với các nguyên liệu có tính ôn khác như gừng, ớt, hạt tiêu,… và các thực phẩm có màu trắng như củ hành, tỏi, củ cải,… vì có thể làm giảm hiệu quả sử dụng và tăng nguy cơ nổi mụn. 

Nên làm gì nếu bị nổi mụn do uống hà thủ ô?

Nếu trong quá trình sử dụng hà thủ ô bị lên mụn, bạn hãy tham khảo cách khắc phục dưới đây: 

Ngừng uống hà thủ ô và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Điều đầu tiên và quan trọng là bạn nên tạm ngừng sử dụng hà thủ ô. Đồng thời, hãy rà soát lại chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế các loại thực phẩm có thể kích thích mụn như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thức ăn nhanh và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, hãy tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi, uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình thải độc tự nhiên của cơ thể và cung cấp đủ vitamin, khoáng chất cần thiết cho làn da khỏe mạnh.

Uống hà thủ ô bị nổi mụn nên làm gì

Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu rau củ quả để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất cho làn da khỏe mạnh.

Chăm sóc làn da đúng cách

Trong giai đoạn da đang bị mụn, việc chăm sóc da cẩn thận là rất cần thiết để tránh làm tình trạng mụn tồi tệ hơn.

Hãy duy trì thói quen làm sạch da 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với loại da của bạn. Lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm và đặc trị mụn không chứa dầu (oil-free), không gây bít tắc lỗ chân lông (non-comedogenic).

Đồng thời không nên tự ý nặn mụn hoặc chà xát da quá mạnh vì có thể gây viêm nhiễm, tổn thương da và để lại sẹo thâm. Đừng quên sử dụng kem chống nắng hàng ngày, ngay cả khi không ra ngoài trời nắng gắt để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.

Thăm khám da liễu

Nếu tình trạng mụn không thuyên giảm sau khi đã ngừng uống hà thủ ô và áp dụng các biện pháp chăm sóc da tại nhà thì bạn nên sớm đến gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ sẽ thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây mụn (có thể không chỉ do hà thủ ô mà còn do các yếu tố khác) và mức độ mụn của bạn. Dựa trên đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất để kiểm soát mụn hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng.

Điều trị mụn chuẩn Y khoa –  Da sạch khỏe, bạn tự tin

Phòng khám O2 SKIN mang đến dịch vụ khám và trị mụn chuyên sâu với đội ngũ bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm. Đến với O2 SKIN, bạn được bác sĩ thăm khám kỹ càng để xác định nguyên nhân gây ra mụn, qua đó xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa, phù hợp với tình trạng mụn của mỗi người, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Bác sĩ còn hướng dẫn chăm sóc da tại nhà, tư vấn chế độ ăn uống và lối sinh hoạt khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả như ý, hạn chế mụn tái phát.

Uống hà thủ ô bị nổi mụn nên khám da liễu

Bác sĩ soi da, thăm hỏi để xác định chính xác nguyên nhân gây mụn và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. 

Phòng khám công khai mức giá trị mụn minh bạch, thanh toán qua từng lần điều trị và đặc biệt có ưu đãi dành riêng cho học sinh – sinh viên để các bạn an tâm trị mụn mà không lo về chi phí. 

>> Liên hệ với O2 SKIN để trải nghiệm dịch vụ trị mụn chất lượng và lấy lại làn da sáng mịn, sự tự tin của bạn!

 

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc uống hà thủ ô có bị nổi mụn không. Có thể thấy đây là dược liệu có tính ôn, gây nóng trong và nổi mụn nếu không sử dụng đúng cách. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đạt kết quả tốt, tránh ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe bạn nhé.

Nguồn tham khảo

  1. Polygonum Multiflorum. 18 08 2020. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK548795/ (truy cập ngày 08 04 2025). 
  2. The hepatotoxicity of Polygonum multiflorum: The emerging role of the immune-mediated liver injury. https://www.nature.com/articles/s41401-020-0360-3 (truy cập ngày 08 04 2025). 

Bài viết cùng chuyên mục

Uống vitamin E có nổi mụn không? Nên làm gì nếu bị mụn?

Uống vitamin E có nổi mụn không? Nên làm gì nếu bị mụn?

Uống vitamin E có nổi mụn không là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về dưỡng chất này để cải thiện…
Xem Chi Tiết
Ăn khoai lang có nổi mụn không? Cách ăn đúng để da khỏe đẹp

Ăn khoai lang có nổi mụn không? Cách ăn đúng để da khỏe đẹp

Khoai lang được biết đến là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho làn da. Tuy nhiên cũng có…
Xem Chi Tiết
Ăn bắp có nổi mụn không? Làm gì để tránh nổi mụn khi ăn bắp?

Ăn bắp có nổi mụn không? Làm gì để tránh nổi mụn khi ăn bắp?

Bắp là một loại ngũ cốc nguyên hạt được nhiều người ưa thích nhờ hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Thế nhưng liệu…
Xem Chi Tiết
Ăn thanh long có nổi mụn không? Có lợi ích gì với da không?

Ăn thanh long có nổi mụn không? Có lợi ích gì với da không?

Thanh long là ‘siêu thực phẩm’ được yêu thích nhờ vào hương vị ngọt thanh và cung cấp đa dạng dưỡng chất tốt cho sức…
Xem Chi Tiết
Ăn chôm chôm có nổi mụn không? Mẹo ăn chôm chôm không lo mụn

Ăn chôm chôm có nổi mụn không? Mẹo ăn chôm chôm không lo mụn

Chôm chôm mang hương vị thơm ngon cùng thành phần giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe tổng thể và làn da. Tuy nhiên,…
Xem Chi Tiết
Ăn cóc có nổi mụn không? Lưu ý gì khi ăn để da khỏe đẹp?

Ăn cóc có nổi mụn không? Lưu ý gì khi ăn để da khỏe đẹp?

Quả cóc là một loại trái cây được nhiều người ưa thích bởi độ giòn cùng hương vị chua chua kích thích vị giác. Tuy…
Xem Chi Tiết

Chat Tư Vấn
Facebook

Chat Tư Vấn
Facebook