Mụn trứng cá thường trải qua nhiều giai đoạn từ lúc hình thành đến khi biến mất. Việc hiểu rõ vòng đời của mụn sẽ giúp bạn nhận diện được vấn đề và tìm được cách điều trị hiệu quả, hạn chế mụn tiến triển nghiêm trọng gây ra nhiều biến chứng khó khắc phục. Hãy cùng O2 SKIN tìm hiểu sâu hơn về các giai đoạn của mụn trong bài viết sau đây.
1. Khám phá vòng đời của mụn qua 4 giai đoạn
Vòng đời của mụn gồm có 4 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm, dấu hiệu và cách điều trị khác nhau. Cụ thể như sau:
1.1. Giai đoạn 1 – Giai đoạn sớm
Sự kết hợp giữa tế bào chết, bụi bẩn với chất bã được tiết ra từ tuyến bã nhờn tại nang lông, hình thành nên các vi nhân mụn (microcomedone) mà mắt thường không thấy được. Sự tích tụ bã nhờn và tế bào chết về cơ bản tạo thành một nút chặn lỗ chân lông, dẫn đến sự tích tụ nhiều hơn. Tại thời điểm này, tắc nghẽn trở thành một comedo đầy đủ và có 2 loại mụn thường gặp:
- Mụn đầu đen: Nhân mụn tiếp xúc với không khí, gây ra quá trình oxy hóa và có màu sẫm đặc trưng.
- Mụn đầu trắng: Nhân mụn được bao phủ bởi một lớp da mỏng và có màu sáng.
Ở giai đoạn này, bạn có thể xử lý bằng cách thay đổi thói quen chăm sóc da, chú trọng vào bước làm sạch, tẩy da chết để hạn chế bít tắc lỗ chân lông và giảm tiết dầu nhờn.
1.2. Giai đoạn 2 – Xuất hiện sẩn viêm
Nhân mụn xuất hiện ở giai đoạn đầu nếu không được xử lý, tạo ra môi trường yếm khí và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công gây nhiễm trùng bên trong lỗ chân lông. Tiếp đó các tế bào bạch cầu sẽ di chuyển đến để tiêu diệt vi khuẩn, tạo nên những nốt sẩn đỏ trên bề mặt da.
Lúc này, bạn nên điều chỉnh cách chăm sóc da với các sản phẩm chứa hoạt chất trị mụn kết hợp thuốc trị mụn dạng bôi theo chỉ định của bác sĩ để giảm tình trạng sưng đỏ và làm khô nhân mụn.
Mụn ở giai đoạn 2 sẽ là các nốt sẩn trên da, có thể đi kèm tấy đỏ.
1.3. Giai đoạn 3 – Quá trình viêm tiến triển
Bước vào giai đoạn 3, mụn trở nên sưng viêm nhiều hơn đi kèm mẩn đỏ, đau nhức khi chạm vào. Mặc dù không phải mọi nốt mụn đều tiến triển đến giai đoạn 3, nhưng khi đã tiến triển nó có thể xuất hiện một số dạng sau:
- Sẩn: Các nốt sưng đỏ, viêm.
- Mụn mủ: Các nốt sưng đỏ, viêm có trung tâm màu trắng chứa đầy mủ.
- Cục: Những cục u cứng, sâu bên dưới da.
- Nang: Các nốt mụn sâu, chứa đầy mủ bên dưới da.
Để điều trị mụn ở giai đoạn 3, có thể bạn cần phải dùng thuốc uống và thuốc bôi trị mụn để kháng khuẩn, giảm sưng viêm, loại bỏ tế bào chết, điều tiết dầu nhờn và làm se cồi mụn. Điều trị đúng cách không chỉ giúp tình trạng mụn được cải thiện mà còn hạn chế các vết thâm.
1.4. Giai đoạn 4 – Giai đoạn cuối của mụn nhọt
Quá trình viêm giảm bớt, mụn hết sưng đau, ổ viêm khu trú tại chỗ không lan rộng ra xung quanh, có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như ngứa tại nốt mụn, sự bong tróc da trên bề mặt, hoặc một số nốt mụn viêm tự vỡ thoát dịch mủ ra ngoài. Tất cả đều là các triệu chứng tự nhiên của vùng da xung quanh tự phục hồi.
Hầu hết mụn nhọt bắt đầu lành và co lại trong vòng một tuần. Thông thường, mụn đang lành sẽ trồi lên bề mặt da, khiến bạn có cảm giác muốn nặn mụn.
Vào giai đoạn 4, mụn sẽ giảm sưng viêm và bắt đầu lành lại.
2. Những nguyên nhân nào gây nổi mụn?
Mụn trứng cá có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
2.1. Yếu tố bên trong
Rối loạn nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt hay mãn kinh có thể làm tăng tiết bã nhờn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn.
Di truyền: Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến tình trạng da, bao gồm xu hướng phát triển mụn trứng cá từ gia đình. Nếu có người thân trong gia đình bị mụn thì khả năng cao bạn cũng sẽ gặp tình trạng này.
Căng thẳng quá mức: Căng thẳng kéo dài làm tăng sản xuất cortisol, gây kích thích tuyến bã nhờn và làm tăng mức độ nghiêm trọng của mụn.
Thiếu ngủ: Ngủ không đủ giấc ảnh hưởng tới sức khoẻ, dẫn tới tăng tình trạng stress về tinh thần, đồng thời thức khuya làm hàng rào bảo vệ da suy yếu từ đó da dễ mẫn cảm, thiếu ẩm và dễ kích ứng.
Chế độ ăn uống: Ăn quá nhiều các loại thực phẩm dầu mỡ, đồ ngọt, đồ chế biến sẵn,… có thể tác động đến một số hormone trong cơ thể, kích thích sản sinh bã nhờn và tăng nguy cơ nổi mụn.
2.2. Yếu tố bên ngoài
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Sản phẩm không phù hợp với loại da, tình trạng da có thể làm bít tắc lỗ chân lông và kích thích sự hình thành mụn.
Thói quen chăm sóc da không đúng cách: Rửa mặt quá nhiều hoặc sử dụng sản phẩm có hoạt chất quá mạnh có thể làm mất cân bằng dầu nhờn trên da và dễ dẫn đến mụn.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tia UV có thể làm tổn thương da và kích thích da sản xuất bã nhờn nhiều hơn, gây nên mụn trứng cá.
Môi trường ô nhiễm: Tiếp xúc với khói, bụi bẩn thường xuyên có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây kích ứng da, nổi mụn.
Thói quen cạy nặn mụn, chạm tay lên mặt: Chạm tay vào mặt thường xuyên hay cạy nặn mụn có thể đưa vi khuẩn lên da, tăng nguy cơ hình thành mụn hoặc khiến cho mụn tiến triển nặng hơn.
3. Làm thế nào để rút ngắn vòng đời của mụn?
Áp dụng 3 cách sau đây sẽ giúp bạn rút ngắn vòng đời của mụn, ngăn mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
3.1. Điều trị sớm với phương pháp chuẩn y khoa
Điều trị mụn sớm với phương pháp khoa học là cách để kiểm soát mụn hiệu quả, tránh mụn tiến triển nghiêm trọng khiến việc điều trị phức tạp hơn. Tốt nhất là bạn nên đến phòng khám da liễu uy tín để được bác sĩ xác định nốt mụn đang ở giai đoạn nào, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng cá thể, từng giai đoạn của mụn.
Là phòng khám tiên phong điều trị mụn chuẩn y khoa từ năm 2015, O2 SKIN sở hữu đội ngũ bác sĩ da liễu chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, đã điều trị thành công nhiều ca mụn từ đơn giản đến phức tạp. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ soi da cẩn thận và tư vấn phác đồ điều trị cá nhân hóa theo tình trạng da của bạn, phối hợp nhiều phương pháp như thuốc trị mụn, peel da, chiếu IPL,… để cải thiện triệu chứng và khắc phục tình trạng mụn.
Bác sĩ da liễu luôn đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình trị mụn.
Phòng khám cam kết quy trình điều trị đạt chuẩn y khoa, trang bị nhiều thiết bị hiện đại, sử dụng dược mỹ phẩm chính hãng và các điều dưỡng đều có tay nghề tốt. Đảm bảo điều trị và chăm sóc da nhẹ nhàng, an toàn, mang đến trải nghiệm dịch vụ thoải mái. Bên cạnh điều trị ở phòng khám, bạn còn được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc da tại nhà, hỗ trợ trị mụn và ngừa mụn tái phát.
Nhờ tuân thủ phác đồ của bác sĩ và sự kiên trì trong điều trị, nhiều khách hàng của O2 SKIN đã thành công trong việc trị mụn và lấy lại làn da láng mịn mơ ước. Nổi bật phải kể đến trường hợp của bạn Tuyết Trinh và Vũ Anh Tiến.
Tuyết Trinh: Cô bạn gặp tình trạng mụn viêm, mụn ẩn, mụn đầu đen nhiều ở trán và hai bên má. Tình trạng mụn càng trở nên tệ hơn khi Trinh sử dụng thuốc bắc khiến cô bạn rất lo lắng. Biết đến O2 SKIN trên mạng xã hội, Trinh đã thử đến thăm khám và quyết định điều trị nhờ sự tư vấn cặn kẽ của bác sĩ làm cho bạn cảm thấy an tâm và tin tưởng. Sau 1 tháng điều trị, làn da của Trinh cải thiện đáng kể, mụn giảm dần và da sáng mịn hơn.
Vũ Anh Tiến: Mụn bọc, mụn viêm nhiều ở má và cằm khiến Tiến cảm thấy rất tự ti và ngại giao tiếp với mọi người. Cậu bạn đã thử nhiều cách trị mụn theo hướng dẫn trên mạng nhưng mụn không hết, thậm chí là nổi lên nhiều hơn. Đây là lúc mà Tiến biết rằng mình cần chú trọng quan tâm chăm sóc da nên cậu bạn đã tìm đến O2 SKIN và bắt đầu hành trình trị mụn. Kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ, sau 3 tháng mụn đã bớt dần, da mịn màng và không còn thô ráp như trước.
>> Đặt hẹn ngay với O2 SKIN để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn trị mụn hiệu quả nhé!
3.2. Chăm sóc da đúng cách
Chăm sóc da khoa học sẽ giúp giảm tình trạng sưng viêm, củng cố hàng rào bảo vệ da và ngăn mụn quay trở lại. Bạn nên làm sạch da 2 lần/ngày với sản phẩm dịu nhẹ, tẩy tế bào chết định kỳ để giúp thông thoáng lỗ chân lông, giảm tiết dầu nhờn; dùng sản phẩm đặc trị mụn để kháng viêm, kháng khuẩn và làm se cồi mụn. Đồng thời dưỡng ẩm đầy đủ để cân bằng lượng dầu, da không bị khô và chống nắng bảo vệ da khi ra ngoài.
3.3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Ngoài điều trị mụn và chăm sóc da đúng cách, bạn cũng cần ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mụn. Về chế độ dinh dưỡng, bạn nên bổ sung đủ 4 nhóm chất (chất béo, tinh bột, đạm, vitamin và khoáng chất), uống nhiều nước và hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều đường, đồ đóng hộp… Song song đó là thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khỏe, ngủ đủ giấc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng quá mức.
Nhìn chung, hiểu rõ vòng đời của mụn và nhận diện đúng giai đoạn bị mụn sẽ giúp bạn tối ưu hiệu quả điều trị cũng như chủ động trong việc phòng ngừa mụn. Nếu gặp vấn đề với mụn, hãy nhanh chóng thăm khám da liễu để điều trị kịp thời, tránh để mụn nặng hơn dẫn đến các biến chứng không mong muốn.
4. Câu hỏi thường gặp
4.1. Khi bị mụn có nên nặn mụn không?
Nặn mụn chuẩn y khoa có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị nhưng cần được thực hiện đúng cách bởi các điều dưỡng giàu kinh nghiệm. Bạn không nên tự nặn mụn tại nhà vì có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến mụn trở nên nặng hơn.
4.2. Quá trình trị mụn mất bao lâu?
Thời gian điều trị mụn ở mỗi người là khác nhau, tùy vào tình trạng mụn, phương pháp sử dụng, cách chăm sóc da,… Trường hợp mụn nhẹ, tuân thủ đúng phác đồ thì bạn sẽ thấy làn da cải thiện sau 2 – 4 tuần. Đối với tình trạng mụn nặng, quá trình điều trị có thể kéo dài lâu hơn, khoảng 8 – 12 tuần hoặc trên 6 tháng.
4.3. Có những cách điều trị mụn nào hiện nay?
Mụn trứng cá có thể được điều trị bằng các phương pháp như thuốc trị mụn, lấy nhân mụn chuẩn y khoa, peel da trị mụn, chiếu IPL trị mụn, lăn kim trị mụn,… Tùy tình trạng mụn mà bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp phù hợp.
4.4. Nên làm gì để ngừa mụn tái phát?
Mụn là tình trạng mạn tính nên vẫn có thể tái phát ngay cả khi đã điều trị. Để phòng ngừa mụn quay trở lại, bạn nên chăm sóc da đúng cách, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, hạn chế các thói quen sờ chạm/cạy nặn mụn. Nếu mụn tái phát, bạn nên sớm thăm khám để điều trị kịp thời, tránh mụn tiến triển nặng.
4.5. Các vị trí mọc mụn nói lên điều gì?
Mỗi vị trí mọc mụn sẽ thể hiện nhiều điều về lối sống và sức khỏe của bạn. Chẳng hạn như mụn ở cằm có thể là do nội tiết rối loạn, thiếu ngủ; mụn ở trán và lông mày có thể do căng thẳng, hệ tiêu hóa không tốt; mụn quai hàm có thể do thay đổi nội tiết, thiếu ngủ,…